217-2020 - page 13

13
Cô Ba vé số và
bục giảng về khuya
NGUYỆTNHI - TÙNGNHÂN
B
an ngày bán vé số, ban
đêm dạy học miễn phí,
khôngchỉhàngxómxung
quanh mà nhiều người trên
địa bàn phường Phú Cường
(TP Thủ Dầu Một, Bình
Dương) cũng quen thân và
gọi người phụ nữ ấy với cái
tên trìu mến: cô Ba.
Đắn đo khi đứng trước
cổng viện dưỡng lão
5 giờ chiều, tiếng đọc bài
rộn rã tại lớp học tình thương
phường Phú Cường. Bà lão
dáng người nhỏ nhắn đang
thoăn thoắt đi hết bàn này
đến bàn khác xem mấy đứa
con nít chép bài. Thỉnh thoảng
bà lại ngồi xuống chiếc ghế
cạnh bục giảng, quan sát một
vòng lớp học. Bà lão tên thật
là Nguyễn Thị Ba, năm nay
đã 72 tuổi.
Vốn sinh ra trong một gia
đình nông dân nhưng các anh
chị em và cô Ba đều được cha
mẹ cho đi học và lần lượt theo
nghiệp nhà giáo. Cô Ba nhớ
lại: “Hồi đó chamẹ cô là nông
dân, nghèo lắm nên không có
đất đai gì, chỉ cố gắng cho con
đi học có cái chữ để lại cho
con cái tựnuôi thân”. Kể từđó,
cô chọn gắn bó với bục giảng
gần suốt quãng đời của mình.
Năm 2003, cô về hưu, vì
không có gia đình nên cô về
quê anh trai ởVĩnh Long sống
được gầnmột nămnhưng còn
thương học trò và lưu luyến
bục giảng nên cô Ba trở lại
Bình Dương thuê trọ, sống
bằng tiền dạy kèm và lương
hưu hằng tháng.
Nghĩ tuổi già chiếc bóng, cô
có ý định vào trung tâm nuôi
dưỡngngườigiàđểcóchỗnương
tựa lúc ốmđau. Tuy nhiên, sau
nhiều lần đắn đo, cô dừng lại
suy nghĩ đó, vì theo cô: “Bây
giờ sức khỏe vẫn còn, mình lại
có cái nghề mà cha mẹ cho thì
tại sao lại khôngmang con chữ
dạy cho các em có hoàn cảnh
khó khăn ở quê mình”. Nghĩ
là làm, năm 2016, nhờ sự giới
thiệu của người quen, cô tìm
đếnTrung tâmvănhóaphường
Phú Cường để xin được đứng
lớp dạy các emnhỏ tại lớp học
tình thương. Thấm thoát cô đã
gắn bó với các em ở đây gần
năm năm.
Mang con chữ đến gần
hơn với trẻ em nghèo
Hiện tại lớp học của cô có
20 emhọc sinh, theo học môn
tiếngViệt với đủ trình độ từ lớp
1 đến lớp 5. Tùy vào từng cấp
độ của mỗi em, cô sẽ trực tiếp
hướngdẫn riêng từng emtrong
mỗi buổi học. Cũng như một
lớp học bình thường, đầu buổi
học cô cũng cho các em điểm
danh, ghi sĩ số lớp, sau đó cho
các em đọc bài, luyện chính
tả và kiểm tra thường xuyên.
Những em học sinh ở lớp
học tình thươngPhúCường có
em phải bươn chải từ rất sớm
đủ mọi công việc như bưng
cơm, bán vé số… Mỗi em
có một hoàn cảnh nhưng đều
có chung một
mong ước là
được đến lớp,
được học chữ.
“Conaoước
đượcđihọcnên
cô Ba đưa con
vàođâyhọcđể
concóđượcbạn
bè, cô giáo. Cô giúp đỡ con từ
sách vở đếnmì và gạo. Con rất
yêu mến cô Ba” - em Hoàng
Ngọc Nhi (lớp 5) chia sẻ.
CònDanhThịAnhTiến (lớp
2)chiasẻ:“Côdạychoconđánh
vần, cô dạy cho con viết chữ,
cô dạy cho con biết lễ phép”.
Cô Ba tâm niệm: Trước khi
dạy con chữ, học trò của cô
phải làngười cóđạođức, ngoan
ngoãn và lễ phép. Vì vậy mà
mỗi khi thấy cô Ba hay bất kỳ
người lạ nào bước vào cổng
trường, những tiếng chào đã
vang lên khắp sân Trung tâm
văn hóa phường Phú Cường.
Đến lớp học để đón con,
trên tay còn cầm xấp vé số
của ngày hôm sau, chị Phan
Thị Bích Châu (phụ huynh)
chia sẻ: “Con tôi học với cô
Ba được ba năm rồi, từ hồi nó
học, tôi thấy conmình lễ phép
hơn hẳn. Cả nhà tôi đều bán vé
số. Connóhọc
được cái chữở
đâymaimốt ra
đời cũng khôn
một chút, tôi
mangơnnhững
người như cô
Ba rất nhiều!”.
Những buổi
chiều trước khi vào học, các
em được mạnh thường quân
hỗ trợ một bữa cơm. “Nhìn
các em ăn, tôi thấy rất chạnh
lòng, thay vì ăn cơm sum họp
buổi chiều với gia đình, các
em phải đến đây ăn cùng các
bạn và lên lớp” - cô Ba nói.
Người phụ nữ với đôi mắt vẩn
đục sau chiếc kính dày cộm
chia sẻ về các em nhỏ nhưng
bà cũng quên rằng bản thân
cũng lầm lũi một mình sau
giờ tan lớp.
Ngày nắng cũng như ngày
mưa, cô và trò vẫn nối tiếp
các buổi học. Những đứa trẻ
rồi sẽ lớn lên, mỗi người một
hướng đi nhưng tin rằng rồi
đây các em sẽ không thể quên
hình ảnh côgiáomang con chữ
đến gần hơn với nhiều hoàn
cảnh khó khăn. Và sẽ không
thể nào quên đã có một lớp
học như thế - lớp học đầy tình
yêu thương.•
Chỉ tiêu mỗi ngày 100 tờ vé số
Không chỉ dạy chữ, cô còn thường hỗ trợ gia đình học
sinh gạo, mì gói để các em yên tâmhọc tập. Cô tự đặt ra chỉ
tiêu mỗi ngày phải bán hết 100 tờ vé số. Một nửa dành để
trang trải sinh hoạt cá nhân, một nửa để dành mua quà, hỗ
trợ cho các em. Có những ngày gặp khách quen biết đến
việc làm của cô Ba, họ hào phóng mua hẳn vài chục tờ coi
như hỗ trợ cô làm việc thiện.
Cô Ba tâm niệm:
Trước khi dạy con
chữ, học trò của cô
phải là người có đạo
đức, ngoan ngoãn
và lễ phép.
Gần nămnămnay, đều đặn từ thứHai đến thứ Sáu, cô Ba lại đến
dạy cho các emnhỏ tại lớp học tình thương phường Phú Cường.
Xử phạt 2 cán bộ Trường ĐH Duy Tân
nói xấu trường khác
Ngày 21-9, Đại tá Trần Đình Liên, Phó Giám đốc
Công an TP Đà Nẵng, ký văn bản gửi Đoàn đại biểu
Quốc hội TP Đà Nẵng thông báo kết quả xác minh
làm rõ vụ việc gửi thư nặc danh liên quan các trường
đại học (ĐH) trên địa bàn TP.
Theo kết quả xác minh, tháng 5-2020, ông Lê Văn
Chung (Phó Giám đốc Trung tâm mô phỏng, Trường
ĐH Duy Tân) được phân công làm trưởng đoàn
tuyển sinh phía Nam.
Tháng 6, ông Chung tuyển bà Trần Thị Thắm làm
cộng tác viên công tác tuyển sinh.
Ông Chung và bà Thắm đã bàn bạc, thống nhất soạn
thảo các bài viết, gửi bằng hình thức nặc danh qua
đường bưu phẩm với nội dung không đúng sự thật, hạ
thấp uy tín các trường ĐH trên địa bàn Đà Nẵng.
Số lượng được gửi đi là 900 thư đến các học sinh,
giáo viên các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.
Theo Công an TP Đà Nẵng, động cơ, mục đích
của ông Chung và bà Thắm là nhằm quảng bá cho
Trường ĐH Duy Tân. Bên cạnh đó, hạ uy tín các
trường ĐH khác để thu hút nhiều thí sinh đăng ký
học tại Trường ĐH Duy Tân.
Hành vi của ông Chung và bà Thắm đã vi phạm
quy định tại điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định
167/2013: Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội
dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến
uy tín của tổ chức, cá nhân. Công an TP Đà Nẵng đã
ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Chung
và bà Thắm.
Trước đó, vào tháng 8, ĐH Đà Nẵng có công văn
đề nghị Công an TP hỗ trợ điều tra làm rõ vụ phát
tán thư nặc danh làm ảnh hưởng đến các trường
thành viên trước mùa tuyển sinh.
Theo ĐH Đà Nẵng, nội dung của các thư nặc
danh này đã gây tâm lý hoang mang đối với các
bậc phụ huynh và thí sinh trong việc chọn trường,
chọn ngành để đăng ký xét tuyển vào ĐH giữa lúc
COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
TẤN VIỆT
TặnghọcbổngduhọcĐứcchothí sinh
Đường lên đỉnh Olympia
Ngày 21-9, bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Quỹ
Hỗ trợ xây dựng môi trường xanh Việt Nam (GVF),
đã quyết định trao tặng cho thí sinh Văn Ngọc Tuấn
Kiệt, giải ba vòng chung kết cuộc thi
Đường lên
đỉnh Olympia
 lần thứ 20, gói học bổng toàn phần du
học đại học tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Học bổng du học toàn phần bậc đại học tại Đức sẽ
được trao cho Kiệt sau khi em hoàn thành chương
trình học lớp 12 với các điều kiện: Đạt danh hiệu
học sinh giỏi lớp 12 khóa học 2020-2021; hạnh kiểm
tốt; tổng điểm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt
loại giỏi; IELTS đạt 7.0.
Thí sinh Văn Ngọc Tuấn Kiệt là học sinh lớp
12A1, Trường THPT thị xã Quảng Trị. Sinh ra trong
một gia đình có cha mẹ đều làm nông nghiệp tại
xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, một huyện có truyền
thống vượt khó, hiếu học của tỉnh Quảng Trị, Kiệt là
một học trò giỏi xuất sắc trong suốt 11 năm học.
Chia sẻ về quyết định trao học bổng cho Kiệt,
bà Liên cho biết: “Tôi dành tặng học bổng này cho
em, gửi gắm mong ước em sẽ thành công trong
sự nghiệp và mang tài năng của mình về giúp quê
hương, đất nước. Việt Nam rất cần những người tài,
và tôi càng muốn mình góp phần vun đắp hỗ trợ
những tài năng ấy”.
TN
(Theo
Vietnam
+
)
Thí sinh VănNgọc Tuấn Kiệt.
Ngày nắng cũng như ngàymưa, lớp học của cô Ba luôn rộn rã tiếng cô trò. Ảnh: NGUYỆTNHI
Đời sống xã hội -
ThứBa22-9-2020
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook