248-2020 - page 5

5
Thời sự -
Thứ Tư 28-10-2020
Chính quyền đô thị TP.HCM:
Phục vụ dân tốt hơn
Việc tổ chức chínhquyềnđô thị tại TP.HCMsẽ giúpbộmáy tinhgọn, giảmđược chi phí vàphục vụdân tốt hơn.
Quyền hạn của chủ tịch
TP Thủ Đức sẽ ra sao?
Theo đề án, tổ chức chính
quyền địa phương tại TP.HCM
gồm cả nội dung TP thuộc
TP.HCM, bởi hiện nay TP.HCM
đang xúc tiến việc thành lập
TP Thủ Đức. Về điều này, PGS-
TSTrần Hoàng Ngân cho rằng:
Với việc hợp nhất ba quận 2, 9
và Thủ Đức thành TP Thủ Đức
(hơn 1,1 triệu dân, chiếm 10%
diện tích TP và đóng góp 30%
GDP cho TP.HCM), quyền hạn
của chủ tịch UBNDTPThủ Đức
phải lớn hơn quận chứ không
thể như quận được. Vì thế, vấn
đềphân cấpquyền lực cho chủ
tịch UBNDTPThủ Đức sẽ được
tính toán kỹ.
Tiêu điểm
“Mục tiêu lớn nhất
của việc tổ chức
chính quyền đô thị
là làm sao phát huy
được tiềm năng, lợi
thế của TP để phát
triển nhanh hơn vì
cả nước, cùng cả
nước và để phục vụ
nhân dân tốt hơn.”
PGS-TS
TrầnHoàngNgân
MụctiêulớnnhấtcủachínhquyềnđôthịTP.HCMlàđểđưaTPpháttriểnhơnnữavàphụcvụdântốthơn.
Ảnh:LÊTHOA
Đại biểu
TÔ THỊ BÍCH CHÂU
,
Chủ tịch
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM:
Bước tiến trong cải cách
về thể chế, bộ máy
Vai trò củaTP.HCMđã được
QHcũngnhưBộChínhtrịgiao
cho là đầu tàu phát triển kinh
tế của cả nước và là nơi đi đầu
trong đề xuất những thể chế,
chính sáchđặc thùđểTPphát
triển nhanh và bền vững. Do
vậy,đềántổchứcchínhquyền
đô thị ởTP.HCMcũng là bước
tiến bộ trong cải cách về thể
chế, bộ máy cũng như việc
tinh gọn bộ máy, từ đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ,
công chức phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của TP.HCM.
Tôi cho rằng đề án tổ chức chính quyền đô thị sẽ tạomột
cú hích cho TP.HCM phát triển theo những mục tiêu mà TP
hướng tới. Từ đó sẽ đóng góp nhiều hơn cho cả nước, giữ
vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Một nội dung quan trọng của đề án, cơ chế chính quyền
đô thị ở TP.HCM sẽ không còn HĐND quận, phường. Khi
không còn HĐND quận, phường thì phải nâng cao vai trò
giám sát. Trong đó, bên cạnh việc xây dựng lực lượng đại
biểu HĐND TP đủ mạnh, cơ chế giám sát đủ rộng để tạo
được cú hích cho sự phát triển thì cơ chế, vai trò giám sát
của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cũng như người
dân phải đủ mạnh và tương xứng.
Đại biểu
VĂN THỊ BẠCH TUYẾT,
Phó Trưởng đoàn
chuyên trách Đoàn đại biểu QH TP.HCM:
Bộ máy hành chính tinh gọn
Theo tôi, ý nghĩa lớn nhất
màđềán tổchức chínhquyền
đô thị sẽmang lại choTP.HCM
là có bộmáy hành chính nhà
nướctinhgọn,thôngsuốt,hiệu
lực, hiệu quả, phát huy tính
tự chủ, tự chịu trách nhiệm
và sự minh bạch trong quản
lý của chính quyền TP. Từ đó
hướng đếnmục tiêu phục vụ
tốt nhất cho người dân, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP.
Đềánđãđặt ra vấnđềkhông tổchứcHĐNDquận, phường.
Lúc đó, cùng với đại biểuHĐNDTP thì các đại biểuQH, đoàn
đại biểuQH cũng sẽ tăng cường hoạt động giámsát về tình
hình thực hiện các chính sách pháp luật, trong đó có giám
sát nghị quyết này.
Tôi cũngủnghộviệc tổ chức chínhquyềnđô thị tạiTP.HCM
lần này sẽ không thí điểmmà sẽ áp dụng luôn. Điều này sẽ
đảmbảo sự ổn định lâu dài cho tổ chức bộmáy hành chính
nhà nước của TP.HCM. Đồng thời thuận lợi trong công tác
quy hoạch, đào tạo cán bộ, công chức, tạo sự an tâm công
tác đối với đội ngũ công chức đang công tác tại cấpphường.
TÁ LÂM- LÊ THOA
N
gày 26-10, tại kỳ họp
thứ 10, Quốc hội (QH)
khóa XIV, QH đã thảo
luận dự thảo nghị quyết về tổ
chức mô hình chính quyền
đô thị tại TP.HCM.
Pháp
Luật TP.HCM
đã có cuộc
trao đổi với PGS-TS Trần
Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban
Kinh tế của QH, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu phát triển
TP.HCM, về nội dung này.
Theo PGS-TS Trần Hoàng
Ngân, TP.HCM vừa tổ chức
thành công Đại hội đại biểu
Đảng bộTPlần thứXI. Chủ đề
của đại hội là nâng cao trách
nhiệm nêu gương và năng lực
lãnh đạo của Đảng bộ, xứng
đáng với niềm tin của nhân
dân; phát triển nhanh, bền
vững, vì cả nước, cùng cả
nước, vì hạnh phúc của nhân
dân... Tất cả điều này đều với
mong muốn làm sao để phục
vụ nhân dân tốt nhất.
“Mục tiêu lớn nhất của việc
tổ chức chính quyền đô thị là
làm sao phát huy được tiềm
năng, lợi thế của TP để phát
triển nhanh hơn vì cả nước,
cùng cả nước và để phục vụ
nhân dân tốt hơn” - PGS-TS
Trần Hoàng Ngân nói.
Nhiều tiền đề
thuận lợi
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
theo quan sát của ông, đến lúc
này, những tiền đề thuận lợi
nào để Đề án tổ chức chính
quyền đô thị của TP.HCM
được thực hiện trên thực tế?
+ PGS-TS
Trần Hoàng
Ngân
(ảnh)
: TP.HCM đã có
kinh nghiệm thực tiễn qua
hơn sáu năm thí điểm không
tổ chức HĐND quận/huyện,
phường giai đoạn 2009-2016.
Qua sơ kết cho thấy với số
lượng đơn vị hành chính thí
điểm nhiều nhất cả nước, TP
đã đạt được thành công trên
diện rộng.
Đề án tổ chức chính quyền
đô thị ở TP ấp ủ từ lâu, từng
đề xuất trung ương vào các
năm 2007 và 2013. Ở thời
điểm đó, một số quy định
chưa phù hợp nên chưa được
thông qua. Kỳ họp QH này,
TP tiếp tục trình đề án với
mong muốn được thông qua
để cho phù hợp hơn với thực
tiễn của một đô thị đặc biệt.
Lần này chúng ta thấy có
rất nhiều thuận lợi, bởi trong
hiến pháp đã ghi rõ cấp chính
quyền địa phương gồm có
HĐND và UBND ở nước ta
được tổ chức phù hợp với
đặc điểm nông thôn, đô thị,
hải đảo, đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt. Luật Tổ chức
chính quyền địa phương (sửa
đổi) năm 2019 cũng đã nêu
rõ nội dung này (tại khoản 1
Điều 2). Mặt khác, cũng tại
luật này có quy định: Chính
quyền địa phương ở quận/
phường là cấp chính quyền
địa phương (có đầy đủHĐND
và UBND), trừ trường hợp
cụ thể QH quy định không
phải là cấp chính quyền địa
phương (khoản 14 và khoản
17 Điều 2).
TP.HCM là đô thị đặc biệt
với dân số gần 10 triệu người,
đặc biệt là mật độ dân số rất
cao (khoảng4.300người/km
2
),
cho nên ranh giới phường/xã
không rõ nét. Do đó, việc tổ
chức chính quyền đô thị phải
làmnhư thế nào để quản lý, tổ
chứcvàvậnhànhhiệuquả, hiệu
lực hơn nữa. Tất cả là để phục
vụ nhân dânmột cách tốt hơn.
.
Tại cuộc thảo luận ở QH
hôm 26-10, nhiều ý kiến đồng
tình về việc áp dụng luôn đề
án mà không qua thí điểm.
Ông nhìn nhận gì về sự ủng
hộ này?
+ Trong dự thảo nghị quyết
về tổ chức chính quyền đô
thị tại TP.HCM không có từ
“thí điểm”, có nghĩa là sẽ áp
dụng luôn mà không qua thí
điểm. Điều này là hoàn toàn
hợp lý, bởi lẽ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương (sửa
đổi) năm 2019 mà tôi đề cập
trên đây đã quy định rõ cơ sở
pháp lý liên quan.
Bên cạnh đó, trong Kết
luận 21 năm 2017 của Bộ
Chính trị về sơ kết năm năm
thực hiện Nghị quyết số 16
của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển
TP.HCM đã nói rõ “việc gì
đã rõ thì cho làm ngay, việc
gì chưa rõ, phức tạp thì cho
làm thí điểm, sơ kết, tổng kết
để nhân rộng”.
Trong dự thảo nghị quyết
về tổ chức chính quyền đô
thị tại TP.HCM có quy định
thêm về nhiệm vụ và quyền
hạn của HĐNDTP, rồi nhiệm
vụ và quyền hạn của chủ tịch
UBND quận, phường và chủ
tịchUBNDTPthuộcTP.HCM.
Điều này thể hiện sự phân
cấp ngày càng mạnh mẽ hơn.
Bộ máy tinh gọn,
giảm chi phí,
hiệu quả hơn
.
Thưa ông, một trong những
nội dung cốt lõi của đề án là
TP.HCM tới đây sẽ không tổ
chức HĐND quận, phường.
Có ý kiến thắc mắc điều này
sẽ ảnh hưởng đến chức năng,
nhiệmvụcủaHĐND.Điềunày
cần được lý giải như thế nào?
+Đúngvậy,mộttrongnhững
nội dung cốt lõi của đề án là
không tổ chức HĐND quận,
phường. Điều đó không có
nghĩa là chúng ta giảm nhẹ
chức năng và nhiệm vụ của
HĐND, mà chúng ta làm cho
HĐND có quyền lực hơn và
tổ chức lại cho hiệu quả hơn,
tiết kiệm hơn. Vai trò của
HĐND TP sẽ đảm đương
những nhiệm vụ mà HĐND
quận, phường để lại.
Cụ thể nhưHĐNDTPquyết
định dự toán ngân sách nhà
nước trên địa bàn, bao gồm
cả dự toán ngân sách chính
quyền địa phương cấp dưới;
quyết định kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của TP, bao
gồm cả các quận, phường.
HĐND TP cũng sẽ thay mặt
HĐND quận, phường tổ chức
lấy phiếu tín nhiệm đối với
chủ tịchUBNDquận, phường.
Do đó, vai trò của HĐNDTP
sẽ cao hơn so với hiện nay.
Vấn đề quan trọng là chúng
ta tổ chức chính quyền đô
thị như thế nào để hiệu quả
hơn, làm sao để các quyết
định của HĐND TP sớm đi
vào thực tiễn. Bộ máy quản
lý nhà nước phải hết sức tinh
gọn, bỏ đi sự cồng kềnh, giảm
được chi phí. Vai trò, nhiệm
vụ và quyền hạn của HĐND
TP là phải tiếp tục thực hiện
một cách mạnh mẽ hơn và
hiệu quả hơn.
. Xin cám ơn ông!
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook