148-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứSáu3-7-2020
mua tự chịu. Thậm chí có
người làm môi giới nhưng
tư vấn thông tin không đúng
sự thật khiến chủ đầu tư bị
khách hàng khiếu nại, dự án
mất uy tín.
Đáng chú ý, hiện nay nhiều
sàn giao dịch BĐS thường
tuyển dụng nhân viên là sinh
viênmới ra trường. Nhân viên
môi giới được đổi liên tục
nhằm khai thác tối đa lượng
khách hàng và giao dịch mới.
Những nhân viên này không
được đào tạo bài bản về BĐS
cũng như các kiến thức pháp
luật khác.
Đáng nói, cò đất, môi giới
nghiệp dư từ những thông tin
hạ tầng, đầu tư chưa được xác
thực đã thổi giá, dẫn đến tình
trạng sốt đất ảo ở nhiều địa
phương vùng ven TP.HCM.
Đơn cử như trường hợp sốt
đất ở huyện Châu Đức, Bà
Rịa-Vũng Tàu đầu năm nay.
Chỉ từ thông tin có tập đoàn
lớn dự định đầu tư dự án tại
khu vực này, cò đất đã nhanh
chóng bơm giá. Thực tế giá
đất tăng nóng chủ yếu do cò
và giới đầu cơ thao túng làm
giá. Khi chính quyền ra thông
tin cảnh báo, cơn sốt đã nhanh
chóng hạ nhiệt.
Một số dự án còn chưa
công bố mở bán, các môi
giới tại sàn đã lôi kéo khách
bằng cái gọi là “suất ngoại
giao”. Theo đó, người mua
sẽ được mua với mức giá
thấp hơn giá chính thức chủ
đầu tư đưa ra vào ngày mở
Văn Hậu cho rằng Bộ Xây
dựng nên quản lý môi giới
BĐS bằng công nghệ. Như
ở Singapore, mỗi nhân viên
môi giới đều được đào tạo
hành nghề, được cấp một tài
khoản và được cơ quan chức
năng của nước này quản lý.
Khách hàng, nhà quản lý, chủ
BĐS tra tài khoản để nắm
thông tin chi tiết về lộ trình
nghề nghiệp, bằng cấp chuyên
môn của từng nhân viên. Việc
áp dụng các ứng dụng công
nghệ để quản lý sẽ gia tăng
tính minh bạch, trách nhiệm
nhằm cải thiện chất lượng
hoạt động môi giới.
Nhiều ý kiến doanh nghiệp
góp ý cơ quan quản lý, cụ thể
là BộXây dựng, SởXây dựng
các địa phương cần tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra
việc hành nghềmôi giới BĐS.
Hiện nay, công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động môi giới,
đặc biệt là môi giới tự do, cò
đất đang còn bỏ ngỏ. Đây là
nguyên nhân chính khiến môi
trường môi giới méo mó và
nhiều tiêu cực.
Luật Kinh doanh BĐS
2014 đã quy định cụ thể về
điều kiện hành nghề môi giới
BĐS kèm theo những chế tài.
Theo Nghị định 139/2017
quy định chế tài xử phạt vi
phạm hành chính trong kinh
doanh BĐS, phạt tiền 10-15
triệu đồng đối với hành vi
kinh doanh dịch vụ môi giới
BĐS không có chứng chỉ
hành nghề. Phạt tiền 30-40
triệu đồng đối với một trong
các hành vi kinh doanh môi
giới BĐSmà không thành lập
doanh nghiệp theo quy định,
không đủ số người có chứng
chỉ hành nghề môi giới theo
quy định hoặc chứng chỉ hành
nghề hết thời hạn sử dụng…
Nhiềuýkiếncho rằngchế tài
xử lý vi phạm trong lĩnh vực
này còn nhẹ, chưa đủ sức răn
đe. Cơ quan chức năng cần có
những chế tài mạnh mẽ hơn
để chấn chỉnh hoạt động môi
giới ngày càng chuyên nghiệp
và đáng tin cậy.•
bán. Môi giới thiếu kiến thức,
thiếu kinh nghiệm sẽ bị các
sàn giao dịch ảo lợi dụng.
Như trường hợp một công ty
BĐS ở TP Thanh Hóa tuyển
dụng nhiều nhân viên môi
giới, dẫn khách hàng đi tìm
hiểu nhiều mặt bằng trên địa
bàn với chiêu bài “suất ngoại
giao” để chiếm đoạt tới hàng
chục tỉ đồng của khách hàng.
Siết chặt quản lý,
tăng mức xử phạt
Theo ông Lê Hoàng Châu,
ChủtịchHiệphộiBĐSTP.HCM
(HoREA), thời gian qua các
công ty môi giới được lập ra
quá dễ dàng. Luật quy định
tối thiểu chỉ cần hai người
có chứng chỉ hành nghề môi
giới là được thành lập công
ty. Một công ty 500 môi giới
nhưng chỉ cần hai người có
chứng chỉ là được hoạt động
hợp pháp. Do đó, nhân viên
kinh doanh mới vào nghề
Ở Singapore, mỗi
nhân viên môi giới
đều được đào tạo
hành nghề, cấp một
tài khoản và được
cơ quan chức năng
quản lý.
cũng có thể tự lập ra công ty.
Ông cho rằng với công
ty mới thành lập, số lượng
nhân viên 5-10 người thì có
thể chấp nhận có hai người
được cấp chứng chỉ hành
nghề. Thế nhưng với công
ty hoạt động ba năm trở lên
thì phải quy định bắt buộc
100% nhân viên môi giới có
chứng chỉ. Sở Xây dựng các
địa phương cần phải kiểm tra
và có chế tài xử lý nghiêmđối
với các công ty môi giới mà
nhân viên không có chứng
chỉ hành nghề môi giới BĐS.
Góp ý thêm, ông Nguyễn
QUANGHUY
T
rước thực trạng cò đất
nghiệp dư lộng hành thổi
giá, tạo sốt ảo, thậm chí
lừa đảo người mua bất động
sản (BĐS), các chuyên gia
cho rằng phải có giải pháp
quản lý để hướng đến một
thị trường dịch vụ môi giới
địa ốc chuyên nghiệp.
Cò đất nghiệp dư làm
méo mó thị trường
Những năm qua, cùng với
sự phát triển sôi động của thị
trường BĐS, số lượng môi
giới, cò đất cũng gia tăng.
Nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực môi giới, ông
NguyễnVăn Hậu, Tổng giám
đốc Công ty cổ phần BĐS
Asian Holding, cho biết năm
2014-2019 khi thị trường bùng
nổ thì môi giới cũng tăng về
số lượng lẫn hoạt động. Bên
cạnh số rất ít môi giới được
cấp chứng chỉ hành nghề thì
đa phần là cácmôi giới nghiệp
dư. Người người đều có thể
làm môi giới đất, từ bác xe
ôm, chị bán nước vỉa hè đến
sinh viên…
Chính những cò đất, môi
giới nghiệp dư không qua
đào tạo, chưa có chứng chỉ
hành nghề đã làm náo loạn
thị trường. Mục đích của họ
chỉ cần bán được hàng, không
quan tâm đến đạo đức nghề
nghiệp, chỉ cần lấy được tiền
môi giới, còn vấn đề pháp lý,
rủi ro thanh toán thì người
Môi giới bất động sản hiện nay
hoạt động không khác gì cò đất,
không ít môi giới bắt tay với nhà
đầu cơ tạo sốt ảo để trục lợi.
Tăng kiểm tra, siết cò đất
nghiệp dư lộng hành
Chỉ có 10% nhân viên môi giới có
chứng chỉ hành nghề
Theo thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, hiện có
khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới
BĐS, làmviệc trong các công tymôi giới, sàn giao dịch hoặc
hoạt động độc lập. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng
30.000 người có chứng chỉ hành nghề, tỉ lệ chỉ 10%.
