248-2020 - page 9

9
Ngày 27-10, ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND
TP Thuận An (Bình Dương), cho biết đang phối hợp với Sở
Xây dựng tỉnh Bình Dương giải quyết vụ việc một ngôi nhà
bị nghiêng, có nguy cơ đổ sập, đe dọa tính mạng người dân.
Theo ông Tâm, UBND TP nhận được phản ánh của
người dân về việc một công trình nhà ở bốn tầng bất ngờ bị
nghiêng, có nguy cơ đổ sập nằm sát cầu Phú Long (phường
Lái Thiêu, TP Thuận An). Lãnh đạo TP đã chỉ đạo các đơn
vị chức năng, UBND phường Lái Thiêu phối hợp với Sở
Xây dựng nắm tình hình, khẩn trương làm việc với chủ sở
hữu căn nhà để sớm có hướng xử lý, không để ngôi nhà đổ,
ảnh hưởng đến người dân.
“Chúng tôi đã yêu cầu chủ sở hữu không cho người dân
tiếp cận căn nhà để tránh nguy hiểm, đồng thời ra cảnh báo
cho người dân về việc có sự cố công trình để mọi người
cảnh giác, không đi vào vùng nguy hiểm” - ông Tâm nói.
Cũng theo ông Tâm, đang trong mùa mưa bão nên công
trình này có nguy cơ đổ sập rất cao. Chủ sở hữu căn nhà
cũng đã làm việc với các đơn vị chức năng và cam kết trong
vòng 60 ngày sẽ khắc phục sự cố.
Theo ghi nhận, căn nhà bị nghiêng thuộc dự án nhà liền
kề ba căn. Công trình này được đưa vào sử dụng năm 2018.
Nhìn bằng mắt thường, căn nhà này bị nghiêng so với trục
vuông góc mặt đất tính từ đỉnh công trình khoảng 0,3-0,4
m. Công trình nằm ngay chân cầu Phú Long, xung quanh có
nhiều nhà dân sinh sống. Hiện tại, hai căn còn lại đang được
một công ty bất động sản thuê lại làm trụ sở làm việc.
Được biết khu vực đất nơi công trình này xây dựng có
nguồn gốc là đất nông nghiệp, gần sông Sài Gòn, dễ sụt lún.
LÊ ÁNH
ANHIỀN
T
rên các số báo ra ngày
26 và 27-10,
Pháp Luật
TP.HCM
có loạt bài viết
đặt câu hỏi về tình trạng phá
rừng, phát triển thủy điện
“cóc” tràn lan có phải là một
phần nguyên nhân gây ra trận
lũ lụt lịch sử và sạt lở núi vừa
qua. Ông Đỗ Đức Quân, Phó
Cục trưởng Cục Điện lực và
năng lượng tái tạo (Bộ Công
Thương), đã có cuộc trao đổi
với chúng tôi về vấn đề này.
Không làm thủy điện
công suất dưới
3 MW
.
Phóngviên:
Thưaông, hiện
ởmiền Trung có rất nhiều dạng
thủy điện “cóc” với công suất
nhỏ, BộCông Thương có thống
kê hoặc chỉ đạo các địa phương
rà soát, kiểm tra về quá trình
hoạt động, vận hành các dạng
thủy điện này không?
+ Ông
Đỗ Đức Quân
: Hiện
nay, các nhà máy thủy điện có
công suất
dưới3MW
trở xuống
Bộ Công
Thươngyêu
cầucáctỉnh
khônglàm,
không đưa
vào quy hoạch. Những dự án
thủy điện quy mô công suất rất
nhỏ từ vài trăm kWđến dưới 1
MW xây dựng từ những năm
1980 cũng đã dừng hoạt động.
. Ông có nhận xét gì về việc
một số ý kiến cho rằng việc phát
triển, xây dựng các nhà máy
thủy điện đang diễn ra ồ ạt?
+Không, hiệnnaykhôngphát
triển thủy điện ồ ạt. Từ năm
2013 đến nay, sau khi Quốc
hội có Nghị quyết 62 về phát
triển thủy điện thì các tỉnh đều
xem xét rất kỹ việc cấp phép
cho các dự án thủy điện.
. Có phải việc phát triển
Nhàmáy thủy điện Sông BaHạ xả lũ. Ảnh: TẤN LỘC
Nhiều thủy điện xả lũ không
đúngquy trình
Cách đây nhiều năm, nước mình thiếu
điện nên đành chấp nhận xây nhiều thủy
điện. Giờbiết baonhiêunhà đầu tư tưnhân
làm thủy điện, họ phá rừng, bán gỗ bù vào
vốn, saunày bánđiện cónguồn thu lâudài.
Về lý thuyết, triết lý làm thủy điện một phần là giữ nước để
mùa khô điều tiết nước về hạ du. Nhưng thực tế không như
vậy. Mấy anh thủy điện không làm đúng quy trình đó. Đáng lẽ
trước khi mưa thì anh phải lo xả nước thủy điện đi. Đến khi mưa
lớn có thể giữ lại nhiều nước trong hồ, như vậy mới là điều tiết
lũ. Nhưng khi mưa ít thủy điện không dám xả lũ vì sợ không có
nước để phát điện. Quy trình điều tiết xả lũ các anh không làm,
thủy điện khư khư giữ nước, đến khi thừa mới xả.
Mới đây, có hai tập đoàn ở Mỹ xin xây dựng nhà máy điện
4.000MW/dự án ởChânMây (ThừaThiên-Huế) vàTPHải Phòng.
Cả hai dự án đều dùng khí hóa lỏng. Trướcmắt họ nhập khí hóa
lỏng từ nước ngoài, sau này sẽ dùng chính khí hóa lỏng ở Việt
Nam để phát điện.
Một tronghai tậpđoànnày từngđề nghị tôi trong việc nghiên
cứu, xây dựng nhà máy Đà Nẵng, lấy khoảng 50 ha mặt nước
biển để làm cảng xuất nhập khí hóa lỏng. Nhưng ở Đà Nẵng
không có mặt biển phù hợp để làm nên họ ra xin làm ở Chân
Mây. Tôi ủng hộ hai dự án này vì công suất khoảng 8.000 MW,
bằng cả ngàn thủy điện nhỏ hiện nay, lại không phải phá rừng.
KTS
HỒ DUY DIỆM
,
Chủ tịch Hội Bảo vệ
lưu vực và dải biển VN, Phó Chủ tịch HĐQT
Viện Hỗ trợ pháp lý và bảo vệ môi trường VN
Những dự án thủy
điện quy mô công
suất rất nhỏ từ vài
trăm kW đến dưới
1 MW xây dựng từ
những năm 1980
cũng đã dừng
hoạt động.
Phá rừng
và cái giá
phải trả -
Bài 3
Bộ Công Thương nói gì về
thủy điện “cóc”?
Theo Bộ CôngTHương, từ những năm2012-2019, bộ này đã phối hợp với UBND các tỉnh
xemxét, loại bỏ khỏi quy hoạch támdự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ
và 213 vị trí tiềmnăng thủy điện.
Dòng sông Rào Trăng là nơi có
bốn thủy điệnAlin B1, Alin B2,
Rào Trăng 3, Rào Trăng 4.
Trong ảnh: Thủy điệnAlin B2.
Ảnh: NGUYỄNDO
thủy điện quá nhiều đã làm
mất rừng, thưa ông?
+ Trong quá trình thẩm định
quy hoạch các dự án thủy điện
doUBNDtỉnhđề xuất, diện tích
chiếmđất, đặc biệt là đất lúa và
đất rừng được kiểm tra rất chặt
chẽ. Theo thống kê, trong giai
đoạn từ năm2014 đến nay, chủ
yếu là các dự án thủy điện nhỏ,
bìnhquân chỉ chiếmdưới 1,9ha
đất các loại, kể cả đất sông, suối
cho 1MWcông suất (trước đây
là 5-7 ha). Trong đó, diện tích
chiếmđất rừng trồng, rừng sản
xuất khoảng 4,35%; diện tích
chiếm đất lúa khoảng 3,64%;
diện tích đất sông, suối khoảng
30,73%; còn lại đất khác các
loại chiếm 61,28%.
Trong thời gian vừa qua, Bộ
Công Thương không xem xét
bổ sung bất cứ dự án thủy điện
nào có chiếmdiện tích đất rừng
tự nhiên. Đối với các dự án có
ảnh hưởng đến đất rừng phòng
hộ đều phải được HĐND tỉnh
thông qua chủ trương chuyển
đổi mục đích sử dụng đất sang
dạngđất khác thìmới thẩmđịnh
và xem xét quy hoạch.
Ngập lụt ở miền Trung
không chỉ từ thủy điện?
. Nhiều ý kiến cho rằng đợt
ngập lụt diện rộngởmiềnTrung
vừa qua có nguyên nhân từ thủy
điện. Quan điểm của ông thế
nào về ý kiến này?
+ Nguyên nhân chính của
đợt ngập lụt, sạt lở đất gây
thiệt hại lớn về người và tài
sản vừa qua đã được các cơ
quan quản lý và các nhà khoa
học khẳng định là do mưa quá
lớn vượt lịch sử, thời gian kéo
dài liên tục nhiều ngày và trên
một vùng rộng lớn gồm nhiều
tỉnh, thành miền Trung.
Tuy nhiên, các hồ thủy điện
đã vận hành an toàn và tuân
thủ quy trình vận hành (liên
hồ, đơn hồ) được cấp thẩm
quyền phê duyệt, không gây
tác động bất lợi cho hạ du. Đặc
biệt, một số hồ thủy điện lớn
đã cắt, giảm lũ cho hạ du với
tổng lưu lượng xả qua công
trình/lưu lượng đỉnh lũ về hồ
như: Quảng Trị là 1.130/1.426
m3/giây; Hương Điền là
2.500/4.552 m3/giây; Bình
Điền là 1.873/3.248 m3/giây;
SôngBung4 là1.379/2.406m3/
giây; Đăk Mi 4 là 796/3.149,5
m3/giây; Sông Tranh 2 là
1.501/1.884,8 m3/giây.
. Xin ông cho biết sắp tới Bộ
có kế hoạch gì liên quan đến
thủy điện không?
+Đối với các dự án thủy điện
đã vận hành và đang thi công sẽ
tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh
giá tổng thể về việc phát triển
thủy điện trên địa bàn trong
thời gian vừa qua. Trong đó,
đặc biệt cần phân tích, đánh
giá về an toàn các công trình
và các vấn đề liên quan đến
cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng
trong điều kiện biến đổi thời
tiết khí hậu cực đoan. Trên cơ
sở đó, các tỉnh cân nhắc việc
phát triển trên địa bàn.
Cạnhđó,cụctiếptụcchủđộng
và phối hợp chặt chẽ giữa các
bộ, ngành và các địa phương
triển khai thực hiện nghiêm
túc các chỉ đạo của Ban bí thư,
nghị quyết của Quốc hội và chỉ
đạo của Chính phủ liên quan
đến phát triển năng lượng tái
tạo, trong đó có thủy điện một
cách đồng bộ, quyết liệt. Tập
trung thực hiện đầy đủ, đạt
chất lượng các nội dung chỉ
đạo nêu trên, đặc biệt là kiên
quyết đề xuất loại khỏi quy
hoạch, không cấp chủ trương
đầu tư đối với các dự án thủy
điện có ảnh hưởng đến an toàn
môi trường và cuộc sống của
người dân.•
Kỳ sau:
Chuyên gia góp ý
để hạn chế thiên tai
Nhà4 tầngởBìnhDương cónguy cơđổ sập
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook