248-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư28-10-2020
Khi tòavậndụng
nguyên tắc suyđoán
có lợi cho bị cáo
Xử phúc thẩmmột vụ án trộm cắp tài sản,
TANDTP.HCMđã vận dụng nguyên tắc
suy đoán có lợi cho bị cáo để áp dụng khung
hình phạt nhẹ hơn và tuyên giảmánmột
năm tù cho bị cáo.
TAND TP.HCM vừa xử phúc thẩm vụ án Phạm
Văn Vinh phạm tội trộm cắp tài sản. Tòa này đã vận
dụng nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị cáo và áp
dụng khung hình phạt nhẹ hơn tòa cấp sơ thẩm đã
xử, đồng thời giảm án một năm tù cho bị cáo.
Phán quyết này của tòa trùng với một phần quan
điểm của đại diện VKS, ở chỗ VKS đồng ý áp dụng
khung hình phạt nhẹ hơn tòa sơ thẩm đã xử nhưng
đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm hai năm sáu
tháng tù.
Ngày 10-12-2019, Phạm Văn Vinh đi bộ vào chợ
Kim Biên, quận 5, TP.HCM. Phía trước một sạp có
để gói hàng gồm 96 cái áo lót phụ nữ cùng loại và
50 cái quần lót phụ nữ cùng loại, mới 100%, trị giá
hơn 3,7 triệu đồng. Vinh bèn vác lên và ra khỏi chợ.
Chủ sạp phát hiện nên đuổi theo và tri hô. Vinh liền
vứt gói hàng rồi bỏ chạy nhưng bảo vệ chợ bắt được. 
VKSND quận 5 truy tố Vinh tội trộm cắp tài sản
theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017, gọi tắt là BLHS 2015). TAND quận
5 phạt Vinh hai năm sáu tháng tù, theo khoản 2 điều
này.
VKSND quận 5 kháng nghị, đề nghị áp dụng
khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 để xét xử và giảm
hình phạt. Kháng nghị nêu: Năm 1988 và năm 1991,
Vinh từng bị TAND quận 10 và TAND quận 5 kết án
về tội trộm cắp tài sản của công dân.
Theo kết quả xác minh thì Chi cục Thi hành án dân
sự quận 10 không có hồ sơ lưu trữ việc thi hành bản
án của tòa quận 10, còn Chi cục Thi hành án dân sự
quận 5 không thụ lý thi hành bản án của tòa quận 5.
Tuy nhiên, hiện nay cũng đã hết thời hiệu thi hành
hai bản án này. Tòa sơ thẩm cho rằng Vinh chưa được
xóa án tích là không đúng.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30-9-2020 mới đây,
đại diện VKSND TP.HCM phát biểu rằng việc tòa sơ
thẩm xác định bị cáo phạm tội thuộc trường hợp tái
phạm nguy hiểm là không đúng. Tuy nhiên, bị cáo có
nhân thân xấu, mức án sơ thẩm đã xử phạt là tương
xứng với tính chất, mức độ vi phạm. VKS đề nghị xử
bị cáo theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 nhưng giữ
nguyên hình phạt.
HĐXX phúc thẩm nhận định: Đối với hai bản án nêu
trên, bị cáo đã chấp hành xong nhưng đến nay vẫn chưa
nộp án phí. Căn cứ khoản 2, 4 và 5 Điều 60 BLHS 2015
thì thời hiệu thi hành hai bản án này của Vinh đã lần
lượt kết thúc. Kể từ khi hết thời hiệu thi hành án, bị cáo
không còn phải chấp hành các bản án đã nêu (bao gồm
cả phần hình sự và dân sự).
Mặt khác, hai lần trộm cắp đã bị kết án trước đây, bị
cáo đều trộm xe đạp và bị bắt quả tang, tài sản được thu
hồi trả cho bị hại nhưng không được định giá. Do không
xác định được giá trị nên cần phải suy luận theo hướng
những chiếc xe đạp này giá dưới 2 triệu đồng để đảm
bảo việc không gây bất lợi cho bị cáo; đồng thời xác
định bị cáo được đương nhiên xóa các án tích vào thời
điểm trước khi phạm tội lần này.
Từ những nhận định này, TAND TP.HCM đã kết
luận: Tòa sơ thẩm xác định bị cáo phạm tội thuộc
trường hợp tái phạm nguy hiểm và kết án bị cáo theo
điểm g khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 là không đúng,
dẫn đến việc xử nặng, không tương xứng với mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân
và các tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo được hưởng.
Bị cáo có nhân thân không tốt, ngoài hai án tích đã
được xóa, năm 2018 bị cáo còn bị TAND quận 6 đưa
đi cai nghiện bắt buộc. Bị cáo thành khẩn khai báo,
ăn năn hối cải; phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại
nên tòa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 
Từ đó, TAND TP.HCM đã xử theo khoản 1 và
giảm án còn một năm sáu tháng tù.
PHƯƠNG LOAN
TUYẾNPHAN
N
gày 27-10, phiên tòa xét xử đại án
BIDV của TAND TP Hà Nội tiếp
tục phần xét hỏi. HĐXX tập trung
làm rõ sai phạm liên quan đến các khoản
vay của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà
và Công ty TNHH Thương mại và Du
lịch Trung Dũng, gây thiệt hại hơn 1.600
tỉ đồng của BIDV.
Không có vốn góp vẫn làm
tổng giám đốc
Để lách luật và cho con trai Trần Duy
Tùng vay vốn, ôngTrần Bắc Hà (cựu chủ
tịch HĐQT BIDV) chủ trương thành lập
công ty sân saumang tênCông tyCPChăn
nuôi BìnhHà. Công ty có ba cổ đông, gồm
TrầnAnh Quang (cháu họ ông Hà, lái xe
cho Tùng), Thái Thành Vinh (bạn của
Tùng) và Đinh Văn Dũng (do Tập đoàn
Hoàng Anh Gia Lai giới thiệu).
Quá trình hoạt động, Trần Anh Quang
được dựng lên làm tổng giám đốc nhưng
thực chất mọi quyết định đều doTrầnDuy
Tùng trực tiếp chỉ đạo.
Thông qua công ty này, BIDV thực
hiện giải ngân hơn 2.600 tỉ đồng cho dự
án chăn nuôi bò công nghệ cao, đến nay
mất khả năng thu hồi vốn hơn 799 tỉ đồng.
Khai trước tòa,TrầnAnhQuang chohay
thời điểm thành lập Công ty Bình Hà, bị
cáo không hề biết mình làmột trong ba cổ
đông. Phải tới hơnmột năm sau, khi Tùng
nhờ giữ chức tổng giám đốc và đứng tên
đại diện theo pháp luật, bị cáo mới biết
mình sở hữu 25% vốn điều lệ.
“Bị cáo không có trình độ để quản lý
ở tầm giám đốc nên từ chối. Tuy nhiên,
Tùng nói bị cáo là cổ đông của công ty
nên nhờ đứng tên, có giấy tờ gì cần ký
Tùng sẽ chỉ đạo” - TrầnAnh Quang khai.
Bị cáo này cũng nói mình không có
chuyên môn nên không nắm rõ việc bán
bò qua các công ty môi giới. Mặc dù là
tổng giám đốc nhưng Trần Anh Quang
hoàn toàn không có mặt, không tham gia
vào các hoạt động của công ty.
Trả lời vềmục đích đứng tên giúp, Trần
Anh Quang cho biết việc này nhằm hợp
thức hóa khoản vay của dự án chăn nuôi
bò tại Ngân hàng BIDV. Bởi khi đó ông
Hà đang là chủ tịch HĐQT BIDV, Tùng
là giám đốc Tập đoànAn Phú (một trong
hai nhà đầu tư tham gia dự án), hai người
là cha con nên không thể vay vốn.
Liên quan đến việc thành lập công ty
sân sau, ông Trần Bắc Hà được xác định
có vai trò cao nhất, tuy nhiên bị can này
đã chết nên cơ quan điều tra đình chỉ điều
tra. Cùng với đó, Trần Duy Tùng và Thái
ThànhVinh đang bỏ trốn nên cơ quan điều
tra ra quyết định tạmđình chỉ điều tra, khi
nào bắt được sẽ xử lý sau.
“Sức ép rất lớn” từ ông
Trần Bắc Hà
Theo hồ sơ, dù lợi nhuận sau thuế của
Tổng giám đốc bù nhìn
trong đại án BIDV
Con trai ông Trần Bắc Hà nhờmột người không có chuyênmôn,
không góp vốn làm tổng giámđốc bù nhìn để có thể vay vốn cho
dự án chăn nuôi bò tại Hà Tĩnh.
Bị cáoĐoànHồngDũng, cựu giámđốc Công ty TrungDũng. Ảnh: TP
BIDV xin giảm nhẹ cho 8 bị cáo
Lời khai của các bị cáo tại
BIDV Chi nhánh Hà Thành
cho thấy họ chịu sức ép rất
lớn từ ông Trần Bắc Hà,
dẫn đến buộc phải đề xuất
hoặc phê duyệt phát hành
L/C (tín dụng thư) cho
Công ty Trung Dũng.
Được triệu tập tới tòa với tư cách bị
hại, đại diện BIDV đề nghị HĐXX đưa ra
phánquyết theonguyên tắc“ai vay người
đó trả, ai chiếm đoạt người đó phải bồi
thường”. Cụ thể, ngân hàng này yêu cầu
Công ty Trung Dũng phải trả cho mình
hơn 860 tỉ đồng cùng với số tiền lãi phát
sinh, tương tự Công ty Bình Hà phải trả
hơn 1.200 tỉ đồng cùng với số tiền lãi
phát sinh khác…
Đại diện BIDV còn cho rằng támbị cáo
là cựu lãnh đạo, cán bộ BIDV cũng chỉ là
người làm công ăn lương, làm việc theo
quy trình, phân công của tổ chức, không
có tư lợi… nên mong muốn HĐXX áp
dụng mức hình phạt thấp nhất cho họ.
Công ty Trung Dũng liên tục giảm qua
các năm, vốn đầu tư ngày một tăng cao,
hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và chiếm
dụng..., tuy nhiên BIDV Chi nhánh Hà
Thành vẫn đánh giá doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả để xuất vốn vay, dẫn đến
mất vốn hơn 860 tỉ đồng.
Đặc biệt, lời khai của các bị cáo tại chi
nhánh này cho thấy họ chịu sức ép rất lớn
từ ông Trần Bắc Hà, dẫn đến buộc phải
đề xuất hoặc phê duyệt phát hành L/C
(tín dụng thư) cho Công ty Trung Dũng.
Điển hình, cựu giám đốc chi nhánh
Ngô Duy Chính thừa nhận trách nhiệm
sai phạm nhưng cho rằng thực hiện theo
sự chỉ đạo của ông Hà và tin tưởng vào
cán bộ cấp dưới.
Cựu phó giám đốc Nguyễn Xuân Giáp
thì nói chịu áp lực vô cùng nặng nề, bởi
trước đây một phó giám đốc phụ trách
quan hệ khách hàng của chi nhánh bị ông
Hà chỉ đạo luân chuyển công tác vì có ý
định dừng giải ngân và giảm dư nợ đối
với Công ty Trung Dũng.
HaynhưPhạmHồngQuang, cựu trưởng
phòng khách hàng doanh nghiệp, bị cáo
khai từng đề xuất không cấpL/CchoCông
ty Trung Dũng nhưng sau đó nhận được
một văn bản của doanh nghiệp này kèm
theo bút phê của ông Hà nên buộc phải đề
xuất cho vay.
Trong tài liệu truy tố, VKSND Tối cao
cũng nhận định ông Hà có nhiều ưu đãi
đặc biệt cho Công ty Trung Dũng, gây áp
lực chomột số cán bộBIDVChi nhánhHà
Thành trong việc đề xuất phê duyệt phát
hành L/C dù không đủ điều kiện tài chính.
Tuynhiên, ngay tại tòa,HĐXXhỏiĐoàn
HồngDũng (cựu giámđốc Công tyTrung
Dũng) về mối quan hệ với ông Trần Bắc
Hà, bị cáo này tỏ ra không hề quen biết cựu
chủ tịch BIDV. Ông Dũng nói mình chỉ là
một doanh nghiệp bình thường, mọi hoạt
động đều thông qua chi nhánh Hà Thành.
“Doanh nghiệp của bị cáo chưa đến
lượt quan hệ với ông Hà” - bị cáo khai
và lập tức bị HĐXX phản ứng. HĐXX
truy vấn tại sao có hàng vạn khách hàng
mà ông Hà lại sâu sát, chỉ đạo trực tiếp
liên quan đến các khoản vay của công
ty bị cáo. “Bị cáo nói làm sao để chủ tọa
còn nghe được” - HĐXX nhắc nhở…
Hôm nay (28-10), phiên tòa vẫn tiếp tục.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook