11
Kinh tế -
ThứBảy7-11-2020
100 tỉ đồng phục hồi
sản xuất miền Trung
Gạo, rau củ tăng giá do mưa lũ
Sở Công Thương TP.HCM vừa công bố báo cáo cho biết
so với thời điểm tháng 6, hiện nay giá heo hơi đã giảm
20%. Nguyên nhân là Chính phủ cho phép nhập khẩu heo
sống từ Thái Lan cũng như nguồn thịt heo nhập khẩu về
Việt Nam ngày càng nhiều. Hiện nay giá heo hơi dao động
ở mức 71.000-74.000 đồng/kg.
Domưa lũ kéo dài nên giá nhiều loại rau, củ tăng phổ biến
12,5%-32,8%.Riêngmặthàngkhoaitây,cảibẹxanhtăng41%-
50% trong khi mặt hàng cà chua, đậuHòa Lan, bí đao, chanh
giấy miền Tây, đậu cô ve giảm 6%-25% so với tháng trước.
Với mặt hàng gạo, mặc dù giá lúa, gạo trên thị trường
tăng từ tháng 3 tới nay nhưng các doanh nghiệp tham gia
bình ổn thị trường vẫn giữ giá bán và mới điều chỉnh tăng
1.000-2.000 đồng/kg (13%-15%) kể từ ngày 12-9.
ANHIỀN
T
heo thống kê từ các cơ
quan chức năng, chỉ tính
riêng từ ngày 6 đến 25-
10 đã có 1.400 ha lúa, gần
8.000 ha hoa màu bị ngập,
hư hại do mưa lũ; hơn 7.100
gia súc, hơn 920.000 gia cầm
bị chết, bị lũ cuốn trôi.
Ông Nguyễn Văn Trọng,
Phó Cục trưởng Cục Chăn
nuôi (Bộ NN&PTNT), nhận
định số gia cầm, gia súc bị thiệt
hại ở các tỉnh miền Trung so
với tổng đàn cả nước không
quá nhiều nhưng cũng sẽ ảnh
hưởng phần nào vì phải mất
vài thángmới có thể khôi phục
lại. Trong đó, đáng chú ý là
nguồn cung thịt heo đang trên
đà hồi phục sau thiệt hại từ
dịch tả heo châu Phi, nay lại
bị thiệt hại do mưa lũ.
“Việc khôi phục cũng không
thể thực hiện được ngay vì còn
liên quan đến giống, chuồng
trại, công tác an toàn dịch
bệnh... Khả năng phải sang
nămmới có sản phẩm” - ông
Trọng nhấn mạnh.
Về rau xanh, nhiều hecta
đã bị thiệt hại do mưa lũ dẫn
đến nguồn cung bị ảnh hưởng
khiến giá biến động mạnh.
Đơn cử như ngày 3-11, tại thị
trườngQuảngNamdothiếuhụt
nguồn cung nên các mặt hàng
rau xanh tăng giá 5%-15% so
với ngày thường. Mặt hàng cá
biển khan hiếm nên cá, tôm,
cua sông tăng giá từ 10% đến
15% so với bình thường.
Nhiều người dân nuôi cá
lồng bè tại các tỉnh Quảng
Nam, Bình Định... cũng trắng
tay sau mưa, lũ, bão. “So với
các lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp khác, việc khôi phục
sản xuất thủy sản sau thiên
tai sẽ diễn ra chậm hơn do
liên quan đến chất lượng
nước. Do đó, phải đợi đến
khi môi trường ổn định mới
khôi phục được” - ông Trần
Quang Hùng, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thủy sản,
cho biết.
Thứ trưởng BộNN&PTNT
Phùng Đức Tiến cho biết hiện
nay bộ đang tích cực vận động,
huy động các nguồn hỗ trợ
về giống cây trồng, vật nuôi,
thủy sản, thuốc, thức ăn chăn
nuôi... cho người dân các tỉnh
miền Trung.
Cụ thể, về giống cây
trồng cho vụ đông xuân,
Bộ NN&PTNT đã ký xuất
từ nguồn dự trữ. Về chăn
nuôi, ngoài xuất hóa chất
để vệ sinh tiêu độc, tạo môi
trường an toàn dịch bệnh cho
phục hồi chăn nuôi thì bộ
cũng huy động được hơn 1,1
triệu con giống gia cầm kèm
thức ăn chăn nuôi, vaccine,
thuốc thú y để tổ chức sản
xuất cho bà con vùng lũ.
Về thủy sản, bộ này cũng
đã huy động được giống,
thức ăn chăn nuôi và thuốc
sát trùng. Tính đến ngày 27-
10, Tổng cục Thủy sản cho
biết đã có tám doanh nghiệp
cam kết sẽ hỗ trợ 170 triệu
con tôm giống.
Theo Thứ trưởng Phùng
Đức Tiến, đến nay nguồn hỗ
trợ của các tổ chức, đơn vị
về giống, thức ăn chăn nuôi,
thuốc thú y, thuốc sát trùng...
cho người dân miền Trung
thông qua Bộ NN&PTNT
đã đạt khoảng 100 tỉ đồng.
“Chăn nuôi gia cầmsẽ được
chú trọng vì có chu kỳ sản xuất
ngắn, từ nay đến tết Nguyên
đán sẽ có sản phẩm. Như vậy,
người dân có sinh kế và có kết
quả tái sản xuất cho những chu
kỳ sau” - ôngTiếnnhấnmạnh.•
Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất
saumưa lũ tại miền Trung.
Tiêu điểm
Thống kê của Bộ NN&PTNT
cho thấy để khôi phục sản xuất
nông nghiệp sau lũ, các tỉnh
miền Trung đang cần hỗ trợ
5.600 tấn giống lúa, 225 tấn
giống bắp, 44,2 tấn hạt rau
giống; cùng với đó là 560.000
liều vaccine, 140.000 lít và 105
tấn hóa chất khử trùng.
Ông Phước Đoài (thônQuảng Xá, xã TânNinh, huyệnQuảngNinh, Quảng Bình) buồn bã nhìn số thóc
mới thu hoạch đã ẩmmốc vì lũ. Ảnh: BÙI TOÀN
Giá vàng thế giới bùng nổ,
trong nước tăng giảm trái chiều
Mở cửa phiên giao dịch hôm qua, 6-11, giá vàng
trên thị trường thế giới tăng 50 USD lên mức 1.951
USD/ounce (tương đương 55 triệu đồng/lượng). Đây
là mức cao nhất trong gần một tháng rưỡi. Trong
khi đó, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD
giảm hơn 1% phiên này, về mức 92,5 điểm, thấp
nhất trong hai tuần.
Ông Greg Harmon, chuyên gia phân tích của Quỹ
Dragonfly Capital, nhận định kết quả bầu cử tổng
thống Mỹ dần trở nên rõ ràng hơn, giúp thị trường
vàng mất đi sức ỳ trước đó. Nói cách khác, vàng
bước vào giai đoạn tăng tốc khi đã có thêm thông tin
ông Biden sẽ là người chiến thắng.
“Thị trường vàng đang bứt phá vì kỳ vọng lạm
phát tăng dưới thời ông Biden với chính sách kích
thích nền kinh tế mạnh hơn thời ông Trump. Điều
này dẫn đến đồng USD yếu đi giúp vàng bứt phá và
sẽ tăng trong dài hạn, mà có khả năng đạt đỉnh 2.900
USD” - ông Greg Harmon nói.
Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn
biến phức tạp khiến các nền kinh tế tiếp tục gặp khó
khăn. Điều này dẫn đến các ngân hàng trung ương
phải tiến hành các chính sách tiền tệ một cách tích
cực để thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ lãi suất ở mức gần
0 và duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng nhằm
hỗ trợ cho nền kinh tế vốn chịu tác động tai hại của
dịch COVID-19.
Tại thị trường Việt Nam, lúc khoảng 15 giờ chiều
qua, giá vàng miếng SJC tăng khoảng 100.000 đồng/
lượng so với trước đó một ngày, niêm yết ở mức 56-
56,7 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, trái ngược với
đà tăng của giá vàng trong nước lẫn thế giới, một số
doanh nghiệp vàng lớn trên thị trường TP.HCM bất
ngờ điều chỉnh giảm.
Đơn cử lúc 15 giờ chiều qua, Công ty Vàng bạc
DOJI giảm tới 200.000 đồng/lượng ở chiều bán và
tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua, niêm yết giá
mua bán ở mức 56,2-56,6 triệu đồng/lượng. Hiện
giá vàng trong nước cao hơn thế giới khoảng 2 triệu
đồng/lượng (chưa loại trừ phí, thuế).
Nhiều chuyên gia dự báo giá vàng sẽ còn tiếp tục
tăng trong thời gian tới do có nhiều yếu tố hỗ trợ.
Tuy vậy, kinh tế thế giới, nhất là tại Mỹ đang phục
hồi khá tốt. Đây có thể là tin không vui với giá vàng
trong thời gian tới.
P.HÀ - T.LINH
Rao bán nhà máy thủy điện
giá ngàn tỉ
Tại đại hội cổ đông bất thường vừa qua, các cổ
đông Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 (TV 1) đã
quyết định đem bán Nhà máy thủy điện Sông Bung
5 với mức đấu giá khởi điểm là 1.390 tỉ đồng. Theo
ông Phạm Nguyên Hùng, Chủ tịch TV 1, việc bán
nhà máy thủy điện do phương thức đầu tư chưa hợp
lý dẫn đến giá bán điện thấp và chi phí trả nợ cao.
Nhà máy này đã thua lỗ ba quý liên tiếp và dự kiến
ghi nhận mức lỗ 16 tỉ đồng trong năm 2020. Năm
ngoái nhà máy đã lỗ 50 tỉ đồng. Thực tế, năm 2018
Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 cũng đã được rao
bán với giá 1.688 tỉ đồng nhưng thất bại vì người mua
không đảm bảo các quy định về cam kết tín dụng.
Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 được xây dựng
trên sông Bung, thuộc địa phận huyện Nam Giang
và Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhà máy có
công suất 57 MW với hai tổ máy, khởi công tháng
1-2010, hoàn thành quý IV-2012.
PHƯƠNG MINH
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
sau một thời gian sụt giảm liên tục,
xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang
Mỹ đã tăng trở lại. Cụ thể, giá trị xuất
khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ
trong tháng 8 và tháng 9 tăng lần lượt
là 5,2% và 1,6%.
Tuy nhiên, tính chung tổng giá trị
xuất khẩu trong chín tháng đầu năm
sang Mỹ chỉ đạt hơn 208 triệu USD,
giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, riêng xuất khẩu cá ngừ chế
biến và đóng hộp tăng gần 29%.
Các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Mỹ chủ yếu là thịt cá ngừ vằn ngâm
nước đóng hộp các loại. Cùng với
cá ngừ đóng hộp, các sản phẩm cá
ngừ chế biến khác của Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Mỹ cũng ngày
càng tăng.
Giá trung bình xuất khẩu các sản
phẩm fillet/thịt cá ngừ đông lạnh của
Việt Nam sang Mỹ trong chín tháng
đầu năm 2020 dao động ở mức 9,3
USD/kg. Trong khi giá trung bình
xuất khẩu các sản phẩm fillet/thịt cá
ngừ hấp đông lạnh dao động ở mức
7,1 USD/kg.
Q.HUY
Người Mỹ tăng mua cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Giá vàng vẫn đang diễn biến rất khó lường. Ảnh: THÙY LINH
Hơn 7.100 gia súc,
hơn 920.000 gia
cầm bị chết, bị lũ
cuốn trôi.