217-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa22-9-2020
TRỌNGPHÚ
C
hủ tịch phường chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của
UBND, chủ tịch quận.
UBND phường chịu sự giám
sát của HĐND quận. Công
chức công tác tại phường
thuộc biên chế của quận…
Chính quyền đô thị ở
Hà Nội có gì mới?
Ngày 21-9, Bộ Nội vụ và
UBNDTPHà Nội đã tổ chức
hội nghị, lấy ý kiến góp ý
dự thảo nghị định quy định
chi tiết thi hành một số điều
của Nghị quyết số 97/2019/
QH14 ngày 27-11-2019 của
Quốc hội về thí điểm tổ chức
mô hình chính quyền đô thị
tại TP Hà Nội.
Dự thảo nghị định gồm
sáu chương, 39 điều, quy
định phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng; quy định
về tổ chức, hoạt động, chế
độ trách nhiệm của UBND,
chủ tịch UBND phường;
quy định mối quan hệ công
tác của UBND phường; quy
định tuyển dụng, quản lý
công chức phường và tiêu
chuẩn, trình tự, thủ tục bổ
nhiệm, miễn nhiệm, điều
động, luân chuyển chủ tịch,
phó chủ tịch UBND phường.
Về cơ cấu tổ chức: Mặc dù
chính quyền địa phương ở các
phường thuộcquậncủaHàNội
vẫn gọi là UBND phường, là
cơ quan hành chính nhà nước
ở phường.
của UBND quận; công chức
phường gồm chủ tịch, phó
chủ tịch UBND phường và
công chức chuyên môn. Biên
chế công chức làm việc tại
UBND phường căn cứ theo
phân loại phường. UBNDTP
Hà Nội quyết định cụ thể biên
chế của từng vị trí việc làm
gắn với chức danh công chức
làm việc tại UBND phường.
Băn khoăn công chức
phường thuộc
biên chế quận
Mở đầu hội nghị, ông
phường sẽ là công chức
thuộc biên chế của UBND
quận. Ông Nguyễn Huy
Khánh, Chủ tịch UBND thị
xã Sơn Tây, cho hay địa bàn
thị xã vừa có phường (chín
phường), vừa có xã (sáu xã)
nên việc thực hiện quy định
này sẽ nảy sinh bất cập. “Nếu
công chức UBND phường
là công chức cấp quận thì
sẽ gây khó khăn cho công
tác luân chuyển cán bộ giữa
phường, xã với nhau” - ông
Khánh nói.
Còn bà Trần Thị Nga, Bí
thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND
phường Kim Giang (quận
Thanh Xuân), cho hay với
số lượng công chức phường
giới hạn, cùng với quy định
UBNDphường không chuyển
giao chức năng, nhiệm vụ
xuống tổ dân phố để thực
hiện sẽ gây nhiều khó khăn
cho công tác quản lý.
“Trong nhiều năm qua, các
nhiệm vụ về thu thuế, tuyên
truyền được các tổ dân phố
thực hiện tốt. Nếu sắp tới chỉ
giao cho đội ngũ công chức
phường sẽ gặp khó khăn, vì
số lượng công chức có hạn.
Hơn nữa, nhiều trường hợp
công chức không phải là
người địa phương nên thực
tế triển khai sẽ khó khăn” -
bà Nga nói.
Ở khía cạnh khác, ông
Nguyễn Thanh Minh, Phó
Trưởng ban Tổ chức Thành
ủy TP Hà Nội, phân tích:
Chức danh chủ tịch, phó
chủ tịch cấp phường thuộc
diện Ban Thường vụ quận,
Thị ủy quản lý. Tuy nhiên,
dự thảo nghị định chưa quy
định rõ quy trình bổ nhiệm
các chức danh này. ÔngMinh
đề nghị cần quy định cụ thể
hơn, bám sát Quy định số
105-QĐ/TƯ của Bộ Chính
trị về phân cấp quản lý cán
bộ và bổ nhiệm, giới thiệu
cán bộ ứng cử.•
Chính quyền đô thị Hà Nội:
Công chức phường sẽ thuộc quận
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức
của UBND phường đã khác
so với trước đây, gồm có: Chủ
tịch, phó chủ tịch phường,
trưởng công an phường, các
công chức giữ vị trí chức
danh chỉ huy trưởng quân sự
phường, văn phòng - thống kê,
địa chính - xây dựng - đô thị
và môi trường, tài chính - kế
toán, tư pháp - hộ tịch, văn
hóa - xã hội.
Về nguyên tắc hoạt động
của UBND phường: UBND
phường làm việc theo chế độ
thủ trưởng. Chủ tịch phường
lãnh đạo, quản lý, điều hành
công việc của UBND phường
và các công chức khác của
phường, bảo đảm theo nguyên
tắc tập trung dân chủ và tuân
thủ các quy định của pháp luật.
Phó chủ tịch phường giúp
chủ tịch phường giải quyết
các công việc theo phân công
của chủ tịch phường.
Để phù hợp với việc không
tổ chức HĐND ở phường,
dự thảo nghị định quy định
UBND phường chịu sự giám
sát của HĐND quận. Chủ tịch
phường chịu sự lãnh đạo, chỉ
đạo trực tiếp của UBND, chủ
tịch UBND quận. UBND
phường chấp hành việc kiểm
tra và tuân thủ sự hướng dẫn
của cơ quan chuyên môn
thuộc UBND quận trong
thực hiện nhiệm vụ trên địa
bàn phường…
Dự thảo nghị định quy
định công chức phường là
công chức thuộc biên chế
Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ
tịch phụ trách điều hành
UBND TP Hà Nội, nhấn
mạnh việc thực hiện thí
điểm chính quyền đô thị là
đặc biệt quan trọng để nâng
cao hiệu quả, hiệu lực quản
lý nhà nước. Việc xây dựng
dự thảo đã được TP và Bộ
Nội vụ thảo luận kỹ, nhưng
rất cần ý kiến, kinh nghiệm
đóng góp từ cơ sở để hoàn
thiện dự thảo.
Góp ý cho dự thảo nghị
định, nhiều ý kiến băn khoăn
về quy định công chức cấp
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành
UBND TP Hà Nội, nhấn mạnh việc thực hiện thí điểm chính
quyền đô thị là đặc biệt quan trọng để nâng cao hiệu quả,
hiệu lực quản lý nhà nước.
Tại hội nghị, có ý
kiến cho rằng khi
chuyển công chức
cấp phường thành
công chức thuộc biên
chế quận thì tổng
lượng biên chế của
Bộ Nội vụ giao cho
TP sẽ tăng.
Chínhquyềnđô thị tại cấpphườngởHàNội chỉ cònbộmáyhành chínhdo chủ tịchUBNDphườngđứngđầu.
UBND quận 9 và quận 2 đã bắt đầu
triển khai kế hoạch, tổ chức lấy ý kiến
cử tri và trình HĐND các cấp thông qua
nội dung đề án, phương án sắp xếp đơn
vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa
bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2021.
Thời gian lấy ý kiến cử tri về nội dung
này sẽ bắt đầu từ ngày 3-10. Đến ngày
9-10, các phường sẽ tổ chức kỳ họp
HĐND phường để thông qua nội dung đề
án. Ngày 10-10, mỗi quận sẽ tổ chức kỳ
họp HĐND quận để thông qua nội dung
đề án.
Việc tổ chức kế hoạch lấy ý kiến tập
trung vào hai nội dung: Sáp nhập quận
2, quận 9 và quận Thủ Đức thành đơn vị
hành chính cấp huyện mới; đơn vị hành
chính mới lấy tên là TP Thủ Đức.
Chủ tịch UBND quận 9 Trần Văn
Bảy cho biết việc thành lập TP Thủ
Đức trực thuộc TP.HCM trên cơ sở
sắp xếp quận 2, quận 9 và quận Thủ
Đức để hình thành khu đô thị sáng
tạo, tương tác cao của TP; đây sẽ là
một cực tăng trưởng mới thúc đẩy
kinh tế TP và vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Việc lấy ý kiến người dân
về việc thành lập một đơn vị hành
chính mới là việc làm quan trọng, Ban
Thường vụ Quận ủy quận 9 cùng lãnh
đạo UBND quận mong muốn được lắng
nghe thêm ý kiến của cử tri.
Trước đó, UBND quận Thủ Đức đã
triển khai tổ chức việc thực hiện lấy
ý kiến nhân dân về cùng nội dung
trên.
Như vậy, cùng một thời điểm là từ ngày
3-10, đồng loạt ba quận sẽ tổ chức lấy ý
kiến cử tri và trình HĐND các cấp thông
qua nội dung đề án, phương án sắp xếp
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên
địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2020-2021.
Từ đó, các quận sẽ trình hồ sơ, tham mưu
cho UBND TP trình HĐND TP tổ chức
kỳ họp chuyên đề thông qua đề án.
THANH TUYỀN
ÔngNguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịchUBNDTPHàNội, cùng các đại biểu tại hội nghị. Ảnh: TP
ThừaThiên-Huế thiệt hại
hơn500 tỉ đồngdo bão số5
Quận2, quận9 lấy ý kiếndân
về thành lậpTPThủĐức
Ngày 21-9, UBND tỉnh Thừa Thiên-
Huế cho biết cơn bão số 5 đã gây thiệt
hại cho địa phương này ước tính khoảng
505 tỉ đồng.
Theo đó, trên địa bàn tỉnh có hai
người chết trong bão do cây đổ ngã và
hai trường hợp chết sau bão do tai nạn
lợp lại nhà. Có 92 người bị thương phải
đến các trạm y tế, các trung tâm y tế cấp
huyện và BV Trung ương Huế để kiểm
tra, điều trị.
Toàn tỉnh có 10 nhà bị sập, 21.283 nhà
tốc mái, 20 trường học bị tốc mái phòng
học, khu hiệu bộ, sập hàng rào, tốc mái
nhà xe, hư hỏng thiết bị dạy học. 
Bão số 5 đã làm thiệt hại 439 ha hoa
màu, 1.130 ha rừng bị gãy đổ, cao su
863,5 ha, cây ăn quả bị thiệt hại 300 ha.
TP Huế có khoảng 15.000 cây xanh bị
gãy đổ.
Bão đã khiến 43 tuyến cáp quang bị
đứt gián đoạn liên lạc, 721 trạm thu phát
sóng bị mất điện, mất liên lạc. Về điện
lưới, có 150 cột điện bị gãy, 48 cột điện
bị nghiêng, ba máy biến áp bị hỏng,...
khiến mất điện diện rộng.
Cùng ngày, tại cuộc họp đánh giá tình
hình thiệt hại của cơn bão số 5, ông Phan
Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa
Thiên-Huế, yêu cầu các địa phương ưu
tiên phục hồi đời sống người dân, học
sinh đến trường, điện sinh hoạt và sản
xuất, kinh doanh. Trước mắt, sử dụng
nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ cho
người dân, khôi phục hạ tầng dân sinh,
nhà dân. Các ngành liên quan tiến hành
tổng hợp, lên phương án sửa chữa, xây
mới các công trình xây dựng cơ bản bị
hư hỏng.
Bên cạnh đó, chủ tịch UBND tỉnh đề
nghị ngoài việc tập trung khắc phục thiệt
hại của bão, các địa phương vẫn phải tiếp
tục duy trì các hoạt động phòng, chống
dịch bệnh COVID-19, không được chủ
quan, lơ là.
NGUYỄN DO
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook