257-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy7-11-2020
322 triệu USD làm dự án
chống ngập cho Cần Thơ
Dự án phát triểnTP CầnThơ và tăng
cường khả năng thích ứng của đô thị
(dự án 3) đang được triển khai (thuộc
giai đoạn 2016-2022). Dự án có tổng
mức đầu tư hơn 322 triệu USD, trong
đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới là
250 triệu USD, vốn không hoàn lại từ
tổ chức Hợp tác kinh tếThụy Sĩ 10 triệu
USD, còn lại là vốn đối ứng của Chính
phủ Việt Nam. Khi dự án hoàn thành
sẽ tập trung chống ngập cho vùng lõi
của TP Cần Thơ gồm hai quận Ninh
Kiều và Bình Thủy.
Tiêu điểm
Chưa có sự phối hợp đồng bộ
Ngày 6-11, UBND TP Cần Thơ tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 10
trực tuyến với các sở, ngành và quận, huyện để đánh giá về tình hình kinh
tế - xã hội 10 tháng đầu năm.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBNDTP Cần Thơ Trần Việt Trường cho rằng triều
cường vừa rồi gây ngập ở quận hai Ninh Kiều và Bình Thủy rất sâu. Trong
khi đó, các quận, huyện vùng ven lại không có nước vào ruộng.
“Cái này nó phi lý quá! Phải chi mà chưa thu hoạch thì các đồng chí còn
ngăn cống. Có những địa phương thu hoạch rồi mà bà con không xả cống
cho nên nước dồn ứ ở Ninh Kiều và Bình Thủy” - ông Trường cho hay.
Từ đó, ôngTrường đề nghị sắp tới phải cân đối lại thời gian xuống giống
của con nước năm sau để bà con thu hoạch xong, tới con nước lên thì xả
cống ra, sẽ giảm áp lực nước ở đô thị rất lớn.
“Năm nay chúng ta phối hợp chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ cho nên khi
mở cống xả là nước giải thoát không bao nhiêu vì muộn rồi. Thiệt hại hư
đường sá của các đô thị là rất lớn so với đất lúa ngập chưa thu hoạch”- ông
Trường nói.
Đồng thời, chủ tịch UBND TP cũng giao cho Ban An toàn giao thông và
các quận, huyện khẩn trương khắc phục ngay các đoạn đường hư hỏng
do triều cường ngập trong thời gian qua.
NHẪN NAM
H.DƯƠNG- T.VŨ- C.ANH
C
ác chuyên gia đánh giá việc
thoát nước luôn là những yếu
tố quan trọng trong quá trình
phát triển đô thị. Tuy nhiên, có một
thực tế, các đô thị ở đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay hệ
thống hạ tầng thoát nước đa phần đã
quá tải, có nơi thiết kế chưa hợp lý
và không bắt kịp tốc độ đô thị hóa.
Trong khi đó, biến đổi khí hậu và
nước biển dâng ở miền Tây ngày
càng khó lường, tạo ra những thách
thức đối với công tác quy hoạch,
xây dựng và quản lý vận hành chống
ngập đô thị.
Nhiều nguyên nhân
gây ngập
Lý giải nguyên nhân nhiều đô thị
miền Tây thường ngập vào khoảng
thời gian tháng 8, tháng 9 âm lịch, đặc
biệt năm nay lũ về đồng bằng thấp
nhưng lại ngập nặng, ThS Nguyễn
Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu
ĐBSCL, cho biết: Vùng giữa của
ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng thủy
triều Biển Đông.
Theo ông Thiện, do chế độ bán
nhật triều không đều, có sự biến
thiên theo ngày, tháng và năm nên
trong ngày có hai lần nước lên gọi
là nước lớn và hai lần nước xuống
gọi là nước ròng. Chu kỳ này cứ
lặp đi lặp lại, hôm sau trễ hơn hôm
trước khoảng 45 phút và trong mỗi
tháng có hai lần nước cao (hay gọi
là nước rong) vào gần ngày rằm và
ngày 30 âm lịch.
“Trong năm thì con nước cuối tháng
8 và rằm tháng 9 âm lịch là có khả
năng gây ngập cao. Trong đó, con
nước rong ngày 30-8 âm lịch có khả
năng gây ngập nhiều nhất vì đây là
thời điểm lực thủy triều từ biển đẩy
vào và nước lũ sông Mekong đẩy
xuống gặp nhau ở vùng giữa đồng
bằng làm cho nước ở vùng giữa dội
lại, dâng cao gây ngập” - ông Thiện
giải thích.
ng Thiện cũng chỉ ra các nguyên
nhân gây ngập khác bao gồm sụt lún
đất ở khu vực ĐBSCL, nước biển
dâng và đê bao bảo vệ các vùng sản
xuất. Trong đó, đáng chú ý ĐBSCL
đang lún rất nhanh, tốc độ trung bình
khoảng 1,1 cm/năm, thậm chí có nơi
lún đến 2,5 cm/năm. Trong 1/4 thế
kỷ qua, TP Cần Thơ đã sụt lún tích
lũy khoảng 20 cm, do đó so với mực
triều hiện nay thì Cần Thơ vẫn ngập
sâu hơn khoảng 20 cm do sụt lún.
“Cạnh đó, tốc độ nước biển dâng
trung bình khoảng 3 mm/năm, mặc
dù chậm nhưng tích lũy 30 năm thì
nước biển cũng dâng 9 cm. Mặt khác,
việc làm đê bao khép kín khắp nơi
Lý do các đô thị
miền Tây ngày càng
ngập nặng
Chuyên gia chỉ ra ngập ở các đô thị miền Tây có nhiều nguyên
nhân, bao gồm cả quy luật tự nhiên và do tác động của con người.
khiến cho nước thiếu không gian lan
tỏa cũng là nguyên nhân gây ngập”
- ông Thiện nói.
ng Nguyễn Quý Ninh, Chi cục
trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh văn
phòng Ban chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP
Cần Thơ, cho biết nền địa hình của
TP Cần Thơ khá thấp. Theo thống
kê, tính cả đô thị và nông thôn có
khoảng 60% các tuyến đường có
cao trình 0,5-1 m nên rất dễ bị ngập
khi triều cường lên cao. Cạnh đó, hệ
thống thoát nước cũng đã cũ, không
đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát nước
cho đô thị. Đặc biệt, khoảng ba năm
trở lại đây mức đỉnh triều cao hơn
2 m và kéo theo tình trạng ngập diễn
biến càng phức tạp.
“Chỉ có rất ít tuyến đường
mới được nâng cấp có cao trình
2-2,5m, đảmbảo không bị ngập. Hiện
nay qua theo dõi, đa số các tuyến
đường đã lâu, thêm vào đó là lún
nên bị ngập” - ông Ninh giải thích.
Cần giải pháp tổng thể
để chống ngập
Theo các chuyên gia, để giảm thiểu
các tác động tiêu cực do ngập lụt đô
thị gây ra thì cần một giải pháp tổng
thể gồm: Nhóm giải pháp kỹ thuật,
thiết kế và xây dựng; nhóm giải
pháp quy hoạch, kế hoạch; nhóm
giải pháp cơ chế, chính sách. Trong
điều kiện nguồn lực hiện nay còn
hạn chế, cần ưu tiên việc xây mới
và cải tạo các hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, đặc biệt hệ thống thoát nước
là hết sức cấp bách.
Theo ThS Nguyễn Hữu Thiện, để
giải quyết tình trạng ngập đô thị, bên
cạnh việc nâng cấp những đoạn đường
bị ngập, các cơ quan chức năng cần
triển khai thi công các tuyến đê bao
để bảo vệ các đô thị. Tuy nhiên, vấn
đề này cần phải cân nhắc cẩn thận
vì kinh phí khá lớn và kéo theo tác
dụng phụ.
Cụ thể, đê bao sẽ ngăn triều cường
từ sông vào trung tâmTPnhưng cũng
sẽ làm nước mưa khó ra sông nên đôi
khi không có triều cường TP cũng sẽ
ngập khi có mưa lớn vì nước không
thoát được hoặc thoát chậm.
“Về lâu dài, không phải vấn đề
ngập lụt mà vấn đề sụt lún của toàn
đồng bằng mới thật sự đáng lo. Vì
vậy, cần giảm sử dụng nước ngầm,
vì càng khai thác nước ngầm thì
ĐBSCL càng sụt lún” - ông Thiện
đánh giá.
Theo ông Thiện, để giảm sử dụng
nước ngầm, chúng ta có thể sử dụng
nước sông. Tuy nhiên, để nước đủ
sạch cho sinh hoạt thì phải cải cách
nền nông nghiệp, hạn chế sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và giảm xả thải
ra sông ngòi. “Khi người dân đồng
bằng sử dụng được nước sông như
trước đây thì chỉ vài chục năm, bà
con sẽ giảm sử dụng nước ngầm, hạn
chế tình trạng bị sụt lún đất” - ông
Thiện phân tích.
Nói về các biện pháp lâu dài trong
công tác chống ngập ở Cần Thơ, ông
Nguyễn Quý Ninh cho hay các ngành
chức năng TP đang xúc tiến và thực
hiện đầu tư dự án phát triển TP Cần
Thơ và tăng cường khả năng thích
ứng đô thị.
Theo đó, dự án trên sẽ giải quyết
ngập cho hơn 2.800 ha vùng lõi của
hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy.
“Giải pháp là đầu tư các tuyến đê
bao khép kín kết hợp với hệ thống
âu thuyền, cống, trạm bơm để khi
nước lớn hay trời mưa chúng ta sẽ
chủ động hơn trong công tác tránh
nước từ phía ngoài tràn vào. Hiện
nay dự án này đã được triển khai
khá nhiều hợp phần” - ông Ninh
thông tin thêm.
Các đô thị khác như Long Xuyên,
Cà Mau, Rạch Giá cũng đang triển
khai Dự án thoat nưc va chông ngạp
đo thi ĐBSCL ứng phó với biến đổi
khí hậu (FPP). Dự án do Bộ Xây
dựng, Cơ quan Hợp tác phát triển
Đức (GIZ) phối hợp thực hiện với
nguồn tài trợ của chính phủ Đức và
chính phủ Thụy S .
Dự án này sẽ cung cấp nhiều giải
pháp thoát nước bền vững nhằm hỗ
trợ các đô thị ứng phó tốt hơn với
tình trạng ngập úng, thông qua kiểm
soát dòng chảy nước mặt nhưng vẫn
duy trì đặc tính tự nhiên của dòng
chảy. Đồng thời, chương trình có hệ
thống làm tăng nguồn nước ngầm
do hệ số thấm nước được gia tăng.
Dự án cũng góp phần xanh hóa đô
thị, làm đẹp cảnh quan, môi trường
thông qua việc phát triển các hồ điều
hòa, kênh mương hở và các thảm
thực vật. •
“Việc làm đê bao khép
kín khắp nơi khiến cho
nước thiếu không gian
lan tỏa cũng là nguyên
nhân gây ngập.”
ThS
Nguyễn Hữu Thiện
,
chuyên gia nghiên cứu ĐBSCL
Ngậpở khu vực trung tâmquậnNinhKiều (Cần Thơ) vào cuối tháng 10.
Ảnh: QUỐCTRUNG
Người dân TPVĩnh Longdùngbao cát chặnnước vàonhà. Ảnh: T.VŨ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook