157-2020 - page 13

13
Nhiều cái khó khi triển khai chương
trình giáo dục phổ thông 2018
NGUYỄNQUYÊN
-DANHNGUYỄN
C
hiều 13-7, Đoàn đại
biểu Quốc hội (QH)
TP.HCMdo PhóTrưởng
đoàn đại biểu QH TP.HCM
Văn Thị Bạch Tuyết dẫn
đầu đã có buổi làm việc với
UBND quận 9 giám sát về
“tình hình thực hiện Nghị
quyết 88 và Nghị quyết 51
của QH về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa (SGK)
giáo dục phổ thông”.
Thiếu kinh phí
Tại buổi làmviệc, bàNguyễn
Thị Thu Hiền, Trưởng phòng
GD&ĐT quận 9, cho hay 21
trường tiểu học đã chọn lựa
SGK theo đúng quy định.
Theo đánh giá chung của
các cơ sở giáo dục, cả năm
bộ sách đều có kênh hình,
kênh chữ rất đẹp, cách thiết
kế từng trang sách bắt mắt.
Tuy nhiên, đối với bộ sách
“Chân trời sáng tạo”
có ưu
thế là có những từ ngữ, hình
ảnh phù hợp, gần gũi với học
sinh, giáo viên.
Do đó, đối với sách tiếng
Việt, hầu hết đơn vị đã chọn
các đầu sách của bộ sách
“Chân trời sáng tạo”
. Một
số ít đơn vị chọn đầu sách
Tự nhiên xã hội, Đạo đức,
Giáo dục thể chất, Âm nhạc,
Mỹ thuật, Hoạt động trải
nghiệm của các bộ sách
“Cánh diều”, “Vì sự bình
đẳng và dân chủ trong giáo
dục”, “Cùng học để phát
triển năng lực”
.
Việc cung ứng SGK, Phòng
GD&ĐT là đầu mối tổng hợp
số lượng đăng ký của các đơn
vị để công ty phát hành sách
sẽ giao đến cho từng đơn
vị trong thời gian từ ngày 6
đến 11-7.
Hiện UBND quận đã chỉ
đạo Phòng GD&ĐT chọn, cử
21 giáo viên cốt cán, ba cán
bộ quản lý cốt cán tham gia
tập huấn chương trình giáo
dục phổ thông. Việc tổ chức
bồi dưỡng đại trà cũng được
triển khai dưới hình thức trực
tuyến và trực tiếp.
Tuy nhiên, theo bàHiền, giá
thành một bộ SGK mới dao
động trong khoảng 179.000-
199.000 đồng/bộ gồm 9-10
cuốn, cao hơn rất nhiều so với
bộ SGK hiện hành (54.000
đồng gồm sáu cuốn gồm các
môn). Bên cạnh đó, vở bài tập
126.000-194.000 đồng/bộ, bộ
đồ dùng môn toán, tiếng Việt
170.000 đồng. Với giá bán
như thế, đối với những học
sinh nghèo thì rất khó khăn
trong việc mua sắm trang bị
vào đầu năm học.
“Quận đang chỉ đạo đối
với những học sinh có hoàn
cảnh khó khăn, nhà trường
có thể trao đổi với đơn vị
cung cấp cho trả chậm
hoặc nhà trường xây dựng
tủ dùng chung để cho học
sinh mượn sử dụng” - bà
Hiền nói thêm.
Ngoài ra, về kinh phí phục
vụ chương trình giáo dục
mới, có nhiều khoản trường
phải chi như mua sắm thiết
bị dạy học, SGK, sách tham
khảo của nhà trường, tổ chức
tập huấn đại trà cho cán bộ
quản lý, giáo viên (mua tài
khoản 500.000 đồng/năm/
người)... nhưng với kinh phí
được giao năm 2020 không
đủ thực hiện.
Về vấn đề này, ông Lê
Tấn Hồng, Trưởng phòng
Tài chính - Kế hoạch quận 9,
chia sẻ việc mua sắm trang
thiết bị, SGK hiện nay Phòng
GD&ĐT đang rà soát, tổng
hợp, lúc đó Phòng Tài chính
sẽ tham mưu quận xem xét
và giải quyết.
“Vấn đề khó nhất chính là
trong vòng hai tháng nữa sẽ
triển khai chương trình nhưng
hiện nay chưa có danh mục
tổng hợp. Đối với những trang
thiết bị trên 100 triệu đồng
phải đấu thầu (ít nhất mất
ba tháng) nên rất khó” - ông
Hồng nói.
Tìm cách tháo gỡ
Kết luận tại buổi làm việc,
bà Văn Thị Bạch Tuyết cho
hay qua buổi làm việc, đoàn
giám sát ghi nhận những kết
Kiến nghị cơ chế chi trả bồi dưỡng
viên chức bằng ngân sách quận
Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch quận 9 Lê Tấn Hồng
chia sẻ thêm, theo Thông tư 36 năm 2018, bồi dưỡng, đào
tạo dành cho cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước
chi trả. Còn đối với viên chức thì phải trả bằng nguồn thu
của đơn vị. Hiện nay, đối với quận 9, nguồn thu các trường
gặp khó, chủ yếu tập trung vào thu hộ chi hộ, thu theo thỏa
thuận và thu liên doanh, liên kết hoặc cho thuê, hoặc kinh
doanh (còn vướng mắc và cực kỳ phức tạp).
“Tôi mong mỏi đoàn đại biểu QH có kiến nghị để xin
cơ chế có thể sử dụng ngân sách quận chi trả. Quận có
ngân sách nhưng phải cho cơ chế để thanh toán” - ông
Hồng nói.
Về việc mua sắm
trang thiết bị, SGK
hiện nay, Phòng
GD&ĐT đang rà
soát, tổng hợp, lúc
đó Phòng Tài chính
sẽ thammưu quận
xem xét và giải
quyết.
Đời sống xã hội -
ThứBa14-7-2020
Giá sách giáo khoamới cao, thiếu kinh phí tập huấn giáo viên cũng như kinh phí mua sắm trang thiết bị…
là những vấn đề được đề cập tại buổi làmviệc của Đoàn đại biểuQuốc hội TP.HCMvới UBND quận 9.
quảmà quậnđã thực hiệnđược
trong việc thực hiện Nghị
quyết 88 và Nghị quyết 51.
Quận đã tổ chức bồi dưỡng,
tập huấn cho cán bộ quản lý,
giáo viên lớp. Các trường đã
chọn lựa SGK đáp ứng yêu
cầu của UBND TP, đã có sự
chuẩn bị cho cơ sở vật chất
để đáp ứng chương trình…
Bà Tuyết cũng chia sẻ
những khó khăn của quận gặp
phải khi triển khai chương
trình giáo dục phổ thông
2018, đó là: Áp lực tăng học
sinh do tăng cơ học đối với
quận vùng ven lớn; không
chỉ tăng học sinh lớp 1 mà
cả các khối lớp khác cũng
đều tăng trong khi trường
lớp không xây dựng kịp.
Những quy định hiện nay
liên quan đến kinh phí cũng
gây khó khăn cho các đơn
vị cơ sở để thực hiện như
Thông tư 36 về việc chi
trả kinh phí để đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ viên chức
của chúng ta.
Tiêu điểm
Hỗ trợ Phòng GD&ĐT
tuyển giáo viên
Về việc tuyển giáo viên, để
đảmbảođủgiáoviênnóichung
cho năm học mới và giáo viên
phục vụ cho chương trìnhmới,
đoàn đại biểu rất mong quận
ủy, UBND sẽ có quan tâm triển
khai tốt công việc, chỉ đạo các
ngành chức năng, trong đó có
Phòng Nội vụ để hỗ trợ Phòng
GD&ĐT thực hiện tốt công tác
tuyển dụng năm nay.
Trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam có hiệu trưởng mới
Ngày 13-7, Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã công bố quyết
định bổ nhiệm hiệu trưởng mới đối với Trường THPT
chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Theo quyết định, bà Trần Thùy Dương sẽ là hiệu trưởng
của trường, thời hạn năm năm (2020-2025).
Bà Dương được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường
THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thay cho bà Lê Thị
Oanh nghỉ hưu theo chế độ.
Bà Trần Thùy Dương sinh ngày 8-2-1972, là cựu học
sinh chuyên Nga của Trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam. Bà từng là giáo viên dạy tiếng Anh, tổ trưởng
chuyên môn Tổ Ngoại ngữ, Phó Hiệu trưởng Trường
THPT Chu Văn An.
HÀ PHƯỢNG
Hậu Giang: Đã tìm thấy người trốn khỏi
khu cách ly
Ngày 13-7, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh
huyện Châu Thành (Hậu Giang) xác nhận một người trốn
cách ly tại Trung tâm Y tế huyện này đã được phát hiện và
đưa vào cách ly tập trung tại TP.HCM.
Cụ thể, ngày 11-7, ông Lữ Kim Thanh (33 tuổi, thành
viên tàu VietStar thuộc Công ty TNHH Thăng Long) bất
ngờ trốn khỏi khu cách ly tập trung ở huyện Châu Thành.
Theo BCĐ phòng, chống dịch bệnh huyện Châu Thành,
chuyến tàu này di chuyển từ Malaysia và cập cảng
Vinalines (Hậu Giang). Ngày 9-7, Trung tâm Y tế huyện
đã tổ chức đón ngay tại cảng, đồng thời đưa người này
về cách ly, gửi mẫu xét nghiệm COVID-19. Kết quả lần
thứ nhất vào cùng ngày cho thấy người này âm tính với
COVID-19.
Đến sáng 12-7, khi cán bộ y tế đến để kiểm tra y tế như
thường lệ thì phát hiện người này không có mặt ở phòng.
Ngay lập tức BCĐ đã trích xuất camera giám sát thì thấy
ông Thanh đã leo rào bỏ trốn vào đêm hôm trước.
“Qua công tác chỉ đạo thực hiện tìm kiếm, nắm thông
tin, ông Thanh hiện đang được hướng dẫn làm thủ tục
cách ly tại BV quận 7, TP.HCM” - BCĐ phòng, chống
dịch bệnh huyện Châu Thành thông tin.
CHÂU ANH
Bà Văn Thị Bạch Tuyết: “Chúng tôi sẽ kiến nghị trực tiếp BộGD&ĐT, Bộ Tài chính và Chính phủ
xemxét lại Thông tư 36 bởi nó gây khó khăn cho các trường”. Ảnh: DANHNGUYỄN
“Đoànđại biểuQHTP.HCM
sẽ kiến nghị trực tiếp Bộ
GD&ĐT, Bộ Tài chính và
Chính phủ xem xét lại Thông
tư 36 bởi nó gây khó khăn
cho các trường. Các trường
CĐ, ĐH còn có nguồn thu
trong khi các trường mầm
non, tiểu học, THCS nguồn
thu rất ít, thậm chí có trường
không có nguồn thu. Trong
khi việc đào tạo, bồi dưỡng
là để phục vụ cho nhiệm vụ
chính trị” - bà Tuyết nhấn
mạnh.
Bà Tuyết cho biết thêm, giá
SGK thực chất trên 200.000
đồng/bộ nhưng do ảnh hưởng
dịch COVID-19 nên đã được
miễn giảm 20%, vì thế mới
có mức giá đó.
Về kinh phí mua sắm thiết
bị dạy học, đoàn đại biểu QH
đề nghị phó chủ tịch UBND
phụ trách văn xã trên cơ sở
thống kê đề xuất của Phòng
GD&ĐT có quan tâm, báo
cáo chủ tịch quận để có ngân
sách hỗ trợ.•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook