10
Bạn đọc -
ThứBảy 14-11-2020
DanhsáchhỗtrợđồngbàomiềnTrung(đợt21)
Chúng tôi tiếp tục thông tin
danhsáchcácmạnhthườngquân,
bạn đọc đã gửi tiền thông qua
báo
Pháp Luật TP.HCM
(đợt 21):
Danh sách bạn đọc hỗ trợ
qua tài khoản của báo
Pháp
Luật TP.HCM:
- Công ty Luật TNHH MTV An
Luật: 8.000.000 đồng.
- Công tyTNHHLAVITE: 5 thùng
sâm Hector.
- Công ty CP Bánh mì Quang
Huy Bakery (Bánh mì Gạch
Đỏ): 5.000 cuốn tập cho các
em vùng bão lũ.
-Một bạnđọcgiấu tên (phường
11,quậnTânBình):1.000.000đồng.
- Nhóm chị Hà (Thanh tra Sở
GTVTTP.HCM):18.700.000đồng.
- Group No Name: 1.000.000
đồng.
-TậpthểphụhuynhTrườngMầm
nonÁnhDương:44.012.000đồng.
- Bé Mỹ Uyên, lớp lá 3 Trường
MầmnonÁnhDương: 510.000
đồng.
- Tập thể công nhân viên Công
tyPEPPERL+FUCHS(ViệtNam):
30.500.000 đồng.
Danhsáchcácmạnhthường
quân gửi về hỗ trợ riêng cho
hoàn cảnh củagiađình liệt sĩ
CaoVănThắng (hy sinh trong
lúc giúp dân khắc phục bão
lũ) thông qua tài khoản của
nhà báo Nguyễn Đức Hiển,
Phó Tổng biên tập báo
Pháp
Luật TP.HCM:
- Luật sư THUONG: 1.000.000
đồng.
- VÕ THỊ THANH PHƯƠNG:
5.000.000 đồng.
-ĐỖTHANHHƯƠNG: 2.000.000
đồng.
-HaicháuLinh,Hân:300.000đồng.
- Một bạn không nêu tên:
200.000 đồng.
- CHANH: 500.000 đồng.
- VŨ MINH HƯỜNG: 3.000.000
đồng.
- NGOC ANH: 1.000.000 đồng.
- HANG: 200.000 đồng.
- MINH HÒA: 500.000 đồng.
- NGUYEN THI VAN THANH:
500.000 đồng.
- TRUONG THI NGOC OANH:
500.000 đồng.
-HUYNHLEKIMNGAN: 500.000
đồng.
-DOHUONGLIEN:100.000đồng.
- LAN VU (London): 1.000.000
đồng.
-BACHYENCHAN:500.000đồng.
- G FRIENDLY: 500.000 đồng.
- Một bạn không nêu tên:
1.000.000 đồng.
-NGUYENTHUYDUNG:500.000
đồng.
- NGUYEN THANH HUONG:
500.000 đồng.
- NGUYEN THI MY DUNG:
200.000 đồng.
- TRAN THI THANH HUYEN:
200.000 đồng.
- DINH HA: 500.000 đồng.
- LAITHITHUYDUONG: 500.000
đồng.
- NGAN NGO: 175.000 đồng.
- Một bạn không nêu tên:
500.000 đồng.
- TRUC LINH: 300.000 đồng.
-MadameVĩnhQuyên:1.000.000
đồng.
-TOAN (HàNội): 100.000 đồng.
- Cô giáo Tran Hoang Nga:
10.000.000 đồng.
- Hai cháu BAO HOA: 300.000
đồng.
(Còn tiếp)
Đoàn cứu trợ báo
Pháp Luật TP.HCM
trao quà của bạn
đọc hảo tâm, mạnh
thường quân cho
người dân bị ảnh
hưởng bởi bão số
9 ở xã Phổ Thuận,
huyệnĐức Phổ,
QuảngNgãi.
Ảnh: TẤNVIỆT
Sau đợt cứu trợ đồng bào miền Trung ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam, Quảng Ngãi vừa qua, báo
Pháp Luật TP.HCM
sẽ tiếp tục tổ chức các đợt hỗ trợ
mang tính chiều sâu cho người dân miền Trung bị thiệt hại do bão lũ.
3.160.330.470
đồng là số tiền bạn đọc, mạnh thường quân hỗ trợ đồng bào miền Trung
tính đến ngày 13-11 thông qua báo
Pháp Luật TP.HCM.
Nóng trong tuần
Xem xét lại
yêu cầu chứng chỉ
ngoại ngữ, tin học
Nhiều bạn đọc mongmuốn sớm có quy định chính thức
về việc bỏ những chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ở những
vị trí không cần thiết khi thi viên chức, tuyển dụng.
NGUYỄNHIỀN-HỮUĐĂNG
T
rong tuần qua, bài viết
“Sắp hết cảnh “thi nhau
đi học” chứng chỉ ngoại
ngữ, tin học”
nhận được rất
nhiều bình luận của bạn đọc.
Hầu hết ý kiến đều mong
muốn sớm bỏ những chứng
chỉ ngoại ngữ, tin học đối
với viên chức ở những vị trí
không cần thiết.
Học mà không hành,
lãng phí
Anh Nguyễn Phước Đạt,
ở Long An chia sẻ: “Ba tôi
là giáo viên kiêm tổng phụ
trách đội ở một trường tiểu
học. Tuy tuổi ba tôi đã cao
nhưng ông lúc nào cũng năng
nổ, luôn hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao. Tiếng
Anh ba tôi tự học và giao
tiếp ở mức cơ bản, không có
bằng cấp gì cả. Năm nào ba
tôi cũng được giấy khen của
nhà trường và các cơ quan từ
huyện đến tỉnh.
“Vừa rồi, nhà trường yêu
cầu ba tôi phải có chứng chỉ
B Anh văn trở lên thì mới
được tiếp tục làm nhiệm vụ.
Tôi thấy một tổng phụ trách
đội cần chứng chỉ ngoại ngữ
trình độB trở lên ởmột trường
tiểu học là không thực tế, bởi
côngviệc ở trường cũngkhông
cần đến ngoại ngữ ở trình độ
đó” - anh Đạt bức xúc.
ChịTC,cánbộtưphápphường
ở một quận tại TP.HCM, cho
biết chị làm cán bộ tư pháp
phường đã năm năm. Công
việc chuyên môn của chị là
giải quyết hồ sơ liên quan đến
hộ tịch cho người dân. Việc
ở phường bình thường đã rất
bận rộn nhưng chị cũng phải
thường xuyên cập nhật thêm
những quy địnhmới, quy định
sửa đổi để kịp thời giải quyết
cho người dân.
Tất cả công việc được chị
giải quyết nhanh gọn trênmáy
tính. Những kỹ năng trênmáy
tính chị cũng tự học từ trên
mạng và đồng nghiệp.
“Nói thật, nếu giờ bảo tôi
học thêm chứng chỉ ngoại
ngữ, tin học thì tôi không biết
làm thế nào để sắp xếp thời
gian học. Theo tôi, đối với
những ngành nghề nào thật
sự cần kiến thức về trình độ
ngoại ngữ, tin học nhằm hỗ
trợ chuyên môn thì hãy yêu
cầu chứng chỉ, không thì nên
bỏ hẳn. Nếu học ngoại ngữ
để cho có, hợp thức hóa bằng
cấp, không áp dụng thì qua
thời gian cũng sẽ quên. Như
thế sẽ lãng phí tiền bạc, thời
gian” - chị TC nêu ý kiến.
Nên linh hoạt như các
doanh nghiệp tư nhân
Anh SĐ, phóng viên của
một tạp chí, cũng bày tỏ quan
điểm ủng hộ đề xuất sớm bỏ
những chứng chỉ liên quan
đến việc viên chức phải thi
như chứng chỉ ngoại ngữ.
Anh SĐ cho biết không
phải tất cả vị trí công việc
đều yêu cầu phải sử dụng
được ngoại ngữ. Thực tế cho
thấy cán bộ, công chức, viên
chức làm trong cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công
lập rất ít khi sử dụng ngoại
ngữ trong công việc hoặc có
cũng rất hạn chế. Trong khi
đó, khi nộp hồ sơ đầu vào là
yêu cầu phải có chứng chỉ
ngoại ngữ, tin học.
“Một ví dụ điển hình như
trong lĩnh vực báo chí, nhiều
trường hợp khi nộp hồ sơ thi
tuyển, xét tuyển vào các cơ
quan báo chí để làm việc,
trong đó có tiêu chí có chứng
chỉ ngoại ngữ. Trong khi đó,
sau khi vào làm lĩnh vực mà
họ phụ trách, bám mảng lại
không cần sử dụng ngoại ngữ,
thậm chí là chưa bao giờ sử
dụng. Vì vậy, yêu cầu phải
có chứng chỉ ngoại ngữ đối
với các kỳ thi xét tuyển công
chức, viên chức vô hình trung
khiến một số người có năng
lực chuyên môn mất cơ hội
việc làm” - anh SĐ chia sẻ.
Cũng đồng tình với đề xuất
trên, chị Huỳnh Thị Thanh
Điệp, nhân viên văn phòng,
cho rằng có chứng chỉ tin
học, ngoại ngữ thì tốt nhưng
không nên xemđó là điều kiện
bắt buộc. Xét về góc độ nào
đó, việc áp dụng các tiêu chí
tuyển dụng của các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập cần chủ động, linh
hoạt như tại các doanh nghiệp
tư nhân. Cụ thể, đối với từng
vị trí cụ thể thì có yêu cầu
tuyển dụng phù hợp. Vị trí
nào không cần ngoại ngữ thì
không nên yêu cầu chứng chỉ
liên quan.
“Theo tôi, khi tuyển dụng,
việc quan trọng nhất của người
sử dụng lao động là trình độ
chuyên môn của người lao
động. Họ làm việc ra sao,
năng lực làm việc của họ như
thế nào mới quan trọng. Còn
đối với những chứng chỉ mà
không phục vụ cho công việc
của họ, không cần thiết thì
không yêu cầu phải có” - chị
Điệp chia sẻ.•
Nhiềungườiđồngtình,ủnghộđềxuấtgiảmbớtchứngchỉngoạingữởmộtsốvịtrícôngviệc.Trongảnh:
NgườidânđếnlàmthủtụcvớicôngchứcđanglàmviệctạiUBNDquậnTânBình,TP.HCM.Ảnh:ĐẶNGLÊ
Đối với những
ngành nghề nào
thật sự cần kiến
thức về trình độ
ngoại ngữ, tin học
nhằm hỗ trợ chuyên
môn thì hãy yêu cầu
chứng chỉ, không
thì nên bỏ hẳn.
Mong sớm được bỏ
Bài viết
“Sắp hết cảnh “thi nhau đi học” chứng chỉ ngoại
ngữ, tin học”
trong tuần qua nhận được nhiều bình luận
của bạn đọc:
- Tôi thấy những chứng chỉ ngoại ngữ, tinhọc toànhọc xong
nộp vào cho có. Nếu không hỗ trợ cho chuyên môn thì việc
bỏ đi là đúng, quan trọng là năng lực làm việc thực tế
- bạn
đọc
Thanh Thiện
.
- Thật khó hiểu khi tuyển dụng bất kỳ vị trí nào, các cơ quan
nhà nước cũng đòi hỏi thêm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Có
vị trí biết chắc là không cần nhưng yêu cầu phải có cho đúng
quy định
- bạn đọc
Thái Hòa
.
- Trong kỳ họp Quốc hội trước cung đa co kiên nghi và cung
hưaxemxét để sớmbỏnhữngchứngchỉ liênquanđếnviệc viên
chức phải thi như chứng chỉ ngoại ngữ. Sau đo thi buôc giáo
viên phai co chứng chỉ ngoai ngư, tin hoc bô sung. Đến kỳ họp
Quôc hôi lần này cũng lại noi và lại tiếp tục chờ văn ban chinh
thưc. Chờ đến bao giờ, trong khi các giáo viên có người sắp về
hưu. Mong việc này sớmđược thực hiện -
bạn đọc
Thanh Hà
.
Mọi hỗ trợ xin gửi về:
-Trực tiếp tại tòa soạnbáo
PhápLuậtTP.HCM,
34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình,
TP.HCM. Hotline: 0982.000.333.
Qua tài khoản:
117000007990. Chủ tài khoản: Báo
Pháp
Luật TP.HCM,
Ngân hàng Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh 10 TP.HCM (VietinBank). Khi
chuyển khoản xin ghi tên người gửi và nội
dung: “Giúp đồng bào miền Trung”.
1607201005173.Chủtàikhoản:Báo
PhápLuật
TP.HCM,
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi
nhánh Phan Đình Phùng. Khi chuyển khoản xin
ghi tên người gửi và nội dung:“Giúp đồng bào
miềnTrung”.
BÁO
PHÁP LUẬT TP.HCM