8
TP.HCM: Năm 2021 làm dự án
đường song hành Võ Văn Kiệt
Ông Đoàn
Văn Tấn, Giám
đốc Trung tâm
Quản lý điều
hành giao thông
đô thị TP.HCM,
cho biết dự kiến
quý I-2021 sẽ
khởi công dự
án đường song
hành Võ Văn
Kiệt (đoạn qua
địa bàn quận 1).
Cụ thể, dự án này sẽ khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai
nạn giao thông khi các xe muốn rẽ trái tại giao lộ Võ Văn
Kiệt - Ký Con.
Ông Tấn cho biết: Với việc tổ chức giao thông như hiện
nay, các xe muốn lưu thông về trung tâm TP đều tập trung
rẽ trái tại giao lộ Võ Văn Kiệt - Ký Con. Trong khi đó,
lượng xe dừng chờ rẽ trái rất lớn gây choán chỗ mặt đường,
đôi khi chiếm qua cả làn đường dành cho xe đi thẳng.
Theo ông Tấn, dự án đường song hành Võ Văn Kiệt khi
hoàn thành sẽ từng bước hoàn thiện quy hoạch giao thông
của khu vực, đáp ứng nhu cầu giao thông hiện tại và tương
lai. Đồng thời, dự án cũng góp phần nâng cao năng lực khai
thác, đảm bảo an toàn giao thông cho tuyến đại lộ Võ Văn
Kiệt, Mai Chí Thọ và nút giao thông tại cầu Calmette.
Dự án đường song hành Võ Văn Kiệt được xây dựng tại
khu vực công viên bờ kênh cầu Calmette. Điểm đầu dự án
là điểm giao với đường Võ Văn Kiệt tại khu vực nút giao
Võ Văn Kiệt - Nguyễn Thái Học và điểm cuối là gần nút
giao với đường Pasteur. Tuyến đường song hành này có
tổng chiều dài 615 m, mặt đường rộng 7 m.
Dự án sẽ được thi công trong 12 tháng (tính từ ngày khởi
công), tổng mức đầu tư là 54 tỉ đồng.
T.NGUYÊN
Cần Thơ đầu tư 43 tỉ để làm 1 km đường
Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển
vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng đường tỉnh 920 (đoạn qua Nhà máy nhiệt điện
Ô Môn).
Theo đó, tuyến đường có chiều dài khoảng 1 km, từ nút
giao đường vào Nhà máy nhiệt điện Ô Môn đến đường
Đặng Thanh Sử.
Theo quy hoạch quy mô, đường tỉnh 920 đạt tiêu chuẩn
đường đô thị - đường phố chính, có chiều rộng mặt đường
là 7 m, gồm bốn làn xe, vận tốc thiết kế là 80 km/giờ.
Tổng mức đầu tư của dự án gần 43 tỉ đồng, kinh phí từ
nguồn ngân sách nhà nước. Trong đó, chi phí bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư là 23 tỉ đồng, chi phí xây dựng là 11,6
tỉ đồng.
Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP
Cần Thơ. Thời gian thực hiện dự án, dự kiến từ năm 2020
đến 2023.
Dự án sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần
phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tốt hơn. Cạnh đó, dự
án cũng góp phần nâng cao khả năng vận tải của mạng lưới
giao thông khu vực và kết nối khu cảng - Khu công nghiệp
Trà Nóc với các địa bàn lân cận.
CHÂU ANH
Đô thị -
ThứBảy14-11-2020
Hơn 5.100 tỉ đồng làm cầu Rạch Miễu 2
Ngày 5-11, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt chủ trương
đầu tư xây dựng cầu RạchMiễu 2 với tổng vốn ngân sách trên 5.175 tỉ đồng.
Thời gian thực hiện dự án, dự kiến từ năm 2021 đến 2025.
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 17,5 km, điểm đầu giao cắt quốc
lộ 1 với đường tỉnh 870 (thuộc huyện Châu Thành, Tiền Giang), điểm cuối
kết nối quốc lộ 60 tại đường dẫn cầu Hàm Luông (thuộc tỉnh Bến Tre).
Theo thiết kế, cầu Rạch Miễu 2 vượt luồng chính sông Tiền (khổ thông
thuyền 110 x 37,5 m và 220 x 30 m), bề rộng cầu đáp ứng quy mô bốn làn
xe cơ giới, trong đó dự kiến nhịp chính bằng kết cấu cầu dây văng, đoạn
vượt sông Mỹ Tho (khổ thông thuyền rộng 50 x 7 m), bề rộng đáp ứng quy
mô bốn làn xe cơ giới, dự kiến nhịp chính bằng kết cấu dầm liên tục. Phần
đường dẫn cầu (bao gồm một số cầu trung và cầu nhỏ trên tuyến) được
thiết kế với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 km/giờ,
mặt cắt ngang đáp ứng quy mô bốn làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp.
ĐÀOTRANG
T
rao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Nguyễn Danh Huy, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư
(Bộ GTVT), cho biết: Quy mô cầu
Rạch Miễu hiện hữu không đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của các tỉnh trong khu vực. Do
đó, việc đầu tư xây dựng cầu Rạch
Miễu 2 là hết sức cấp thiết.
Giải quyết nhu cầu vận tải
Theo Bộ GTVT, Thủ tướng Chính
phủ đã có quyết định phê duyệt chủ
trương đầu tư xây dựng cầu Rạch
Miễu 2. Năm 2021, cầu Rạch Miễu
2 sẽ được khởi công xây dựng và
dự kiến thời gian hoàn thành vào
năm 2025.
Ông Nguyễn Danh Huy kỳ vọng
sau khi cầu Rạch Miễu 2 hoàn thành,
không chỉ có nhiệm vụ giảm tải cho
cầu Rạch Miễu hiện hữu mà còn đáp
ứng được nhu cầu vận tải khách và
hàng hóa trên tuyến quốc lộ 60. Đồng
thời, cây cầu này cũng sẽ góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre nói
riêng và cả vùng ĐBSCL nói chung.
Ông Huy cũng cho biết cầu Rạch
Miễu 2 được xây dựng cách cầu
Rạch Miễu hiện hữu khoảng 3,8 km.
Do đó, cầu này còn đóng vai trò là
tuyến tránh của quốc lộ 60 qua các
TP Mỹ Tho và Bến Tre, giúp giảm
được lưu lượng xe cộ đi vào trung
tâm, giảm ô nhiễm môi trường tại
các TP này.
Ông Cao Minh Đức, Giám đốc Sở
GTVT tỉnh Bến Tre, cho biết giao
thông tại cầu Rạch Miễu đã quá tải
nhiều năm nay. Đặc biệt vào những
ngày cuối tuần, lễ, tết, người dân
phải xếp hàng, nhích từng chút một,
thậm chí mất nhiều giờ mới có thể
đi được qua cầu.
Chính vì vậy, khi Thủ tướng phê
duyệt chủ trương đầu tư cầu Rạch
Miễu 2 và Bộ GTVT dự kiến khởi
công vào năm 2021 là tin rất vui
đối với bà con các tỉnh Tiền Giang,
Cầu Rạch Miễu 2:
Thúc đẩy phát triển
kinh tế miền Tây
Theo Bộ GTVT, khi cầu RạchMiễu 2 hoàn thành sẽ góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai tỉnh TiềnGiang, Bến Tre
nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Bến Tre nói riêng, cũng như cả vùng
ĐBSCL nói chung.
“Trong năm nay, tỉnh Bến Tre sẽ
tiến hành làm phà Rạch Miễu tạm
để giải cứu tình trạng kẹt xe vào
các dịp lễ, tết trong thời gian chờ
cầu Rạch Miễu 2 hoàn thành” - ông
Đức thông tin.
Cần đẩy nhanh tiến độ
xây dựng cầu
Ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ
tịch Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh An
Giang, cho rằng hạ tầng giao thông
ở ĐBSCL đang bị thiếu trầm trọng.
Cụ thể, vùng này thiếu những tuyến
đường cao tốc, những cây cầu rút
ngắn khoảng cách giữa các địa
phương như cầu Rạch Miễu 2, cầu
Mỹ Thuận 2… Thực trạng trên đã
gây ảnh hưởng lớn đến việc đi lại,
kinh doanh của người dân cũng như
các doanh nghiệp vận tải.
“Chủ trương xây dựng đã có, nguồn
vốn cũng đã được duyệt, các ngành
chức năng liên quan cần đẩy nhanh
tiến độ xây dựng và hoàn thành cầu
RạchMiễu 2” - ông Xuân nhận định.
PGS-TS Nguyễn Bá Hoàng, Phó
Hiệu trưởng Trường ĐH GTVT
TP.HCM, cho biết: Cầu Rạch Miễu
nằm trong tuyến giao thông ven
biển, chạy xuống các tỉnh Bến Tre,
Trà Vinh…Tuy nhiên, hiện nay cầu
bị quá tải đã làm cho khả năng kết
nối các vùng không được đảm bảo.
Do đó, việc đầu tư cầu Rạch Miễu
2 trong giai đoạn 2021-2025 là phù
hợp, cấp bách.
“Chủ trương của Nhà nước đã có,
việc chúng ta cần làm là đưa dự án
này được khởi công và hoàn thành
đúng tiến độ. Vậy ngay từ bây giờ,
Nhà nước cần chuẩn bị sẵn nguồn
vốn, sẵn sàng giải ngân cho dự án
cầu Rạch Miễu 2 để tiến hành triển
khai” - ông Hoàng nói.
Ông Hoàng cũng cho rằng hai
địa phương là Tiền Giang và Bến
Tre cần nhanh chóng giải phóng
mặt bằng để dự án không gặp khó
khăn khi tiến hành thi công. Nhiều
năm nay, vốn và mặt bằng chính
là điểm nghẽn của các công trình
giao thông, là nguyên nhân chủ yếu
khiến nhiều dự án gặp khó khăn,
chậm về đích.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần
lựa chọn đơn vị thi công, tư vấn
giám sát có tiềm lực nhất. Đó phải
là các đơn vị đã từng làm những dự
án lớn, như vậy mới đảm bảo được
tiến độ và chất lượng cây cầu này.
Song song đó, đơn vị thi công cũng
phải đủ lực về tài chính để kịp thời
xoay chuyển, tiếp tục thi công trong
trường hợp giải ngân chậm.
“Việc cần làm trong giai đoạn hiện
nay là đảm bảo tiến độ thi công. Để
đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng
cao của người dân, đảm bảo an toàn
giao thông và góp phần phát triển
kinh tế - xã hội ĐBSCL, tôi cho rằng
chậm nhất tới năm 2025, dự án cầu
Rạch Miễu 2 phải hoàn thành đúng
theo kế hoạch” - PGS-TS Nguyễn
Bá Hoàng góp ý.•
Cầu RạchMiễu hiện nay đã quá tải, thường xuyên ùn tắc giao thông. Ảnh: ĐÔNGHÀ
“Hai địa phương là Tiền
Giang và Bến Tre cần
nhanh chóng giải phóng
mặt bằng để dự án không
gặp khó khăn khi tiến
hành thi công.”
PGS-TS
Nguyễn Bá Hoàng
Phối cảnh đường song hành Võ Văn Kiệt.
Ảnh: Trung tâmđiều hành giao thông TP