263-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy 14-11-2020
Bộ GD&ĐT đề nghị chưa tăng học phí
Chỉ saumột ngày công bố dự thảo tăng học phí các cấp học, ngày 13-11, Bộ GD&ĐT cho biết đã đề xuất
giữ nguyênmức học phí như hiện hành.
HÀPHƯỢNG
B
ộGD&ĐTđã xin ý kiến
Chính phủ giữ nguyên
mức học phí hiện hành
ở tất cả cấp học thay vì áp
dụng dự thảo mới vừa được
đăng tải lấy ý kiến vào ngày
12-11.
Nghị định cũ sắp hết
hiệu lực
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
PhạmNgọc Thưởng cho biết
Bộ GD&ĐT xây dựng dự
thảo nghị định “Cơ chế thu,
quản lý học phí đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân và chính
sách miễn, giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập; giá dịch
vụ trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo để thay cho Nghị định
số 86/2015 là vì Nghị định số
86 sắp hết hiệu lực vào cuối
năm học 2020-2021.
Bộ GD&ĐT được giao
chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành và cơ quan có liên quan
xây dựng nghị định thay thế
Nghị định 86.
Chính phủ cũng giao thời
hạn trình Chính phủ hồ sơ dự
thảo nghị định thay thế Nghị
định số 86 theo kế hoạch là
cuối tháng 12-2020.
Để xây dựng dự thảo này,
Bộ GD&ĐT đã thực hiện
khảo sát chi phí trên cơ sở
định mức kinh tế - kỹ thuật
trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo từ cấp mầm non đến
ĐH, làm căn cứ đề xuất mức
học phí giai đoạn tiếp theo.
Trong dự thảo nghị định,
Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học
phí ở tất cả cấp học.
Năm học 2021-2022, ở
khu vực thành thị, mức sàn
và trần là 300.000-540.000
đồng đối với bậc mầm non;
300.000-650.000 đồng với
bậc phổ thông.
Mỗi năm học sau đó, mức
tăng sẽ là 7,5% với bậc học
mầm non, phổ thông.
Đối với ĐH, mức tăng học
phí trung bình 12,5%. Mức
trần học phí với các trường
công lập chưa tự bảo đảm
chi thường xuyên hoặc tự
bảo đảm chi thường xuyên
nhưng chưa đạt kiểm định
chất lượng trong nước.
Xin lùi một năm vì
COVID-19, bão lũ
Theo Bộ GD&ĐT, khung
học phí năm học 2021-2022
được đưa ra căn cứ vào kịch
bản tăng trưởng kinh tế của
Tổng cục Thống kê thông
báo giai đoạn 2021-2025,
vấn đề bảo đảm an sinh xã
Tiêu điểm
Trước thắcmắc học sinh tiểu
học công lập được miễn học
phí nhưng dự thảo nghị định
lại quyđịnhkhunghọcphí, ông
Thưởnggiải thíchdoNghị định
86/2015 không quy định mức
học phí nên không có cơ sở để
cấp bù ngân sách.
Hiện các trường tiểu học chỉ
đượcNhànước cấpkinhphí chi
hoạt động thường xuyên. Mức
nàycònhạnchếnêncác trường
gặp khó khăn trong nâng cao
chất lượng giáo dục.
Sinh viênĐHGTVT TP.HCMđóng học phí đầu nămhọc. Ảnh: HOÀNGGIANG
hội và chia sẻ với gia đình
người học. Việc tăng học phí
đối với bậc mầm non - tiểu
học (cấp học đang được Nhà
nước hỗ trợ học phí) sẽ tác
động tích cực đến việc nâng
cao chất lượng giáo dục ở cấp
học này, mà người thụ hưởng
trực tiếp là người học.
Thế nhưng trong quá trình
Bộ GD&ĐT lắng nghe góp
ý, Bộ GD&ĐT cũng thấy
tình hình dịch COVID-19
vẫn đang diễn biến hết sức
phức tạp, đồng thời nước ta
vừa trải qua nhiều đợt bão,
lũ nghiêm trọng, để lại hậu
quả nặng nề, ảnh hưởng
rất lớn đến thu nhập của
người dân.
Để chia sẻ và giảm gánh
nặng về tài chính cho phụ
huynhvàhọcsinh,BộGD&ĐT
đã có văn bản báo cáo Chính
phủ và đề xuất xem xét, cho
phép được gia hạn thời gian
áp dụng Nghị định số 86 đối
với năm học 2021-2022, mức
học phí giáo dục ĐH, giáo
dục nghề nghiệp áp dụng
theo mức học phí của năm
học 2020-2021. Mức học
phí mầm non, phổ thông áp
dụng theo khung của nămhọc
2020-2021 và tiếp tục giao
HĐND cấp tỉnh căn cứ tình
hình thực tế của địa phương
để xem xét, phê duyệt.
Các chính sách miễn giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học
tập và các quy định khác vẫn
thực hiện theo quy định tại
Nghị định số 86 và các văn
bản liên quan đã ban hành.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT
cũng đề nghị được lùi thời
gian trình dự thảo nghị định
mới sang năm 2021 để có
điều kiện tiếp thu ý kiến rộng
rãi của toàn xã hội và tiếp
tục hoàn thiện dự thảo nghị
định này.•
Hải Phònghỗ trợhọc phí nhiềunămqua
Nămhọc 2020-2021, Hải Phòng triển khai hỗ trợ học phí cho toàn bộ học sinh từ bậcmầmnon tới THCS, sang nămhọc tới sẽ hỗ trợ thêmcả bậc học THPT.
Ngày 13-11, ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD&ĐT
TP Hải Phòng, cho biết Hải Phòng triển khai hỗ trợ học
phí cho toàn bộ học sinh từ bậc mầm non tới THCS từ
năm học này và năm sau sẽ hỗ trợ cả cho học sinh bậc
THPT.
Theo đó, từ cuối năm 2019, HĐND TP Hải Phòng đã
thông qua nghị quyết về chính sách hỗ trợ học phí cho học
sinh từ bậc mầm non đến THPT. Căn cứ theo kế hoạch của
UBND TP, liên sở Tài chính và GD&ĐT đã ban hành hướng
dẫn hỗ trợ học phí cho các địa phương và cơ sở giáo dục thực
hiện.
Theo đó, từ năm học 2020-2021, trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học và THCS sinh sống tại Hải Phòng học tại các
cơ sở giáo dục trên địa bàn TP được hỗ trợ 100% học phí.
Trẻ em mầm non học tại cơ sở được cấp phép, học sinh
tiểu học, THCS cả công lập và ngoài công lập đều được
hỗ trợ.
Từ năm học 2021-2022, Hải Phòng tiếp tục hỗ trợ đối
với học sinh bậc THPT sinh sống thực tế và học tại các cơ
sở trên địa bàn TP.
Ngân sách TP sẽ cấp trực tiếp kinh phí hỗ trợ cho các cơ
sở giáo dục với mức học phí tương ứng của từng cấp học.
Hằng năm, việc hỗ trợ kinh phí sẽ được tổng hợp làm hai
đợt là giữa tháng 1 và giữa tháng 8.
Từ bậc học mầm non tới THCS sẽ do UBND cấp quận,
huyện tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính để sở này trình
UBND TP phê duyệt cấp kinh phí.
Bậc học THPT và phổ thông liên cấp sẽ do Sở GD&ĐT
tổng hợp, gửi Sở Tài chính trình UBND TP phê duyệt cấp
kinh phí.
Theo Sở Tài chính TP Hải Phòng, năm học 2020-2021,
số tiền hỗ trợ cho học sinh từ bậc mầm non tới THCS của
toàn TP khoảng 130 tỉ đồng sẽ được lấy từ ngân sách TP.
Sang năm học 2021-2022, TP tiếp tục hỗ trợ học sinh
bậc THPT, dự kiến sẽ thêm khoảng 45 tỉ đồng cho bậc học
này, như vậy số tiền hỗ trợ học phí từ mầm non tới THPT
sẽ khoảng 175 tỉ đồng.
Theo ông Tiến, kinh phí hỗ trợ học phí từ bậc mầm non
tới THPT hằng năm sẽ được cơ quan chức năng tổng hợp,
căn cứ theo tổng số học sinh và mức học phí mà bộ quy
định để trình HĐND TP thông qua.
“Trường hợp bộ có quy định tăng học phí thì chúng tôi
sẽ điều chỉnh tăng theo để trình HĐND TP thông qua” -
ông Tiến cho biết.
ĐỖ HOÀNG
ÔngĐặngĐìnhQuý,PhóHiệutrưởngTrường
THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, cho
hay chủ trương tăng học phí là phù hợp. Bởi
mức học phí hiện nay thấp hơn rất nhiều so
với thu nhập của người dân. Việc tăng học
phí sẽ hỗ trợ rất nhiều đến hoạt động học
tập của học sinh, tuy nhiên nếu tăng phải có
lộ trình phù hợp, mức tăng vừa phải để tránh
gây thêm gánh nặng cho phụ huynh.
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám
đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết việc tăng
học phí để đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất
lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân
lực cho xã hội ngày càng phát triển là cần
thiết. Tuy nhiên, việc tăng học phí đưa ra
trong thời điểm này là không phù hợp. Bởi
tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta tuy
được kiểm soát khá tốt nhưng chưa được
khống chế triệt để, còn có thể có những
diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đến
tình hình kinh tế của đất nước và đời sống
của người dân, bên cạnh đó thiên tai, bão
lũ liên tục diễn ra ở miền Trung... Ngoài ra,
theo ông Ngai, muốn tăng học phí cần phải
có sự khảo sát cụ thể để xác định nhu cầu
cần kinh phí so với kinh phí hiện có được
từ mức thu hiện nay ở từng bậc học, từng
vùng miền. Từ đó, Bộ GD&ĐT mới đề xuất lộ
trình tăng học phí phù hợp so với khả năng
đóng góp ở người dân từng vùng miền sao
cho phù hợp.
NGUYỄN QUYÊN
Tăng học phí là phù hợp nhưng chưa phải lúc này
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook