157-2020 - page 9

9
Hàng không Việt
chuẩn bị kỹ kế hoạch
bay đến Trung Quốc
Trước kết luận củaThủ tướng, các hãng hàng không Việt Nam cho biết
đội bay của các hãng luôn sẵn sàng để khôi phục lại đường bay
Việt Nam - Trung Quốc.
PHONGĐIỀN
V
ăn phòng Chính phủ vừa
có thông báo kết luận của
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc tại cuộc họp Thường trực
Chính phủ về phòng, chống
dịch COVID-19.
Mở lại đường bay tới
Trung Quốc
Theo đó, Thủ tướng đồng
ý khôi phục hoạt động vận
chuyển hàng không giữa Việt
Nam và Trung Quốc. Trong
đó, tần suất và điều kiện vận
chuyển hành khách giữa hai
nước do nhà chức trách hàng
khôngViệt NamvàTrungQuốc
thống nhất.
Cùng đó, nhà chức trách hàng
không làm việc với các nước
về tăng cường chuyến bay cứu
hộ, mở cửa chuyến bay thương
mại giữaViệt Namvà các nước,
đón công dânViệt Nam tại một
số điểm trung chuyển lớn các
chuyến bay quốc tế như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài Loan, Lào, Campuchia.
Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối
không lơ là, chủ quan, kiểm tra,
kiểm soát chặt chẽ hoạt động
xuất nhập cảnh trên tuyến biên
giới, cửa khẩu, đường mòn,
lối mở, ngăn nhập cảnh không
đúng quy định.
Thủ tướng giao Bộ Ngoại
giao chủ trì, phối hợp với Bộ
GTVT cùng các đơn vị liên
quan khẩn trương tổ chức
thực hiện các yêu cầu trên.
Cùng đó, các bộ Y tế, Quốc
phòng, VH-TT&DL tổ chức
mở rộng cách ly tập trung ít
nhất 10.000 chỗ.
Đặt tiêu chí an toàn
lên hàng đầu
Đại diện hãng hàng không
quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines) cho biết chủ trương
khôi phục lại đường bay quốc tế
giữa Việt Nam và Trung Quốc
có ý nghĩa quan trọng để hãng
nối lại đường bay quốc tế sau
thời gian dài dịch COVID-19
bùng phát trên toàn thế giới.
Vị đại diện này chia sẻ đội
bay của VietnamAirlines luôn
sẵn sàng để khôi phục đường
bay giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Tuy nhiên, trước khi
khai thác thương mại đường
bay này, hãng cần thực hiện
các quy trình và báo cáo các
bộ, ngành, cơ quan chức năng
về quy trình khai thác. Trong
đó có lĩnh vực y tế và du lịch.
Với lĩnh vực y tế, cần làm rõ
phạm vi công nhận kết quả xét
nghiệmCOVID-19đối với hành
khách khi nhập cảnh vào mỗi
nước, kết quả này xét nghiệm
có giá trị trong bao lâu. Đồng
thời, làm rõ giai đoạn đầu này
sẽ vận chuyển khách ở sân bay
nào. Tần suất khai thác bao
nhiêu chuyến/ngày. Khách
nhập cảnh sẽ được giám sát
ra sao, trong thời gian bao lâu.
“Nói tóm lại, trước khi khôi
phục đường bay Việt Nam -
Trung Quốc, hãng sẽ xây dựng
quy trình để nhà chức trách
xem xét, đánh giá có đủ điều
kiện để khôi phục lại chặng bay
quốc tế nhộn nhịp này không.
Hãng luôn đặt tiêu chí đảm
bảo an toàn lên hàng đầu khi
khôi phục lại các chặng bay
quốc tế” - vị đại diện Vietnam
Airlines nói.
Cũng theo vị đại diện của
VietnamAirlines, hãng có bảy
tổ luôn theo dõi và bám sát diễn
biến tình hình thị trường và các
đường bay quốc tế. Qua đó sẽ có
báo cáo đánh giá, phân tích tình
hình dịch bệnh và dự báo nhu
cầu khách đi lại để khi Chính
phủ đồng ý khôi phục lại các
đường bay quốc tế, hãng có
phương án khai thác kịp thời
và đảm bảo an toàn.
Còn theo đại diện Bamboo
Airways, đội bay của hãng
cũng đã sẵn sàng bay quốc tế
khi nhà chức trách cho phép.
Tuy nhiên, vị đại diện hãng
cho biết hãng đang nghiên cứu
đường bay, dự kiến cuối năm
2020 hoặc đầu năm 2021 hãng
mới triển khai chính thức đến
Trung Quốc.
Hãng hàng không VietJet có
tần suất khai thác khá cao trên
đường bay Việt Nam - Trung
Quốc, tuy nhiên hãng khá thận
trọng về lộ trình và kế hoạch
khôi phục đường bay này sau
khi Chính phủ có đồng ý khôi
phục hoạt động vận chuyển
hàng không giữa Việt Nam và
Trung Quốc.•
Các hãng hàng không Việt Namđặt tiêu chí an toàn hàng đầu trước khi khôi phục đường bay quốc tế. Ảnh: P.ĐIỀN
Đưa công dân Việt Nam tại Guinea
Xích đạo về nước
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với
Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, chỉ đạo Việt Nam Airlines khẩn trương
đưa công dânViệt Nam tại Guinea Xích đạo về nước trong thời
gian sớm nhất.
Nhu cầu nhập cảnh của người Việt Nam ở nước ngoài, các
nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia và lưu học sinh nước
ngoài tăng cao nên quan điểm của Chính phủ là tạo điều kiện
đáp ứng tối đa nhu cầu chính đáng theo thứ tự ưu tiên phù hợp
với khả năng đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, cách ly trong nước.
Nhà chức trách hàng
không làm việc với các
nước về tăng cường
chuyến bay cứu hộ,
mở cửa chuyến bay
thươngmại giữa Việt
Nam và các nước…
Nghiên cứu lại từ đầu đề án thu phí
ô tô vào trung tâm TP
Sau khi được HĐND TP.HCM thông qua nghị
quyết về việc thực hiện tăng cường vận tải hành
khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng
phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông
trên địa bàn TP, Sở GTVT TP cho biết sẽ tiến
hành nghiên cứu lại từ đầu giải pháp thu phí ô tô
vào trung tâm TP.
“Bước tiếp theo sau khi được HĐND TP thông
qua, chúng tôi sẽ nghiên cứu lại từ đầu giải pháp
thu phí ô tô vào trung tâm” - ông Ngô Hải Đường,
Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông
đường bộ, Sở GTVT, cho biết.
Nói thêm về cách thức xây dựng đề án, ông
Lâm Thiếu Quân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần
Công nghệ Tiên Phong (ITD), đơn vị đề xuất đề
án thu phí ô tô vào trung tâm TP cách đây 10 năm,
cho biết cần phải làm rất nhiều việc để đề án được
hiện thực hóa.
“Nghiên cứu của chúng tôi trước đây là nền tảng
nhưng 10 năm mô hình giao thông đã thay đổi, số
lượng xe tăng lên nhiều, tình trạng kẹt xe cũng di
chuyển từ chỗ này sang chỗ kia. Ngoài ra, sắp tới
còn có tàu điện ngầm… nên việc nghiên cứu lại là
chuyện đương nhiên cần thiết” - ông Quân nói.
Theo ông Quân, trước đây khi xây dựng đề
án này, ông phải mời chuyên gia nước ngoài để
nghiên cứu nhưng hiện nay các chuyên gia Việt
Nam cũng có thể đảm nhiệm công tác này và đó là
một thuận lợi. Ngoài ra, một lưu ý theo ông Quân
khi xây dựng đề án là vấn đề xử phạt, như xe vào
ra trung tâm có ghi nhận nhưng họ không đóng
phí thì xử phạt như thế nào và cần sự vào cuộc
của liên ngành.
“Không chỉ thu phí ô tô vào trung tâm mà nghị
quyết về việc thực hiện tăng cường vận tải hành
khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương
tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn
TP còn rất nhiều vấn đề và các giải pháp phải kết
hợp một cách tổng thể với nhau thì mới có hiệu quả”
- ông Quân nói thêm.
KIÊN CƯỜNG
Yêu cầu dừng ngay việc thu phí xe
ở KCN Cầu Tràm
Chiều 13-7, lãnh đạo UBND huyện Cần Đước,
Long An cho biết đã nhận được thông tin phản ánh
việc doanh nghiệp tự ý thu phí xe ra vào Khu công
nghiệp (KCN) Cầu Tràm.
“Huyện đã yêu cầu Công ty cổ phần TMDV Xây
dựng và Xuất nhập khẩu Trung Thành dừng ngay
việc thu phí các xe ba gác, ô tô vào KCN trên. Hiện
việc thu phí đã ngừng” - lãnh đạo UBND huyện Cần
Đước cho hay.
Theo ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng ban
Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, tỉnh không có
chủ trương cho phép Công ty Trung Thành thu phí
xe ba gác, ô tô vào KCN Cầu Tràm. Việc Công ty
Trung Thành tự ý ban hành thông báo và thực hiện
việc thu phí nhiều trường hợp xe ra vào KCN Cầu
Tràm là sai quy định.
Trước đó, ngày 9-7, tổng giám đốc Công ty
Trung Thành, chủ đầu tư KCN Cầu Tràm thuộc ấp
Cầu Tràm, xã Long Trạch, Cần Đước ra thông báo
thu phí đối với các loại xe ba gác, ô tô vào KCN
Cầu Tràm. Thông báo này được dán công khai tại
cổng KCN.
Theo thông báo nêu, tất cả ô tô, xe ba gác ra
vào KCN phải đăng ký cấp giấy ra vào. Giấy do
Ban chỉ huy quân sự tự vệ Công ty Trung Thành
cấp. Nếu không đăng ký thì tuyệt đối không được
vào KCN. Chủ đầu tư còn thông báo thu tiền với
các loại xe ba gác, ô tô ra vào KCN. Theo thông
báo, mức phí đóng theo quý đối với xe ba gác là
100.000 đồng, ô tô du lịch 200.000 đồng và ô tô tải
7,5 tấn trở xuống 300.000 đồng, ô tô tải từ 7,5 tấn
trở lên là 400.000 đồng.
Bắt đầu từ ngày 10-7, Công ty Trung Thành đã
tiến hành thu phí xe ra vào KCN, có trường hợp
bị thu 50.000 đồng, có trường hợp lên đến
200.000 - 300.000 đồng.
ĐÔNG HÀ
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook