157-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa14-7-2020
Cần có giải pháp mở rộng hơn
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch đô thị, nhận định: “Hầm chui An Sương là một giải pháp
mang lại hiệu quả thiết thực để giảm tải cho khu vực An Sương nói riêng và khu tây bắc TP nói chung”.
Xét về mức độ quy hoạch, đây là bước tiến dài đối với ngành giao thông. Tuy nhiên, với vị trí quan trọng của nút
giao An Sương thì cần dự trù giải pháp cần được mở rộng hơn trong tương lai. Bởi lượng xe khu vực này sẽ ngày
càng tăng cao.
“Ngoài ra, cần hướng đến việc quy hoạch bổ sung những tuyến đường song hành theo hướng bắc - nam, đông -
tây để giảm tải cho nút giao An Sương. Ở khu vực hầm chui An Sương bán kính tối thiểu 800 m chưa nên cho phép
xây dựng những công trình có mật độ cao, nhà cao tầng” - ông Sơn nói.
Bên cạnh đó, hầm chui An Sương cũng cần đảm bảo quy trình bảo vệ sự thông xe, đây là nút giao quan trọng có
hai làn xe nên cũng rất cẩn trọng vì một sự cố nhỏ cũng có thể gây ách tắc. Trong trường hợp ách tắc, tại nút giao
An Sương nên có đội ứng cứu nhanh để giải quyết kịp thời.
triển khai, tôi mong ngóng và chờ
đến ngày hoàn thành vì nút giao
này thường xuyên kẹt xe và tai nạn
giao thông. Hầm chui thông xe sẽ
vừa giảm bớt tình trạng ùn tắc, vừa
hạn chế tai nạn do một lượng xe
container, xe tải đã lưu thông dưới
hầm” - anh Tài chia sẻ.
Trước đó, nhánh N2 phải tạm
ngưng thi công từ tháng 12-2018
để chờ giải phóng mặt bằng. Thời
điểm này nhánh N2 đã hoàn thành
11/18 đốt hầm.
Đến giữa tháng 10-2019, huyện
Hóc Môn đã bàn giao toàn bộ mặt
bằng để triển khai di dời công trình
hạ tầng kỹ thuật và thi công mở rộng
mặt đường QL22. Lúc này chủ đầu
tư mới tiếp tục thi công các đốt hầm
còn lại (gồmmột đốt hầm kín và sáu
đốt hầm hở).
Ban quản lý dự án đầu tư các
công trình giao thông cho biết:
Công trình cùng lúc triển khai thi
công nhiều gói thầu trong khi khu
vực có mật độ giao thông rất đông
và phức tạp, gây khó khăn cho quá
trình thi công. Đặc biệt, do ảnh
hưởng của dịch COVID-19 buộc
các đơn vị phải thực hiện giãn cách
xã hội và kiểm soát phòng, chống
dịch nên phần nào cũng ảnh hưởng
đến tiến độ dự án.
Đến nay, sau năm tháng tập trung
thi công, nhánh hầm N2 đã hoàn
thành, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật,
mỹ quan.
Ngoài ra, nhánh N1 (hướng từ
trung tâm đi huyện Củ Chi) dài 445
m đã khởi công từ tháng 3-2017 và
thông xe vào tháng 3-2018. Sau khi
nhánh này thông xe cũng đã góp
phần giảm tải áp lực giao thông
cho khu vực.
Tổ chức giao thông
một chiều
Trao đổi với PV, ông Lương Minh
Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án
đầu tư các công trình giao thông
TP.HCM (chủ đầu tư dự án), cho
biết nút giao thông An Sương là
dự án trọng điểm của TP, nằm ở
khu vực cửa ngõ phía tây bắc. Đây
THUTRINH
Đ
ại diện Ban quản lý dự án đầu
tư các công trình giao thông
TP.HCM cho biết: Nhánh hầm
N2 thuộc dự án xây dựng hầm chui
tại nút giao thôngAn Sương sẽ thông
xe vào ngày 15-7. Đây là nhánh thứ
hai của dự án được thông xe và kỳ
vọng góp phần giảm áp lực giao
thông phía tây bắc TP.
Mong ngóng từng ngày
thoát cảnh kẹt xe
Dự án hầm chui tại nút giao thông
An Sương nằm tại cửa ngõ phía tây
bắc TP.HCM, nơi giao nhau giữa
quốc lộ (QL) 1 với QL22.
Theo ghi nhận của PV, nhánh N2
của dự án dài 385 m đã được trải
nhựa và thông 18 đốt hầm. Trong
đó, hệ thống chiếu sáng, đèn tín
hiệu, vạch kẻ làn đường, hệ thống
PCCC… được lắp đặt để chuẩn bị
cho ngày thông xe.
Thông thường, vào giờ cao điểm,
rất nhiều xe cộ từ khu vực đường
Trường Chinh nối từ trung tâm
TP về quận 12 đổ đến nút giao
này, cộng thêm lượng xe từ QL1
dồn lên khiến khu vực bị kẹt xe
nghiêm trọng.
Anh Phan Chí Tài, tài xế xe tải ở
quận 12, cho biết anh thường xuyên
đi qua nút giao An Sương, chuyện
kẹt xe kéo dài không còn lạ lẫm gì
với anh.
“Khi dự án hầm chui An Sương
NhánhN2 của dự án nút giao thôngAn Sương đã hoàn thành và chuẩn bị được thông xe. Ảnh: THUTRINH
Ngày 15-7, thông xe nhánh N2
hầm chui An Sương
Sau nhiều lần lỡ hẹn, nhánhN2 thuộc dự án nút giao thông An Sương đã chốt ngày thông xe,
góp phần giảmùn tắc giao thông khu vực.
cũng là nơi giao nhau giữa hai tuyến
đường giao thông huyết mạch QL1
và Xuyên Á (QL22) nên có mật độ
lưu thông rất lớn. Đặc biệt có nhiều
xe tải nặng, xe container đi qua nên
rất nguy hiểm và được xác định là
điểm đen về tai nạn giao thông trong
nhiều năm qua.
Như vậy, sau khi hoàn thành toàn
bộ dự án, nút giao thông An Sương
sẽ là nút giao thông ba tầng với tầng
hầm cho xe lưu thông theo hướng
từ đường Trường Chinh qua QL22
và ngược lại.
“Trong đó, tầng trên mặt bằng nút
giao có đảo tròn trung tâm, kết hợp
hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho
các xe đi vào vòng xuyến rẽ trái, rẽ
phải về các hướng; tầng trên cùng là
cầu vượt cho xe đi thẳng theo hướng
QL1. Khi đó, khu vực này sẽ giảm
giao cắt giữa các luồng xe trong
nút, giúp tình hình giao thông ổn
định, các phương tiện sẽ lưu thông
an toàn hơn theo đúng mục tiêu dự
án đề ra” - ông Phúc thông tin.
Chủ đầu tư thông tin thêm: Đối với
các hạng mục còn lại của công trình
như các vị trí cải tạo vỉa hè, cải tạo
mảng xanh, hoàn thiện mặt đường
khu vực vòng xoayAn Sương (phía
trên đỉnh hầm)… sẽ được các đơn
vị tập trung triển khai thi công để
hoàn thành toàn bộ công trình trong
tháng 9-2020.
Về kế hoạch thông xe và kéo giảm
tình trạng ùn ứ giao thông tại khu
vực nút giao An Sương, Sở GTVT
TP.HCM cho biết: Kể từ 7 giờ 30
ngày 15-7, các đơn vị chức năng
sẽ tổ chức giao thông một chiều
đối với ô tô đi vào nhánh hầm
N2, theo hướng QL22 đến đường
Trường Chinh.•
Kể từ 7 giờ 30 ngày 15-7,
Sở GTVT sẽ tổ chức giao
thông một chiều đối với
ô tô đi vào nhánh hầm
N2, theo hướng QL22 đến
đường Trường Chinh.
Sáng 13-7, tại TP Lào Cai, Ban chỉ đạo trung ương về
phòng, chống thiên tai tổ chức Hội nghị phòng, chống
thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020. Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì
hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục
trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, cho biết trung bình
hằng năm, thiên tai làm 300 người chết và mất tích, thiệt hại
về kinh tế chiếm 1%-1,5% GDP. Riêng tại khu vực miền
núi phía Bắc, 20 năm gần đây đã xảy ra 590 trận lũ quét, 92
đợt rét đậm, rét hại.
Những tháng đầu năm 2020, khu vực này cũng xảy ra
92 trận giông, lốc, mưa đá..., nhiều hơn con số của cả
năm 2019. Trong đó tám đợt trên diện rộng gây thiệt hại
nghiêm trọng về nhà ở với khoảng 54.000 nhà sập, hư hại,
tốc mái; hai trận lũ quét, sạt lở đất; 12 trận động đất, rủi ro
thiên tai cấp độ 4. Tính đến ngày 30-6, thiệt hại ước tính
khoảng 610 tỉ đồng. 
Đánh giá về tình hình thiên tai sáu tháng cuối năm, ông
Hoài cho biết khu vực này có nhiều điểm tương đồng với
phía nam Trung Quốc.
“Trong điều kiện vừa trải qua thời kỳ nắng hạn kéo dài
nên nguy cơ về xuất hiện mưa, lũ lớn tại đây tương tự như
đang xảy ra Trung Quốc là rất lớn, cần được quan tâm đặc
biệt” - ông Hoài nói.
AN HIỀN
Sạt lở đất tại huyện Bát Xát, Lào Cai. Ảnh: CT
Nguy cơ lũ lớn tại miền núi phía Bắc
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook