2
Thời sự -
ThứBảy14-11-2020
Đ.MINH- T.PHÚ- C.LUẬN
C
hiều13-11,Quốchội (QH)
đã biểu quyết thông qua
dự án Luật Cư trú (sửa
đổi) với tỉ lệ hơn 93% đại
biểu (ĐB) có mặt tán thành.
Điểm đáng chú ý của dự
án luật vừa được thông qua
là việc đổi mới phương thức
quản lý cư trú của công dân từ
sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các
tàng thư văn bản sang quản lý
bằng số hóa, có kết nối giữa
các cơ quan đăng ký, quản lý
cư trú trên cả nước thông qua
cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, cơ sở dữ liệu về cư trú và
số định danh cá nhân.
Không ảnh hưởng
hiệu lực thi hành
của Luật Cư trú
Luật này sẽ có hiệu lực từ
ngày 1-7-2021, tuy nhiên sổ
hộ khẩu, sổ tạm trú đã được
cấp vẫn được sử dụng và có
giá trị như giấy tờ, tài liệu
xác nhận về cư trú đến hết
ngày 31-12-2022.
Trường hợp thông tin trong
sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác
với thông tin trong cơ sở dữ
liệu về cư trú thì sử dụng
thông tin trong cơ sở dữ liệu
về cư trú.
Khi công dân thực hiện các
thủ tục đăng ký, khai báo về
cư trú dẫn đến thay đổi thông
tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm
trú, cơ quan đăng ký cư trú
có trách nhiệm thu hồi sổ hộ
khẩu, sổ tạm trú đã cấp. Đồng
thời, thực hiện điều chỉnh,
cập nhật thông tin trong cơ
sở dữ liệu về cư trú theo quy
định của luật này và không
cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu,
sổ tạm trú.
Luật vừa được thông qua
cũng yêu cầu Chính phủ
và các bộ, ngành liên quan
hộ khẩu, sổ tạm trú không có
giá trị sử dụng trong các giao
dịch, quan hệ pháp luật được
xác lập mới kể từ ngày luật có
hiệu lực thi hành 1-7-2021.
Ủy ban TVQH đã tiếp thu
ý kiến đa số ĐBQH để tránh
làm phát sinh thêm thủ tục
hành chính, thêm phiền phức
cho người dân, tạo áp lực
lớn cho các cơ quan quản lý,
đăng ký cư trú tại thời điểm
luật mới có hiệu lực thi hành.
“Quy định này không làm
ảnh hưởng đến hiệu lực thi
hành của Luật Cư trú và việc
triển khai thực hiện các quy
định của luật ngay từ thời
điểm ngày 1-7-2021” - ông
Tùng khẳng định.
Cũng theo ông Tùng, khi
các cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư, cơ sở dữ liệu về
cư trú hoàn thành, vận hành
thông suốt và các cơ quan, tổ
chức, địa phương thực hiện
tốt việc kết nối, liên thông...
thì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ
tự chấm dứt vai trò ngay cả
khi chưa đến thời hạn 31-
12-2022.
số ĐBQH, không quy định
điều kiện riêng đối với người
đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp
pháp do thuê, mượn, ở nhờ.
Đề nghị Chínhphủ tiếp
tục nghiên cứu hình
thức quản lý cư trú
Ông Hoàng Thanh Tùng
cho hay quá trình thảo luận,
một số ý kiến đề nghị quy định
công dân chỉ cómột nơi cư trú
(không phân biệt thường trú
và tạm trú). Ý kiến này cũng
đề nghị rà soát, chỉnh lý lại
các khái niệm “cư trú”, “nơi
thường trú”, “nơi tạm trú”…
để thống nhất với quy định của
dự thảo luật và Bộ luật Dân
sự cũng nhưmột số luật khác.
“Ủy ban TVQH thấy rằng
các ý kiến nêu trên củaĐBQH
là có cơ sở” - ông Tùng nói.
Tuy nhiên, theo Ủy ban
TVQH, trước mắt vẫn cần
ghi nhận một số hình thức
quản lý cư trú khác nhau như
trong dự thảo luật.
Lý do bởi thực tế hiện nay,
việc phân biệt giữa thường
trú và tạm trú đang được
sử dụng làm cơ sở, tiêu chí
phục vụ xây dựng quy hoạch,
phân bổ ngân sách, xác định
định mức đầu tư cho y tế,
giáo dục, thực hiện chế độ,
chính sách an sinh xã hội,
thực hiện quyền bầu cử,
ứng cử... cũng như một số
nhiệm vụ quản lý khác của
Nhà nước.
“Về lâu dài, đề nghị Chính
phủ chỉ đạo các cơ quan hữu
quan tiếp tục nghiên cứu để
đề xuất hình thức quản lý cư
trú phù hợp hơn nhằm quản
lý thực chất nơi công dân
thực tế sinh sống, bảo đảm
chặt chẽ, chính xác phục vụ
công tác quản lý, quy hoạch,
phát triển kinh tế - xã hội
của từng địa phương và cả
quốc gia” - ông Tùng nói.•
Người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạmtrú cho đến hết ngày 31-12-2022.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Chiều 13-11, với 93,15% đại biểu Quốc hội (QH) tán
thành, QH đã thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách
trung ương năm 2021.
QH quyết nghị tổng số thu ngân sách trung ương năm
2021 là 739.401 tỉ đồng; tổng số thu ngân sách địa phương
là 603.929 tỉ đồng.
Tổng số chi ngân sách trung ương là hơn 1 triệu tỉ đồng,
trong đó dự toán hơn 350.000 tỉ đồng để bổ sung cân đối
ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu QH, Chủ
nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho
biết nhiều ý kiến đề nghị tăng mức phân bổ ngân sách để
chi hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó
biến đổi khí hậu. Cùng với đó là tăng hỗ trợ đầu tư sửa
chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các địa phương bị bão lũ
ở miền Trung; ưu tiên đầu tư, nâng cấp các khu neo đậu tàu
thuyền tránh trú bão.
Ủy ban Thường vụ QH cho biết trong năm 2020, ngân
sách trung ương đã hỗ trợ 530 tỉ đồng cho tám địa phương
vùng ĐBSCL để khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn. Dự
kiến hỗ trợ 381,8 tỉ đồng cho 11 địa phương khu vực miền
núi phía Bắc để khắc phục thiệt hại do mưa đá, giông lốc, sạt
lở cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra trong tám tháng đầu năm.
Đối với ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung, Tây Nguyên
trong tháng 10, bước đầu bổ sung 500 tỉ đồng cho năm địa
phương. Ngoài ra, ngân sách trung ương tiếp tục hỗ trợ các
hộ dân bị thiệt hại về nhà ở với mức tối đa 40 triệu đồng/
hộ có nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; 10 triệu đồng/hộ có
nhà bị hư hỏng nặng...
“Như vậy, trong điều hành ngân sách nhà nước
(NSNN) năm 2020 và năm 2021 đã quan tâm đến khắc
phục hậu quả thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, khắc
phục hậu quả lũ lụt ở miền Trung, xâm nhập mặn ở
ĐBSCL” - ông Hải nói.
Về số ý kiến đề nghị làm rõ việc bố trí và cân đối ngân
sách cho phòng, chống đại dịch COVID-19, Ủy ban
Thường vụ QH nêu rõ dự toán NSNN năm 2020 đã bố trí
hơn 37.000 tỉ đồng dự phòng NSNN. 100 tỉ đồng bổ sung
quỹ dự trữ tài chính, 1.200 tỉ đồng chi dự trữ quốc gia và
khoảng 90 tỉ đồng kinh phí thực hiện các hoạt động chỉ đạo
tuyến về phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, do mức độ nghiêm trọng của đại dịch
COVID-19, Ủy ban Thường vụ QH đã cho phép huy động
cả nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm
2019 (20.000 tỉ đồng) để đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ
các địa phương phòng, chống đại dịch COVID-19 và hỗ
trợ khó khăn cho người dân và người lao động trong các
doanh nghiệp.
Năm 2021, dự toán NSNN trình QH dự kiến bố trí
34.500 tỉ đồng dự phòng NSNN; chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính 100 tỉ đồng và 1.200 tỉ đồng dự trữ quốc gia để chủ
động xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh trong điều hành
như phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,
quốc phòng, an ninh...
T.PHÚ - Đ.MINH
cần rà soát các văn bản quy
phạm pháp luật thuộc thẩm
quyền ban hành có nội dung
quy định liên quan đến sổ hộ
khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu
cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu
xác nhận về cư trú để sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với quy
định của luật này.
“Hạn chếviệc sửdụng thông
tin về nơi cư trú là điều kiện
để thực hiện các thủ tục hành
chính” - luật quy định rõ.
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật của QHHoàng
Thanh Tùng cho hay do Ủy
ban Thường vụ (TV) QH đã
gửi phiếu thăm dò ý kiến của
các ĐBQH về nội dung nói
trên vì quá trình thảo luận còn
có ý kiến khác nhau.
Kết quả lấy phiếu cho thấy
trong số 402 ĐB cho ý kiến
(tổng số 481 ĐBQH), có 266
vị đồng ý với phương án 1
cho phép người dân được tiếp
tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú đã được cấp cho đến
hết ngày 31-12-2022. Trong
khi đó, 135 ĐBQH đồng ý
với phương án 2 quy định sổ
Quy định diện tích
tối thiểu khi đăng ký
thường trú tại chỗ
ở nhờ, thuê
Một quy định khác cũng
gây nhiều tranh luận liên
quan đến quy định về điều
kiện đăng ký thường trú
vào chỗ ở hợp pháp do thuê,
mượn, ở nhờ. Ông Tùng cho
biết Ủy ban TVQH cũng đã
gửi phiếu thăm dò ý kiến của
các ĐBQH về nội dung này.
Kết quả, có 235 ĐB đồng
ý với phương án 1, quy định
điều kiện đăng ký thường trú
tại chỗ ở hợp pháp do thuê,
mượn, ở nhờ là phải bảo đảm
điều kiện về diện tích nhà ở
tối thiểu do HĐND cấp tỉnh
quy định nhưng không thấp
hơn 8 m
2
sàn/người. Dự thảo
luật vừa được thông qua thể
hiện theo ý kiến đa số ĐBQH
là phương án 1.
Về điều kiện đăng ký tạm
trú đối với người đến sinh
sống tại chỗ ở hợp pháp do
thuê, mượn, ở nhờ, Ủy ban
TVQH tiếp thu ý kiến của đa
Điều kiện đăng ký
thường trú tại chỗ
ở hợp pháp do thuê,
mượn, ở nhờ là phải
bảo đảm điều kiện
về diện tích nhà ở
tối thiểu do HĐND
cấp tỉnh quy định
nhưng không thấp
hơn 8 m
2
sàn/người.
Hết năm 2022, bỏ sổ hộ khẩu
Luật Cư trúmới vừa được Quốc hội thông qua quy định diện tích tối thiểu để đăng ký thường trú
vào nơi ở thuê, ở nhờ tại các tỉnh, thành là 8m
2
/người.
Năm2021bố trí gần36.000 tỉ đồngđể xử lý việc cấpbách
Điều kiện đăng ký thường trú
ở tỉnh, thành là như nhau
Luật Cư trú vừa được thông qua đã bỏ các điều kiện riêng
về đăng ký thường trú tại các TP trực thuộc trung ương.
Theo đó, việc đăng ký thường trú tại các tỉnh và TP trực
thuộc trung ương là như nhau, được áp dụng chung, thống
nhất trên toàn quốc.
Luật này cũng bãi bỏ khoản 3 và khoản 4 Điều 19 của
Luật Thủ đô quy định các điều kiện được đăng ký thường
trú ở nội thành Hà Nội.
+Về việc đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê,
mượn, ởnhờ, Luật Cư trú (mới) quyđịnhcácđiềukiệnsauđây:
a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký
thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ
đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
b) Bảođảmđiều kiện về diện tíchnhà ở tối thiểudoHĐND
cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8 m
2
sàn/người.