148-2020 - page 5

5
Thời sự -
ThứSáu 3-7-2020
SởNội vụTP.HCM
đềxuất phươngánmới
về thunhập tăng thêm
SởNội vụ đề xuất việc chi thu nhập tăng thêm
cho cán bộ, công chức, viên chức trên cơ
sở đánh giá dựa vào kết quả đầu ra thay cho
phương pháp tính theo số ngày làmviệc thực tế.
Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Trương Văn Lắm vừa
có tờ trình gửi UBND TP về kết quả hai năm thực hiện
Nghị quyết số 03/2018 của HĐND TP về chi thu nhập
tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu
vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do TP quản lý.
Theo nội dung tờ trình, Sở Nội vụ TP.HCM bổ sung
một số giải pháp mới trong đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức, viên chức để chi thu nhập tăng thêm trong
thời gian tới đây.
Thứ nhất, Sở Nội vụ đề xuất việc chi thu nhập tăng
thêm trên cơ sở đánh giá dựa vào kết quả đầu ra (tỉ lệ
hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; chất lượng
và hiệu quả công việc cụ thể) thay cho phương pháp
tính theo số ngày làm việc thực tế.
Thứ hai, Sở Nội vụ nghiên cứu bổ sung giải pháp
theo hướng phân cấp cho người đứng đầu các cơ quan,
đơn vị ban hành quy định đánh giá, phân loại cán bộ,
công chức, viên chức hằng quý gắn với hệ thống tiêu
chí cụ thể theo đặc thù của ngành, lĩnh vực. TP chỉ
hướng dẫn khung tiêu chí, mức điểm và phương thức
đánh giá, phân loại chung, không tiếp tục duy trì thực
hiện quy định chung thống nhất.
Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng đề nghị cấp có thẩm
quyền đánh giá cần rà soát kỹ về tỉ lệ hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ. Việc này đảm bảo sự phân hóa hợp lý
giữa các mức độ hoàn thành nhiệm vụ khác nhau,
không vì thành tích cá nhân mà làm sai lệch kết quả
đánh giá, phân loại cán bộ.
Đối với những ý kiến phản ánh về nguyên tắc tính “tỉ
lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của lãnh đạo, quản lý
không quá 50% số lượng lãnh đạo, quản lý”, Sở Nội vụ
cho biết sẽ kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy
để xem xét, có chỉ đạo thực hiện phù hợp với thực tiễn.
Sở Nội vụ TP.HCM cũng sẽ tiếp tục rà soát, kiến nghị
các cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung các đối
tượng được hưởng chính sách tăng thu nhập cho phù hợp.
Việc này nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động an tâm công tác.
Theo báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết
số 03/2018 của HĐND TP cho thấy việc đánh giá,
phân loại hằng quý cơ bản được triển khai nghiêm
túc, có chất lượng và công khai, minh bạch. Tỉ lệ công
chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trung bình hằng
quý đạt 97,5% so với tổng số công chức. Kinh phí chi
thu nhập tăng thêm trong năm 2018 là 2.768 tỉ đồng.
Dự toán kinh phí chi thu nhập tăng thêm năm 2019 là
7.236 tỉ đồng.
Đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19,
nhằm chia sẻ với người dân trong thời điểm phòng,
chống dịch bệnh, TP tiếp tục điều chỉnh giảm hệ số thu
nhập tăng thêm.
Cũng theo Sở Nội vụ, từ năm 2020, TP.HCM đã
mở rộng đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm
là người được tuyển dụng, làm việc theo chế độ hợp
đồng (Nghị định số 68/2000), với mức chi trả tối thiểu
3 triệu đồng/người/quý, do cơ quan, đơn vị tự cân đối.
TÁ LÂM
TP.HCMnỗ lực cao nhất
để vực dậy nền kinh tế
Cógần18.500doanhnghiệp thành lậpmới với tổng sốvốnđăngký gần
250.000 tỉ đồng; FDI thuhút hơn2 tỉUSD.
Theo Chủ tịch
UBND TP.HCM
Nguyễn Thành
Phong, sự phát triển
chậm lại của
TP. HCM sẽ tác
động trực tiếp đến
kết quả tăng trưởng
chung của cả nước.
Kinh tế TP.HCM đang có chuyển biến tốt
Với những quyết tâm, nỗ lực của TP, tình hình kinh tế - xã
hội quý II có sự chuyển biến tốt hơn so với quý I. Về quy mô,
TP.HCMvẫnđónggóp vàoGDP của cả nước trên25%và 27%
tổng thu ngân sách trong sáu tháng đầu năm.
500
tỉ đồng là số tiền TP.HCM đã
hỗ trợ hơn 510.000 đối tượng
bị ảnh hưởng bởi đại dịch (đạt
hơn 94% kế hoạch).
ĐỨCMINH
P
hát biểu tại hội nghị
trực tuyến toàn quốc
Chính phủ với các địa
phương sáng 2-7 tại đầu cầu
TP.HCM, Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành
Phong cho hay TP.HCM đã
tổ chức nhiều hoạt động để
vực dậy nền kinh tế.
Phấn đấu đi đầu
trong thực hiện
nhiệm vụ kép
Trong bối cảnhmọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội bị tác
động bởi đại dịch COVID-19,
chủ tịchUBNDTP.HCMđánh
giá vẫn có nhiều điểm sáng
đáng ghi nhận. Đáng chú ý,
khối lượng giải ngân các dự
án trên thực tế đạt hơn 18.000
tỉ đồng (đạt 43% kế hoạch
vốn, gấp bốn lần về mặt giá
trị tuyệt đối, gấp hơn ba lần
về tỉ lệ so với cùng kỳ).
Nhiều ngành dịch vụ vẫn
duy trì tốc độ tăng trưởng cao
như dịch vụ y tế, tài chính
ngân hàng; có gần 18.500
doanh nghiệp thành lập mới
với tổng số vốn đăng ký gần
250.000 tỉ đồng; FDI thu hút
hơn 2 tỉ USD… “Những kết
quả trên là tiền đề quan trọng
cho sự phục hồi kinh tế trong
giai đoạn bình thường mới”
- ông Phong nói.
Theo người đứng đầu chính
quyền TP.HCM, với vai trò
là một đô thị đặc biệt, một
trung tâm nhiều mặt của cả
nước, TPxác định phải nỗ lực
nhiều hơn, quyết tâm nhiều
hơn, bởi sự phát triển chậm
lại của TP sẽ tác động trực
tiếp đến kết quả tăng trưởng
chung của cả nước.
Trên tinh thầnđó, ôngPhong
cho biết cả hệ thống chính trị
và nhân dân TP.HCM sẽ vào
cuộc với tinh thần quyết liệt,
khẩn trương, phấn đấu đi đầu
thực hiện nhiệmvụ kép với nỗ
lực cao nhất, quyết tâm cao
nhất, điều hành đồng bộ, quyết
liệt, hiệu quả hơn. Đồng thời
đánh giá đúng hạn chế, yếu
kém để thay đổi tư duy, cách
nghĩ, cách làm để hành động
tốt hơn trong thời gian tới.
Tiêu điểm
TP.HCM: 8 nhiệm vụ
trọng tâm của
6 tháng cuối 2020
Tại hội nghị, Chủ tịch
UBND TP.HCM Nguyễn
Thành Phong cũng đã nêu
ra tám nhiệm vụ trọng tâm
của sáu tháng cuối năm 2020.
Một là TP.HCM kiên trì
theo đuổi, thực hiện nhiệmvụ
kép, đặc biệt trong tình hình
dịch bệnh COVID-19 được
dự báo sẽ còn diễn biến
phức tạp.
Hai là tập trung tổ chức
thành công đại hội đảng
bộ các cấp, tiến tới Đại hội
Đảng bộ TP lần thứ XI, hoàn
thành nội dung phục vụ đại
hội. Trong đó trọng tâm là
đề án điều chỉnh tỉ lệ phần
trăm các khoản thu phân chia
giữa ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương;
đề án không tổ chức HĐND
quận, phường; đề án thành
lập TP phía đông; sơ kết ba
năm thực hiện Nghị quyết 54
của Quốc hội về thí điểm cơ
chế, chính sách đặc thù phát
triển TP.HCM… 
Ba là triển khai thực hiện
có hiệu quả kết luận của Bộ
Chính trị, nghị quyết củaChính
phủ nhằmkhắc phục tác động
của đại dịch COVID-19, phục
hồi và phát triển kinh tế…
Bốn là tiếp tục triển khai
chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt
động văn hóa và xây dựng
nếp sống văn minh đô thị”;
xây dựng, đầu tư, nâng cấp hệ
thống thiết chế văn hóa TP…
Năm là triển khai chương
trình chuyển đổi số của TP
giai đoạn 2021-2025 và tầm
nhìn đến 2030. Tận dụng cơ
hội hiệp định thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu để tăng cường
lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ
phần mềm và nội dung số,
cũng như các lĩnh vực TP
có thế mạnh… Đồng thời,
triển khai giải pháp khôi
phục, phát triển ngành du
lịch, trước mắt là tập trung
phát triển thị trường nội địa,
lâu dài là thị trường quốc tế
khi mở lại đường bay với
các nước.
Sáu là tăng cường vai trò,
trách nhiệm của người đứng
đầu, xem việc thúc đẩy giải
ngân đầu tư công là nhiệm
vụ chính trị trọng tâm trong
năm 2020. TP tổ chức họp hai
tuần/lần để rà soát công tác
giải ngân đầu tư công, phấn
đấu đến hết tháng 10-2020
tỉ lệ giải ngân phải đạt trên
80%kế hoạch. Triển khai thực
hiện có hiệu quả nghị quyết
của Chính phủ cho phép áp
dụng thí điểm cơ chế, quy
trình đặc thù để rút ngắn thời
gian thực hiện bồi thường, hỗ
trợ tái định cư, bàn giao mặt
bằng dự án có thu hồi đất.
Bảy là đẩy nhanh tiến
độ triển khai các bước lập
quy hoạch kinh tế - xã hội
TP thời kỳ 2021-2030, quy
hoạch chung xây dựng TP;
tiếp tục đẩy nhanh tiến độ
hoàn thành và đưa vào khai
thác tuyến đường sắt đô thị
số 1 Bến Thành - Suối Tiên;
bàn giao mặt bằng chuẩn
bị khởi công tuyến đường
sắt số 2 Bến Thành - Tham
Lương…
Tám là tiếp tục đẩy mạnh
tiến độ triển khai các nội
dung theo kế hoạch của
UBND TP về thực hiện kết
luận của Thanh tra Chính
phủ về khu đô thị mới Thủ
Thiêm, Khu công nghệ cao.
Đồng thời, tham mưu cho
Thành ủy sớm ban hành nghị
quyết chuyên đề về tiếp tục
đầu tư xây dựng khu đô thị
mới Thủ Thiêm.•
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTBC
SởNội vụ đề xuất việc chi thu nhập tăng thêmcho cán bộ,
công chức trên cơ sở đánh giá dựa vào kết quả đầu ra.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook