248-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 28-10-2020
bão số9
Quân khu 5 huy động 66.121 lượt người
ứng phó bão số 9
Tiêu điểm
Công điện của Thủ tướng:
Khẩn trương ứng phó với bão số 9
Chiều 27-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký công điện
yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 9. Theo đó, đêm 27-
10 và ngày 28-10, bão sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các địa
phương ven biển miền Trung, nhất là tại các tỉnh từ Thừa
Thiên-Huế đến PhúYên.Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và
địa phương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt công tác
ứng phó với bão, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt
động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi
tránh trú an toàn…Rà soát, chủ động sơ tán triệt để người
dân ra khỏi những nơi nguy hiểm, không bảo đảm an toàn
trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp, nhất là trên lồng bè, chòi
canh nuôi trồng thủy hải sản trên biển, ven biển; trên tàu
thuyền; trong các nhà không an toàn, các khu dân cư vùng
thấp, trũng ven biển, cửa sông, bãi ngang có nguy cơ bị sạt
lở, ngập sâu hoặc tác động trực tiếp của sóng.
“Các đồng chí bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, TP từ Nghệ
An đến Bình Thuận; các tỉnh khu vực Tây Nguyên trực tiếp
chỉ đạo và chịu trách nhiệm về địa phương của mình. Yêu
cầu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại về người và tài
sản do bão gây ra” - Thủ tướng lưu ý.
Các bộQuốc phòng, Công an và các địa phươnghuy động
tối đa lực lượng, phương tiện, tập trung ứng phó, cứu hộ
cứu nạn khi bão vào và sau khi bão kết thúc, nhất là những
sự cố sạt lở đất, ngập lụt…
• Cuối giờ chiều 27-10, Văn
phòng thường trực Ban chỉ huy
PCTT&TKCNtỉnhBìnhĐịnhcho
biết hai tàu cá của tỉnh vừa gặp
nạnkhiđangchạytránhbão.Cụ
thể, tàu cá BĐ96388TS do ông
Nguyễn Văn Minh làm thuyền
trưởng đã bị chìm ở tọa độ
12043’N - 111027’E.Tàu còn lại
mang sốhiệuBĐ97469TS, trên
tàu có 14 người cũng bị chìm,
cácthuyềnviênbịnạnvẫnchưa
tìm thấy. Văn phòng thường
trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN
tỉnh đã có văn bản đề nghị Ủy
ban Quốc gia ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
điều phương tiện hỗ trợ tìm
kiếm hai tàu cá này.
• Ngày 27-10, Thủ tướng
quyết định thành lập Ban chỉ
đạo tiền phương ứng phó bão
số 9 đặt tại Đà Nẵng. Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ
tịch Ủy ban quốc gia ứng phó
sự cố thiên tai và tìmkiếm cứu
nạn, làm trưởng ban. Quân
khu 5 đã huy động 66.121
lượt người/1.716 phương
tiện các loại sẵn sàng tham
gia ứng phó bão số 9, trong
đó có bảy trực thăng. Khi cần
thiết có thể huy động thêm sự
hỗ trợ từ Quân khu 7 và Quân
đoàn 3. Ngoài ra còn có Quân
chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh
biên phòng… tham gia.
NHÓM PV
Đảm bảo an toàn cho
người dân khi bão vào
Các tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của bão tập trung sơ tán dân,
chuẩn bị các công tác chằng chống nhà cửa, tàu thuyền… trước khi
bão số 9 chính thức đổ bộ vào đất liền.
NHÓMPHÓNGVIÊN
T
ại
Đà Nẵng:
Chủ tịch
UBND TP Đà Nẵng
Huỳnh Đức Thơ đã có
công văn yêu cầu các lực
lượng chức năng tuyệt đối
không để người ở lại trên các
lồng bè, chòi canh nuôi trồng
thủy sản, trên tàu thuyền neo
đậu, trong các lán trại công
trình đang xây dựng; người
dân không ra khỏi nhà bắt
đầu từ 20 giờ ngày 27-10 cho
đến khi có thông báo mới.
Các quận, huyện trên địa
bàn TP Đà Nẵng cũng khẩn
trương di dời dân ở những
khu vực nguy hiểm đến nơi
kiên cố trước khi bão số 9 đổ
bộ. Đối với những người có
nguyện vọng đến tránh bão ở
nhà người thân, phường hỗ
trợ phương tiện, cắt cử người
đưa đến tận nơi. Ngoài ra,
lực lượng đoàn viên, thanh
niên TP cũng được huy động
để giúp dân chằng chống
nhà cửa…
Tại
Quảng Nam:
Người
dân ven biển các xã Tam
Thanh (TP Tam Kỳ), Tam
Tiến (huyện Núi Thành)…
cũngkhẩn trương chằng chống
nhà cửa, bảo vệ tài sản trước
giờ bão đổ bộ. Nhiều người
dân chuẩn bị dây, bao cát,
bao đựng nước, can nhựa…
hay bất cứ vật dụng nào đựng
nước để chằng chống nhà.
Tại
QuảngNgãi:
UBNDtỉnh
Quảng Ngãi cũng có văn bản
hỏa tốc gửi đến các đơn vị địa
phươngvề việc khẩn trương sơ
tán, di dời dân ở những nơi có
nguy cơ sạt lở, ngập sâu, trũng
thấp, đặc biệt là người dân ở
các khu vực sát bờ biển, trên
các lồngbè thủysản, tàu thuyền
đến nơi tránh trú bão an toàn.
Banchỉ huyphòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
dự kiến di dời hơn 18.000 hộ
với gần 70.000 người dân đến
nơi an toàn.
Tại
Phú Yên:
Cũng trong
chiều27-10,ôngTrầnHữuThế,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú
Yên, cho hay các địa phương
của tỉnh đã triển khai phương
án sơ tánhàngchụcngànngười
dân ở các vùng nguy hiểm,
trũng thấp, ven biển đi tránh
bão. Hàng ngàn người dân trên
các lồng bè cũng được di dời
tới nơi an toàn, những trường
hợp không chấp hành thì lực
lượng chức năng sẽ thực hiện
cưỡng chế sơ tán.
Tại
Thừa Thiên-Huế:
Tỉnh đã có văn bản yêu cầu
người dân không ra đường từ
21 giờ tối 27-10 cho đến khi
có thông báo mới. Chủ tịch
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế
cũng yêu cầu kiểm tra việc neo
đậu tàu thuyền tại các cảng
cá, âu thuyền, bến neo đậu,
các lồng bè nuôi thủy sản.
Tuyệt đối không để người ở
lại trên các lồng bè, chòi canh
nuôi trồng thủy sản, trên tàu
thuyền neo đậu trong các lán
trại, công trình đang xây dựng;
yêu cầu lực lượng chức năng
sẵn sàng các phương tiện, sẵn
sàng huy động khi có tình
huống xấu xảy ra.
Tại
Bình Định:
Chiều
27-10, những chuyến tàu
cuối cùng cũng đã cập cảng
cá Quy Nhơn, TP Quy Nhơn
trước khi cơn bão số 9 đổ bộ
vào đất liền.
Ông Nguyễn Anh Dũng,
Phó Giám đốc Ban quản lý
cảng cá Bình Định, cho biết
từ 19 giờ tối 27-10 cảng cá
sẽ đóng cửa và không cho
hoạt động đối với các hộ mua
bán ở trên bờ. “Theo thống
kê, hai ngày qua số tàu vào
tránh trú ở cảng là hơn 150
chiếc, hiện có khoảng 500
tàu đang ở cảng này” - ông
Dũng thông tin.
Ngoài ra, UBND tỉnh này
cũng có văn bản yêu cầu người
dân không ra khỏi nhà bắt đầu
từ 22 giờ ngày 27-10 cho đến
khi có tin cơn bão số 9 suy yếu
thành áp thấp nhiệt đới. Đồng
thời thông báo người dân chủ
động dự trữ lương thực, thực
phẩm, nước uống...•
mưa phổ biến 200-400 mm/đợt; bắc Tây Nguyên 100-
200 mm/đợt.
Từ ngày 28 đến 31-10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng
Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400
mm/đợt; riêng nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa
phổ biến 500-700 mm/đợt.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9: Cấp 4.
AN HIỀN
• Người dânQuảngNamđàohầmtránhbão
(ảnh)
:Từ sáng 27-10, gia đìnhbàNguyễnThị Mau
(66 tuổi, ngụ thôn Hà Bình, xã Bình Minh, huyện
Thăng Bình) huy động con cái, người thân đổ cát
vào bao dựng hầm tránh bão.
“Bình thường bão cấp 7, cấp 8 thì không cần
làmhầmnhưngmấy ngày nay nghe dự báo bão
lớn, nhà không kiên cố nên phải làm hầm tránh
bão. Đây là lần thứ hai gia đình tôi làm hầm kể
từ cơn bão Xangsane năm 2006” - bà Mau nói.
• 5 tháng tuổi, 4 lần tránh bão lũ
(ảnh)
: Con
gái của chị Ngô Thị Thanh Truyền (34 tuổi, ngụ
thôn An Hải, thị trấnThuận An, huyện PhúVang,
ThừaThiên-Huế)mới đượcnămtháng tuổi nhưng
đã trải qua bốn lần đi tránh bão lũ cùng mẹ. Chị
Truyền cho biết từ khi bão số 5 vào bờ khiến ngôi
nhà đang ở bị tốc mái, chị và con gái phải đến
ở nhà người thân, sau đó lại đến bão số 8. Khi
nghe tin bão số 9 vào, để an toàn mẹ con chị đã
lên trú bão tập trung ở Trường THCS Thuận An.
Cùng cảnh ngộ, chị Phan Thị Thu Lan (30 tuổi,
ở thị trấnThuậnAn) cũngbồng connhỏmới năm
tháng tuổi đi chạy bão.
• Người dân Đà Nẵng dùng container chắn
gió
(ảnh),
chằng chống nhà cửa bằng những
thanh nhôm, cọc gỗ để chống bão. Cụ thể, chủ
các cửa hàng, khách sạn trên các đường LêDuẩn,
BạchĐằng (TPĐàNẵng)…đã chằng chốngbằng
những cọc gỗ, thanh sắt. Nhiều khách sạn trên
đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà) thuê cả
container để chắn gió, gia cố cửa ra vào bằng
cách đóng ván gỗ, dùng vật dụng chèn trước cửa
nhà để tạo độ kiên cố trước gió bão…
NHÓMPV
Ngư dân đang tất bật với những công việc cuối cùng trước khi toàn bộ hoạt động ở cảng cá BìnhĐịnh
được tạmdừng. Ảnh: TÂN - VŨ
Ảnh: THANHNHẬT
Ảnh: NGUYỄNDO
Ảnh: BÙI TOÀN
Bãosố9đổbộĐàNẵng-PhúYênvớicườngđộrấtmạnh,giậtcấp15.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook