217-2020 - page 12

12
Hậu COVID-19 và cơ hội
cho điện ảnh Việt
QUỲNHTRANG
V
àochiều21-9,tạiTP.HCM,
lần đầu tiên Cục Điện
ảnh (Bộ VH-TT&DL)
phối hợp cùng bốn đơn vị phát
hành phim lớn nhất của Việt
Nam (VN) hiện nay gồm CJ
CGV VN, Galaxy Cinema,
Lotte Cinema VN và BHD
Star Cineplex tổ chức buổi
tọa đàm “Thúc đẩy điện ảnh
Việt hậu COVID-19”.
Ngoài các nhà phát hành,
cơ quan quản lý, buổi tọa đàm
còn có sự tham gia của nhiều
đạo diễn, nhà sản xuất phim
như Charlie Nguyễn, Trương
Ngọc Ánh, Hồng Ánh, Phan
Gia Nhật Linh, Trịnh Đình
Anh Minh, Nguyễn Quang
Huy, Lý Hải, Luk Vân…
Lần đầu tiên các nhà
phát hành không
khiếu nại nhau
Từ trước đến nay, thị trường
phim chứng kiến nhiều cuộc
khiếunại của cácnhàphát hành
phim BHD, Galaxy, Skyline,
GoldenMedia, SaigonMedia,
MVP…với đại gia phát hành
tại VN là CJ CGV VN. Hầu
hết các khiếu nại xoay quanh
việcCJCGVchèn ép các phim
của các nhà sản xuất Việt phát
hành chính qua các nhà phát
hành trên mà không phải CJ
CGV. Việc chèn ép từ tỉ lệ ăn
chia lợi nhuận, xếp giờ chiếu
xấu…, tức mọi cách thức để
phim “văng” sớm khỏi hệ
thống CGV - hệ thống rạp
lớn nhất VN hiện nay.
Vì thế, khi Cục Điện ảnh
với danh nghĩa chủ trì cùng
“mời” bốn nhà phát hành ngồi
lại để cứu vãn điện ảnh Việt
gần như 0 đồng trong hai đợt
dịch có thể xem là khởi đầu
cho một sự chung tay. Nói
như ông Tạ Quang Đông,
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL,
thì: “Để điện ảnh Việt khôi
phục lại trạng thái ban đầu,
chúng ta cần sự chung tay,
góp sức của các đơn vị hoạt
động trong ngành”.
Ông Tạ Quang Đông cũng
chia sẻ thực trạng điện ảnhViệt
suốt thời gian COVID-19 vừa
qua: “Dịch bệnh COVID-19
ảnh hưởng tới nhiều quốc gia,
ngành nghề, điện ảnhVNcũng
không nằmngoài guồng quay
này. Nhiều dự án phim bị tạm
hoãn hoặc giãn tiến độ do giãn
cách xã hội. Các đoàn phim
cố tìm biện pháp an toàn cho
môi trường làmviệc, hoặc chỉ
tiến hành khảo sát bối cảnh,
chuẩn bị về kỹ thuật, giảm
quy mô cảnh quay… để cố
gắng hoàn thành dự án phim.
Nhiều phim làm xong không
thể ra mắt. Riêng với phim
nước ngoài hầu như không
có phim bom tấn. Doanh thu
rạp phim cũng từ đó giảm sút,
nhiều rạp cắt giảm nhân viên,
hoạt động cầmchừng và có cả
nguy cơ đóng cửa…”.
Không có phim bom
tấn ngoại là cơ hội
cho điện ảnh nội địa
Thực trạng ông Tạ Quang
Đông nêu cũng được bà
Nguyễn Thị Mai Hoa, Giám
đốc khối vận hành Galaxy
Cinema, chứng minh. Cụ
thể, trong năm 2019, phim
Việt ra rạp là 41 phim, chiếm
30% thị phần doanh thu từ
phim. Từ tháng 1 đến tháng
3-2020 (trước khi giãn cách
xã hội, rạp phim đóng cửa vì
COVID-19), có chín phim
Việt ra rạp, chiếm 51,8% thị
phần doanh thu. Tuy nhiên,
từ tháng 5 đến tháng 8 (sau
đợt giãn cách xã hội và trong
đợt dịch thứ hai), chỉ có năm
phim Việt ra rạp và thị phần
doanh thu từ phim Việt chỉ
còn 7,9%.
Dù vậy, theo bàNguyễnThị
Mai Hoa, khán giả vẫn sẽ đến
rạp nếu có những phim thu
hút được họ. Đơn cử như bộ
phim
Peninsula
(Hàn Quốc)
đã phá vỡ kỷ lục phòng vé
tháng 7 khi thu được từ thị
trường VN 86 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Hải,
Giám đốc nội dung CJ CGV
VN, cũng đưa ra ví dụ: “Trong
đại dịch COVID-19, Trung
Quốc đóng cửa rạp từ tháng
2 đến cuối tháng 8 mới mở.
Tuy nhiên, khi mở, thị trường
ngay lập tức quay trở lại sự
Các nhà phát hành
phim nên hỗ trợ
quảng cáo, tăng
suất chiếu cho phim
Việt, nhất là vào các
khung giờ vàng.
tăng trưởng còn hơn cùng
kỳ năm ngoái. Họ tăng 15%
doanh thu so với cùng kỳ năm
ngoái nhờ một bộ phim nội
địa. Thực tế tương tự cũng
đang diễn ra ở Đài Loan,
Hong Kong… dù họ không
có phimbom tấn nhập và phát
triển phim nội địa”.
Ông Tạ Quang Đông cũng
khẳng định: Chính khi các
phim bom tấn nước ngoài
dời lịch, đây là thời điểm
vàng cho phim nội địa VN.
Vì thế, “các nhà sản xuất
phim cần phối hợp chặt chẽ
với nhau, phân bố lịch khởi
chiếu hợp lý, tránh việc phim
Việt cạnh tranh nhau cùng
thời điểm hoặc đối đầu trực
tiếp với bom tấn nước ngoài.
Các nhà phát hành phim nên
hỗ trợ quảng cáo, tăng suất
chiếu cho phim Việt, nhất
là vào các khung giờ vàng.
Triển khai các chương trình
ưu đãi kích cầu phimViệt đến
với khán giả để tạo lại thói
quen đến rạp xem phim cho
người hâm mộ” - ông Đông
nhấn mạnh.•
Lần đầu tiên,
Cục Điện ảnh
cùng ngồi lại
với bốn ông
lớn trong
ngành phát
hành phim
tại Việt Nam
để chung tay
thúc đẩy
thị trường
phimViệt
sau đại dịch.
Thờigianqua,rấtnhiềuphimViệtkhôngqua
được ải kiểm duyệt của Cục Điện ảnh và đây
được xem là cản trở lớn nhất cho sự phát triển
của điện ảnhViệt. Chia sẻ về vấnđề này tại tọa
đàm“ThúcđẩyđiệnảnhViệthậuCOVID-19”,bà
NguyễnThị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Điện
ảnh VN, cho rằng: “Hiện tại chúng ta đang có
hai hội đồng là Hội đồng trung ương thẩm
định phim truyện và Hội đồng trung ương
thẩm định phim ngắn (tài liệu, phim ngắn…)
có chức năng cấp phép phổ biến phim. Mọi
người thường dùng chữ “kiểm duyệt” làm
người làm phim không thoải mái lắm. Chính
xác là Hội đồng thẩmđịnh và phân loại phim.
Hội đồng thẩmđịnhdựa trênLuậtĐiệnảnhvà
phân loại phim theo độ tuổi C13-16-18…Hội
đồng không phân biệt phim trong hay ngoài
nước, Nhà nước hay tư nhân, mà công tâmvà
dựatrênluật.Mọingườithườngcótâmlýphân
biệt giữa thẩm định phim nhập thoáng hơn
phimVN, tuy nhiên trên thực tế hội đồng làm
việc căn cứ trên luật. Cho đến giờ, tỉ lệ phim
nhập không cho phổ biến cao hơn rất nhiều
so với phimVN sản xuất.
Với phim các nhà sản xuất VN thì cục hoàn
toàn không thẩm định kịch bản và quy trình
thẩmđịnh y nhưmột phimnhập khẩu. Riêng
với các phim có thành phần chính sáng tác
(nhà sảnxuất, biênkịch, đạodiễn) haygópvốn
nước ngoài mới có khâu thẩmđịnh kịch bản”.
Thẩm định và phân loại chứ không kiểm duyệt
Các nhà phát hành, nhà sản xuất của điện ảnh Việt tại tọa đàm“Thúc đẩy điện ảnh Việt
hậu COVID-19” vào chiều 21-9 ở TP.HCM. Ảnh: QT
Tiêu điểm
Trăm dâu đổ đầu…
thằng Ròm
Sau khi“lênbờ xuống ruộng”
vì cơ chế kiểmduyệt phim, tạm
hoãn ra rạp vì dịch COVID-19
trở lại lần hai, giờ bộ phim
Ròm
lại gánh sứmệnhmởmàn cho
việcthúcđẩysựrarạptrởlạicủa
khán giả sau đại dịch.
Ròm
là bộ phim Việt đầu
tiên ra rạp (ngày 25-9) sau dịch
COVID-19.Từnayđếncuối năm
dựkiến sẽ cókhoảngbốnphim
Việt khác ra rạp như
Sài Gòn
sau cơn mưa, Tiệc trăng máu,
Chị Mười Ba…
Ròm
pháthànhngày25-9sắptới,gánhsứ
mệnhmởmàn cho việc kéo khán giả đến
rạpxemphimViệt sauđại dịchCOVID-19.
(Ảnh do đoàn làmphimcung cấp)
Vừamuahànggiá rẻ, vừađónggópủnghộ bệnhnhânnghèo
Sáng 21-9, Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương,
TP.HCM đã khai trương gian hàng
Chia sẻ yêu
thương
giúp người bệnh an tâm điều trị khi được chăm
sóc cả về vật chất lẫn tinh thần.
Gian hàng có nhiều mặt hàng quần áo, trang sức, thú
nhồi bông, giày dép, túi xách, đồ điện gia dụng, đồ sinh
hoạt… được bán với giá chỉ 5.000-50.000 đồng. Tổng số
tiền thu được từ gian hàng sẽ nộp vào 
Quỹ hỗ trợ bệnh
nhân khó khăn
của BV.
Có chồng bị bệnh tim mạch đang điều trị tại BV, bà
Trầ T ị Hồng (62 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) tranh thủ
thời gian ra gian hàng tham quan. Bà nán lại lâu trước
gian quần áo còn rất mới và lựa một chiếc áo sơmi nam.
“Trước giờ chồng tôi toàn mặc áo thun, chứ mua áo sơmi
đắt tiền quá. Có gian hàng giá rẻ như vậy, tôi mua đặng
cho ổng khỏe lại mặc cho có với người ta” - bà Hồng
khấp khởi.
Cầm trên tay con gấu bông, chị Nguyễn Thị Hải (36
tuổi, ngụ huyện Cần Giờ, TP.HCM) chia sẻ đang chăm
chồng mổ chân tại BV. Nghe thông tin có gian hàng, chị
xuống xem và chọn con gấu bông vừa làm quà cho con
gái, vừa ủng hộ thêm chút kinh phí cho bệnh nhân có hoàn
cảnh khó khăn hơn mình.
BS CKII Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri
Phương, cho biết để chia sẻ và đồng hành cùng người
bệnh, Phòng công tác xã hội của BV đã kêu gọi đóng góp
và triển khai gian hàng
Chia sẻ yêu thương
. Ngoài cung
cấp các vật dụng cần thiết hằng ngày cho bệnh nhân hoàn
cảnh khó khăn, gian hàng còn tiếp nhận sự ủng hộ là
những món đồ không được sử dụng thường xuyên từ các
nhân viên BV, những người nghèo vật chất nhưng giàu
lòng nhân ái. 
“Đây là một trong những chuỗi hoạt động thể hiện tinh
thần tương thân tương ái với ý nghĩa nhân văn mà BV đã
xây dựng để chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân nghèo,
hoàn cảnh đặc biệt” - BS Chiến chia sẻ.
HOÀNG LAN
Đời sống xã hội -
ThứBa22-9-2020
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook