271-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa24-11-2020
Thuê người làm nghẽn hotline
của đối thủ bán gas
Hiện nay các hành vi cạnh tranh không lànhmạnh trên thị trường khí hóa lỏng Việt Namdiễn ra phức tạp
và chưa có giải pháp căn cơ để xử lý triệt để.
ANHIỀN
C
hiều 23-11, tại Hà Nội, Vụ Thị
trường trong nước (Bộ Công
Thương) phối hợp với Viện
Nghiên cứu chiến lược thương
hiệu và cạnh tranh tổ chức diễn
đàn “Phát triển thị trường khí tại
Việt Nam: Nút thắt, giải pháp phát
triển hoạt động kinh doanh khí hóa
lỏng (LPG) tại Việt Nam”.
Ảnh hưởng đến công ty
làm ăn chân chính
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ
trưởng Vụ Thị trường trong nước,
cho biết thị trường LPG tại Việt
Nam liên tục đạt mức tăng trưởng
cao trong giai đoạn gần đây (khoảng
10%) so với mức tăng trưởng
trung bình của thế giới và khu vực
(khoảng 4%).
Tuy nhiên, cùng với mức tăng
trưởng trên thì hoạt động kinh doanh
LPGđang tồn tại nhiều hạn chế. Đơn
cử như chi phí kinh doanh, chi phí
bán hàng còn cao so với giá thành
sản phẩm; giá và cơ chế giá LPG
trong nước phụ thuộc hoàn toàn
sự biến động giá thế giới, thiếu
tính linh hoạt và ổn định… Cạnh
đó, các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh như chiếm dụng chai
LPG, chiết nạp lậu…vẫn còn diễn
ra phức tạp và chưa có giải pháp
căn cơ để xử lý triệt để.
“Vi phạmnày đã xuất hiện ở cả ba
vùng miền, ảnh hưởng trực tiếp đến
các công ty làm ăn chân chính, ảnh
hưởngđến thị trườngvà tìnhhìnhkinh
doanh khí tại nước ta. Mặc dù đã có
nhiều đề xuất, giải pháp nhưng vấn
đề này vẫn còn nhiều tồn tại. Chúng
tôi sẽ hướng đến các quy định chặt
chẽ hơn về thị trường khí trong thời
gian tới” - ông Tuấn nói.
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục
trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ
người tiêu dùng (Bộ CôngThương),
cũng chỉ ra nhiều hành vi cạnh tranh
không lành mạnh. Đơn cử như sử
dụng logo của thương hiệu uy tín
tùy tiện nhằm gây nhầm lẫn để lôi
kéo khách hàng; thu mua vỏ bình
của hãng khác rồi thay tên đổi họ,
gây nhầm lẫn cho khách hàng khi
nhận diện sản phẩm….
“Chúng tôi từng tiếp nhận và
xử lý một số vụ việc khiếu nại
về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trên thị trường gas. Theo
đó, một công ty kinh doanh gas
đã thực hiện hành vi gây rối hoạt
động kinh doanh của đơn vị khác
bằng cách gây nghẽn mạng hotline
đặt hàng của doanh nghiệp (DN)
kinh doanh gas khác. Cụ thể, DN
này đã thuê các đối tượng liên tục
gọi vào số đường dây nóng của DN
khác để tạo nên tình trạng hotline
bận. Vì vậy, người tiêu dùng không
thể liên lạc tới số đường dây nóng
để đặt mua gas của DN sở hữu số
hotline” - ông Tân kể.
Nhiều thủ đoạn tinh vi để
sang chiết gas trái phép
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó
Chánh văn phòng Tổng cục Quản
lý thị trường, cũng thông tin hiện
các DN phân phối, chiết nạp chưa
có quy định rõ ràng trong việc trao
đổi trả chai LPG hoặc hợp đồng
trao đổi chai không được một số
DN thực hiện nghiêm túc. Điều này
dẫn đến tình trạng chiếm dụng chai
LPG của nhau, khó kiểm soát hoạt
động kinh doanh.
“Các đối tượng sang chiết gas
trái phép ngày càng sử dụng thủ
đoạn tinh vi hơn nhằm qua mặt
lực lượng chức năng. Đơn cử như
họ tận dụng bãi đỗ xe trống trải
cách xa khu dân cư, các khu nhà
trọ, bãi đất trống để tiến hành sang
chiết gas trực tiếp từ xe bồn chứa
LPG vào bình gas loại 12 kg một
cách nhanh chóng, tiện lợi thu
gọn hiện trường hoặc sang chiêt
gas mini trai phep. Mặt khác, việc
sang chiết được thưc hiên lén lút,
ngoai giơ, thường xuyên thay đổi
địa điểm nên rât kho phat hiên, gây
khó khăn trong công tác kiểm tra
và xử lý” - ông Minh nói.
Báo cáo của Công ty cổ phần
Kinh doanh khí miền Nam cũng
cho biết trước đây lãi ròng từ đơn
vị đầu mối đến tổng đại lý khoảng
50 USD/tấn và ít chịu sự cạnh tranh
Giảm thiểu thiệt hại cho công ty chân chính
Trước các kiến nghị của DN kinh doanh gas, đại diện Tổng cục Quản
lý thị trường nhấn mạnh giải pháp thiết lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ
liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi LPG. Theo đó, tại sổ
theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử có các thông tin về LPG chai như chủ
sở hữu, loại chai, số sêri chai, hạn kiểm định trên chai…
“Giải pháp này nhằm kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng cháy nổ mất an
toàn trong sản xuất, kinh doanh cũng như giảm thiểu thiệt hại cho các
DN làm ăn chân chính” - vị đại diện Tổng cục Quản lý thị trường lý giải.
Hàng thủ công mỹ nghệ mang về
cho Việt Nam hàng tỉ USD
Ngày 23-11, thông tin tại Hội nghị sơ kết hai năm thực
hiện Nghị định số 52/2018 về phát triển ngành nghề nông
thôn, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp
tác và phát triển nông thôn, cho biết: Mức độ tăng trưởng
xuất khẩu từ các ngành nghề nông thôn những năm qua
khá cao, đạt bình quân khoảng 10%/năm. Riêng năm
ngoái, kim ngạch xuất khẩu của riêng hàng thủ công mỹ
nghệ đạt 2,35 tỉ USD, tăng 0,6 tỉ USD so với năm 2017.
Đặc biệt, trong bối cảnh của dịch COVID-19 nhưng bảy
tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
gốm sứ vẫn đạt 309 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ;
mây tre cói thảm, sản phẩm thêu, dệt thủ công cũng đạt
mức tương ứng là 250 triệu USD và 90 triệu USD, tăng
11% so với cùng kỳ.
“Hiện hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại
163 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường xuất
khẩu chính vẫn là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu” - ông Thịnh
cho biết.
A.HIỀN
Siết mua bán trái phiếu doanh nghiệp
của các ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư quy
định việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp (DN) của tổ
chức tín dụng, chi nhánh, ngân hàng nước ngoài với nhiều
quy định mới.
Dự thảo nêu rõ: Ngân hàng thương mại chỉ được mua
trái phiếu DN khi có tỉ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài
chính đã được kiểm toán tại năm trước liền kề; trừ trường
hợp mua theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại không được mua trái
phiếu của DN phát hành có phát sinh nợ xấu tại tổ chức
tín dụng mua và tại tổ chức tín dụng khác trong vòng 12
tháng gần nhất tính đến thời điểm quyết định mua.
“Quy định này nhằm hạn chế tổ chức tín dụng không
kiểm soát được tỉ lệ nợ xấu dưới 3% nhưng vẫn mua bán
trái phiếu DN, đồng thời góp phần hạn chế nợ xấu, nâng
cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng” - dự
thảo lý giải.
TL
của thị trường. Do vậy, các tổng
đại lý sẵn sàng bỏ vốn của mình để
đầu tư với niềm tin sẽ nhận được
lợi nhuận ổn định cao trong thời
gian ngắn.
Tuy nhiên, hiện nay chi phí bán
hàng rất cao, lãi gộp ngày càng thu
hẹp chỉ còn 15-20 USD/tấn đã dẫn
đến hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. Các nhà phân phối sẵn sàng
dùng chiêu trò, thủ đoạn để chiếm
dụng vỏ bình, cắt tai, mài vỏ, sơn
từ thương hiệu này sang thương
hiệu khác vô cùng bát nháo, mất
kiểm soát. Điều này tiềm ẩn nguy
cơ mất an toàn cho người tiêu dùng
và hình ảnh của DN lớn, uy tín.
Kiến nghị xử lý mạnh tay
Ông Đào Đình Thiêm, Phó Tổng
giám đốc Công ty cổ phần Kinh
doanh khí miền Nam, chỉ rõ LPG
là mặt hàng kinh doanh có điều
kiện. Hiện đã có nhiều văn bản
luật cũng như dưới luật nhằm quản
lý thị trường gas, tuy nhiên từ văn
bản tới thực tế quản lý là cả một
khoảng cách rất xa. Mặt khác, sự
thay đổi điều chỉnh pháp luật trong
quản lý kinh doanh khí trong những
năm gần đây đã khiến các DN kinh
doanh khí rất bị động và gặp rủi ro.
Trước thực trạng trên, Công ty cổ
phần Kinh doanh khí miền Nam đã
đưa ra giải pháp số hóa quản lý và
truy xuất nguồn gốc bình LPG bằng
số sêri. Tuy nhiên, việc thực hiện
cũng gặp không ít khó khăn do số
sêri đục trên tai bình bị mờ do sơn
sửa nhiều lần, số sêri trùng nhau;
trong trạm chiết không được dùng
điện thoại di động, khôngWi-Fi và
số lượng sản xuất, chiết nạp, phân
phối ngày càng lớn.
Công ty cổ phần Kinh doanh khí
miền Nam kiến nghị cần ban hành
quy định về xử lý trách nhiệm hình
sự một số hành vi vi phạm trong
kinh doanh gas. Đồng thời, có chế
tài xử phạt nặng để răn đe, hạn chế
tái phạm tình trạng chiếm dụng vỏ
bình gas, tạo sự cạnh tranh lành
mạnh trên thị trường.•
Thị trường gas tại Việt Namrất sôi động, cạnh tranh khốc liệt. Ảnh: TÚUYÊN
Hiện đã có nhiều văn
bản nhằm quản lý thị
trường gas, tuy nhiên từ
văn bản tới thực tế quản
lý là cả một khoảng cách
rất xa.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook