3
Thời sự -
ThứBảy14-11-2020
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khi tiếp thu,
giải trình ý kiến các ĐB cũng cho rằng: Phòng
ngừa tội phạm là chính chứ không phải chỉ
là đấu tranh, không phải chỉ bắt giữ, làm sao
phải ngăn chặnđược, giảmđược nguồn cung
của ma túy, phải tính đến những yếu tố về
phòng ngừa là quan trọng.
Tiếpđó là phải giảmnguồn cầu, tức là giảm
người sử dụng trái phép chất ma túy.
Về băn khoăn của các ĐB về thái độ xã hội
đối với người sử dụng trái phépma túy cũng
như người nghiện ma túy, Bộ trưởng Tô Lâm
nói sẽ nghiên cứu vì hiện nay “người nghiện
ma túy rất đa dạng”.
“Trí thức có, cán bộ có, trong nhân dân rất
nhiều, thanh niên có, thậm chí trẻ em cũng
có. Mình đối xử, xử lý thế nào? Đây là những
người rất đáng thương, cần phải có những
biện pháp xã hội” - Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Về ý kiến cho rằng phần lớn những người
nghiệnmatúycónhânthânxấu,nhiềubệnh…
Bộ trưởng Tô Lâm nói: “Chúng tôi sẽ tiếp thu
những phần đó và làm sao cho nó cân đối,
hài hòa và thể hiện rất rõ trách nhiệm của
chúng ta đối với những người có liên quan
đến ma túy”.
Giảm nguồn cung, cầu về ma túy
Đề xuất đấugiábiển số
xe qua công tyđộc lập
Đấu giá biển số xe là một trong những nội dung
lớn và đáng chú ý nhất của dự án Luật Bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo dự thảo, biển
số thông qua đấu giá là một trong các hình thức cấp
biển số xe, bên cạnh hình thức cấp biển ngẫu nhiên
bấy lâu nay.
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ đánh giá
việc đấu giá biển số là phù hợp với sự phát triển về
kinh tế cũng như đời sống tinh thần của người dân
đang ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu lựa chọn
biển số theo sở thích mà nhiều người mong muốn.
Trước khi xây dựng dự án luật trên, Bộ Công an
từng nhiều lần phối hợp với các cơ quan liên quan
thí điểm đấu giá biển số, tuy nhiên tất cả đều không
thể triển khai rộng rãi do vướng về cơ sở pháp lý.
Năm 1993, Bộ Công an chỉ đạo Công an TP Hải
Phòng nghiên cứu và tổ chức thí điểm đăng ký,
cấp biển số, thu lệ phí biển số xe tự chọn. Đến năm
2008, công an một số địa phương như Bình Dương,
Nghệ An, Hà Nội… tiếp tục xin ý kiến thực hiện và
được Thủ tướng đồng ý. Tuy vậy, cả hai lần thí điểm
đấu giá biển số xe và cấp biển số xe theo sở thích
đều phải tạm dừng.
Về tham khảo kinh nghiệm của quốc tế, Bộ Công
an đã thành lập nhiều đoàn công tác để nghiên cứu,
tìm hiểu tại một số nước như Mỹ, Nga, Thái Lan,
Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Myanmar, Hàn
Quốc, Trung Quốc… và cho thấy nhiều quốc gia
có cấp biển số xe bằng hình thức cho người dân tự
chọn.
Về việc tổ chức đấu giá biển số, quy trình sẽ được
thực hiện theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản để
bảo đảm công khai, minh bạch và tránh tiêu cực
trong quá trình đấu giá. Đặc biệt, đấu giá biển số
được thực hiện trực tuyến, thông qua các công ty
đấu giá chuyên nghiệp hoạt động độc lập.
Biển số xe sau đấu giá có đầy đủ thuộc tính về
quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Nghĩa là
người dân có thể tự do mua bán biển số với nhau
trên cơ sở pháp luật cho phép.
Theo lãnh đạo Cục CSGT, kho biển số xe dự kiến
được chia thành năm nhóm để đấu giá gồm: Biển
có năm chữ số giống nhau, biển có bốn chữ số cuối
giống nhau, biển có ba chữ số giống nhau, biển có
số sau lớn hơn số trước và biển do người dân tự
chọn ngoài bốn nhóm trên.
Người dân tham gia đấu giá không phải mất phí,
quá trình đấu giá sẽ được giám sát chặt chẽ. Số tiền
thu được từ đấu giá biển số nộp vào ngân sách, một
phần chi cho đơn vị, hội đồng đấu giá để sử dụng
cho việc mua sắm phương tiện, in biểu mẫu...
TUYẾN PHAN
Những hành vi bị cấm
bên trong mục tiêu bảo vệ
Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 37/2009 quy
định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế,
ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do
lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang
canh gác bảo vệ.
Cụ thể, trong dự thảo, Bộ Công an đề xuất bổ sung
một số mục tiêu cần được bảo vệ, bao gồm trụ sở cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan
đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên
Hợp Quốc tại Việt Nam; cơ quan đại diện của tổ
chức quốc tế tại Việt Nam được Chính phủ cam kết
bảo vệ an ninh theo điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên...
Dự thảo cũng nêu chi tiết các hành vi bị nghiêm
cấm, trong đó có việc thả diều, bóng bay, dù bay,
máy bay không người lái và các phương tiện bay
siêu nhẹ khác vào khu vực bên trong mục tiêu được
bảo vệ.
Ngoài ra còn có hành vi ném gạch, đất, đá, cát
hoặc bất cứ vật gì khác vào mục tiêu, vọng gác bảo
vệ mục tiêu; vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên
tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
tập trung đông người gây mất trật tự tại khu vực
mục tiêu bảo vệ…
T.PHAN
túy hiện hành. Tôi cho rằng
tính khả thi chưa cao vì thiếu
các quy định chế tài tương
xứng” - ĐB Linh nêu.
ĐB Huỳnh Cao Nhấ t
(Bình Định) cũng cho là
quy định trên khó khả thi.
Theo quy định hiện hành,
người sử dụng trái phép
chất ma túy sẽ bị xử phạt
cảnh cáo hoặc bị phạt tiền.
“Khi tự khai báo thì họ có
bị phạt không, nếu tự khai
báo mà vẫn bị phạt thì quy
định này khó khả thi” - ĐB
nêu quan điểm. Nêu vấn đề
tái nghiện vẫn còn cao, ĐB
đoàn Bình Định cho rằng
cần có biện pháp quyết liệt,
hiệu quả hơn trong phòng,
chống tái nghiện.
ĐB Triệu Thanh Dung
(Cao Bằng) thì dẫn quy định
tại dự thảo luật yêu cầu khi
người sử dụng trái phép
chất ma túy chuyển đi khỏi
nơi cư trú thì UBND cấp
xã nơi chuyển đi có trách
nhiệm thông báo bằng văn
bản cho UBND cấp xã nơi
chuyển đến trong thời gian
ba ngày làm việc.
“Điều này là không khả
thi, gây khó khăn cho người
thực hiện. Vì nếu người sử
dụng trái phép chất ma túy
tự ý di chuyển, không khai
báo, không biết đi đâu thì
UBND cấp xã cũng không
biết báo cho ai. Do đó, cần
xem xét kỹ lưỡng tính hợp
lý của quy định trên” - ĐB
Dung đề nghị.
ĐB Đinh Thị Kiều Trinh
(Nghệ An) đề nghị bỏ quy
định này vì không khả thi.
Chưa phân biệt được
người nghiện
ĐBNguyễn Thị Thủy (Bắc
Kạn) nêu một vấn đề đã từng
có ý kiến đa chiều: Người
nghiện ma túy là bệnh nhân
hay tội phạm?
Bà Thủy nói cần phân biệt
rõ giữa người sử dụng trái
phép chất ma túy và người
nghiện ma túy, do không chỉ
sử dụng ma túy một vài lần
là thành người nghiện và
cũng không xác định được
sử dụng ma túy bao nhiêu
lần thì thành người nghiện.
“Do đó, việc phân biệt chính
xác hai diện đối tượng này để
có biện pháp tương xứng về
pháp luật là rất cần thiết và
quan trọng. Đối tượng nào
thì biện pháp đó” - bà nói.
ĐB Thủy cho hay: Trước
năm 2009, hành vi sử dụng
trái phép chất ma túy được
xem là tội phạm nhưng khi
coi người sử dụng trái phép
chất ma túy là nạn nhân của
tệ nạn ma túy thì đã gia tăng
nhanh chóng người nghiện
trong thời gian qua.
ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà
Nội) lại nói quan niệm về
người nghiện là bệnh nhân
hay tội phạm thì phải tùy
theo tính chất. “Trước hết,
phải xác định nghiện ma túy
là trạng thái bệnh lý nên họ
là bệnh nhân. Nếu nghiện
ma túy làm việc phạm pháp
thì họ là tội phạm” - ông
Trí nêu.•
NHÓMPHÓNGVIÊN
N
gày 13-11, Quốc hội thảo
luận ở hội trường về dự
án Luật Phòng, chống
ma túy (sửa đổi). Đa số các
đại biểu (ĐB) đều đồng tình
sửa đổi Luật Phòng, chống
ma túy để hoàn thiện cơ chế,
pháp luật để phòng, chống
ma túy trong thời gian tới.
Tuy vậy, còn có những băn
khoăn nhất định đối với nhiều
quy định trong dự thảo luật,
nhiều quy định khó khả thi.
Đề nghị bỏ quy định
không khả thi
ĐB Trương Thị Yến Linh
(Cà Mau) nói dự thảo luật
quy định về trách nhiệm của
người sử dụng trái phép chất
ma túy là “phải tự khai báo
về hành vi sử dụng trái phép
chất ma túy” của mình với
cơ quan, tổ chức, nơi làm
việc hoặc là công an cấp xã
nơi cư trú.
Dự thảo luật cũng quy
định gia đình, cơ quan, tổ
chức có liên quan có trách
nhiệm thông báo với công
an cấp xã nơi cư trú ngăn
chặn người sử dụng trái phép
chất ma túy, có hành vi gây
mất trật tự, an toàn xã hội.
“Thực tế thì người sử
dụng trái phép chất ma túy
thường cố ý che giấu hành
vi này với gia đình, cộng
đồng, trừ trường hợp họ bị
nghiện nặng và dửng dưng,
thờ ơ không bị tác động bởi
dư luận xã hội nữa” - ĐB
Linh nêu.
Theo bà, đối với gia đình,
vì tâm lý mặc cảm và quan
niệm “tốt khoe xấu che” nên
rất hiếm khi họ chủ động
khai báo về tình trạng sử
dụng trái phép chất ma túy
của người thân. “Tuy tinh
thần của hai điều luật này
rất mới và tiến bộ hơn so
với Luật Phòng, chống ma
Rất hiếm khi gia
đình hoặc bản thân
người sử dụng trái
phép chất ma túy
chủ động khai báo
với cơ quan
chức năng.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâmtiếp thu, giải trình tại Quốc hội về
dự án Luật Phòng, chốngma túy (sửa đổi). Ảnh: QH
Dùng ma túy phải
khai báo: Khó khả thi
Các đại biểu đề nghị cần làm rõ tình trạng nghiện với sử dụng trái phép
để có biện pháp với từng đối tượng.