Bất chấpkhókhăn, giánhàquý II vẫn tăng
Theo báo cáo thị trường BĐS TP.HCM quý II-2020 do
Công ty Nghiên cứu JLL Việt Nam vừa công bố, nguồn
cung căn hộ được chào bán trong quý đạt 3.820 căn, cao
hơn nhiều so với quý I (chỉ đạt 2.256 căn).
Phần lớn các giao dịch đã thực hiện từ trước đại dịch và
được tiến hành ký hợp đồng mua bán trong quý này. Nhu
cầu chủ yếu là mua để ở, trong đó phân khúc bình dân và
trung cấp dẫn đầu với 83% trên tổng số giao dịch.
Theo đánh giá của JLL Việt Nam, dù chịu nhiều tác
động từ dịch COVID-19 nhưng do nguồn cung khan
hiếm và nhu cầu lành mạnh từ thị trường, phần lớn các
dự án đều ghi nhận mức giá tăng nhẹ 1%-3%. Giá bán sơ
cấp trung bình toàn thị trường đạt 2.582 USD/m
2
(tương
đương hơn 59 triệu đồng/m
2
).
Với phân khúc nhà liền thổ, thị trường tiếp tục hạn chế
nguồn cung với lượng mở bán trong quý II chỉ bằng một
nửa so với nguồn cung trung bình hằng quý của giai đoạn
2017-2018. Dù vậy vẫn đáng mừng vì lượng mở bán tăng
37% so với quý I (đạt 443 căn).
Quý II cũng xác lập kỷ lục mới về giá bán với mức
5.277 USD/m
2
(tương đương hơn 121 triệu đồng/m
2
), tăng
36% theo năm và 5,2% theo quý. Nguyên nhân là các dự
án mới ra mắt trong quý chào giá cao hơn mức trung bình.
Điều này một lần nữa khẳng định sự tự tin của chủ đầu tư
trong giai đoạn nhu cầu cao và nguồn cung lại khan hiếm.
JLL Việt Nam dự kiến sẽ có 1.500-2.000 căn nhà liền thổ
được mở bán trong sáu tháng tới, nâng tổng nguồn cung
trong năm lên tới 2.500-3.000 căn, tăng 50% so với năm
2019. Với phân khúc căn hộ, dự báo sẽ có khoảng 15.000-
20.000 căn hộ được chào bán trong sáu tháng cuối năm,
nâng tổng nguồn cung cả năm lên 20.000-25.000 căn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bât đông
sản TP.HCM (HoREA), tháng 4 thị trường TP.HCM chịu
ảnh hưởng từ COVID-19 nên hầu như không có sản phẩm
bán ra. Thê nhưng tháng 5, tháng 6, số lượng căn hộ đưa
ra thị trường tăng mạnh. Thị trường cũng có dấu hiệu
phục hồi nếu tháo gỡ được các vấn đề vướng mắc và sự
tăng trưởng sẽ mạnh mẽ hơn.
“Thực tế cho thấy thị trường thiếu hụt nguồn cung, sản
phẩm nên giá BĐS vẫn tăng” - ông Châu nói.
Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho rằng hiện nay
nhiều chủ đầu tư lợi dụng thông tin Việt Nam là điểm đến
khi kiểm soát tốt dịch bệnh, làn sóng dịch chuyển của các
nhà đầu tư nước ngoài để đẩy giá BĐS lên cao. Người
mua BĐS, nhà đầu tư phải xem xét, theo dõi và so sánh
giá trong một khoảng thời gian, đối chiếu với khu vực lân
cận để nhận biết giá trị thực nhất của sản phẩm.
Ông Quang dự báo quý III-2020 dòng tiền sẽ quay lại
đổ vào BĐS. Có khả năng một số khu vực sẽ giao dịch tốt
hơn vào cuối quý. Đến thời điểm quý IV thị trường sẽ trở
lại ổn định đến tết 2021.
MINH LONG
Thị trường địa ốc rất cần có nhân viênmôi giới chuyên nghiệp. Ảnhminh họa: QUANGHUY
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook