274-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu27-11-2020
Giải mã “ôsin
của nền kinh tế”
Việt còn yếu
ANHIỀN
C
hi phí logistics của Việt
Namcòn cao so với trung
bình của thế giới. Đây
là nhận định của nhiều diễn
giả, đại biểu tại Diễn đàn
logistics Việt Nam 2020 do
Bộ Công Thương tổ chức
ngày 26-11 tại Hà Nội.
Lý do chi phí logistics
của Việt Nam cao
Phát biểu tại diễn đàn, TS
Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng
Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI), cho rằng
logistics có ở quanh chúng ta.
Từ việc giao nhận bữa ăn trưa
văn phòng trên các ứng dụng
di động của cá nhân cho đến
nhữngchuyếnhàngvậnchuyển
ngày đêm dọc chiều dài đất
nước của doanh nghiệp (DN).
“Có một điều gì đó tương
đồng giữa ngành dịch vụ
logistics với nghề ôsin. Và
chúng ta có thể nói rằng
logistics là ôsin của nền kinh
tế” - ông Lộc ví von.
Chủ tịch VCCI cho rằng
thách thức lớn nhất hiện
nay của ngành này là chi phí
dịch vụ logistics còn cao.
Theo thống kê của công ty
nghiên cứu uy tínArmstrong
& Associates (Mỹ), chi phí
dịch vụ logistics tại Việt
Nam tương đương 20,9%
GDP. Con số này cao hơn
nhiều so với các nước trong
khu vực như Trung Quốc,
Malaysia, Philippines, Thái
Lan và Singapore, cao gần
gấp hai lần so với các nước
phát triển và cao hơn mức
bình quân toàn cầu là 14%.
Trong chi phí logistics tại
Việt Nam, chi phí vận tải quá
cao, tương đương 30%-40%
giá thành sản phẩm, trong khi
tỉ lệ này chỉ khoảng 15% ở
các quốc gia khác. Điều này
làm giảm đáng kể khả năng
cạnh tranh hàng hóa của các
DN Việt Nam.
“Ba vấn đề cơ bản khiến
chi phí logistics còn thiếu
tính cạnh tranh là: Cơ sở hạ
tầng vẫn tồn tại những điểm
nghẽn; thủ tục hành chính; sự
kết nối củaDN trong nước với
các DN nước ngoài” - ông
Lộc chỉ rõ.
Dẫn chứng cho nhận định
này, ông Vũ Tiến Lộc cho
hay: Theo những khảo sát
gần đây của VCCI, các hoạt
động kiểm tra chuyên ngành
còn khiến DNmất nhiều thời
gian để tuân thủ. Quy trình
thủ tục hành chính còn phức
tạp, thiếu rõ ràng và chồng
chéo, đặc biệt ở các thủ tục
hành chính liên ngành có sự
tham gia của nhiều cơ quan
nhà nước. Bên cạnh đó, chi
phí không chính thức trong
thực hiện thủ tục hành chính
vẫn phổ biến góp phần khiến
chi phí logistics nói chung
tăng lên.
BàĐặngMinhPhương,Chủ
tịch Công ty Minh Phương
Logistics, nhìn nhận các
công ty Việt có xu hướng tự
làm hết tất cả mà không thuê
ngoài, trong khi các nhà đầu tư
nước ngoài đến nước ta luôn
sử dụng dịch vụ thuê ngoài
cho mảng logistics.
“Việc thuê ngoài cho phép
họ sử dụng chung dịch vụ
phương tiện, hạ tầng, nguồn
nhân lực của tất cảDNlogistics
trong nước, như thế thì chi
phí logistics giảm hơn rất
nhiều” - bà Phương nói.
Phải giảm ngay
chi phí vận tải
Ông Lê Đình Thọ, Thứ
trưởng Bộ GTVT, thừa nhận
một trong những yếu tố khiến
ÔngPhạmMinhĐức, chuyêngiakinh tếcao
cấpNgânhàngThếgiới tạiViệt Nam, cho rằng
đại dịch COVID-19 xuất hiện đã gây ra nhiều
tác động tiêu cực nhưng đồng thời cũng tạo
ra các cơ hội mới. Việt Nam có thể tham gia
chuỗi cung ứng toàn cầu, thậmchí có thể trở
thành một trung tâm sản xuất toàn cầu mới.
Bởi cách đây từ một thập niên, các công ty
đa quốc gia đã tínhđến chuyện rời khỏiTrung
Quốc. Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là
chi phí lao động ở nước này tăng lên. Sau đó
chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cho thấy
tínhkhôngổnđịnhkhi đầu tưvàoTrungQuốc.
Đặc biệt, đại dịch COVID-19 cũng chứng
minh về các hệ lụy nếu lệ thuộc quá nhiều
vào Trung Quốc. Đơn cử như Mỹ, một cường
quốc kinh tế thế giới nhưng thiếu khẩu trang,
thiếu cả găng tay y tế để giải quyết vấn đề nội
tại củamình. Điềuđó cho thấy sự lệ thuộc vào
nguồn cung duy nhất của sản xuất toàn cầu
đã trở thành một vấn đề nhức nhối.
“Chúng tôi làmmột khảo sát nhanh đối với
cácDNđiện tử khi họ rời khỏiTrungQuốc gần
đây. Đó là các công ty củaNhật Bản, HànQuốc,
Đài Loan, Mỹ…dịch chuyển gần như đi khắp
nơi trên thế giới. Như Mỹ thì đến Mexico, Đài
Loan từ Trung Quốc đại lục về lại Đài Loan.
Một số công ty Nhật Bản, Hàn Quốc thì đến
nước ta” - ông Đức nói.
Tuyvậy,trongquátrìnhthamgiachuỗicung
ứng toàn cầu thì việc hiện đại hóa các hoạt
động logistics là nhiệmvụ cực kỳ quan trọng.
“Logistics làmột ngành tiênphong, đi kèmvới
nền kinh tế phát triển của đất nước. Theo tôi,
logistics cũng cần thiết phấn đấu trở thành
trung tâm logistics của khu vực. Nếu chúng
ta nhìn một chút về địa kinh tế thì Việt Nam
chắc chắn sẽ là cầu nối tốt nhất cho khu vực
phía namTrungQuốc dẫn ra biển hơn là chạy
ngang qua Trung Quốc” - ông nhấn mạnh.
Các tập đoàn lớn đầu tư hàng trăm triệu
USD vào Việt Nam
Tạp chí
Nikkei Asia
cho hay Foxconn, một trong những
hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới
có trụ sở tại Đài Loan, đang có kế hoạch mở rộng sản xuất
tại Việt Nam với khoản đầu tư khoảng 270 triệu USD.
Công ty này sẽ sớm thành lập một công ty mới tại Việt
Nam. Dù chưa tiết lộ thông tin chi tiết, công ty này có
thể sẽ sản xuất các bộ phận liên quan tới máy tính như
màn hình.
Tập đoàn này cũng vừa xuất xưởng lô màn hình tinh
thể lỏng đầu tiên tại Việt Nam vào tuần trước. Trước đó,
ngày 17-11, nhà máy của Foxconn tại Khu công nghiệp
Đông Mai, Quảng Ninh đã xuất xưởng lô sản phẩm đầu
tiên. Quảng Ninh là địa phương thứ hai tại Việt Nam sau
Bắc Ninh được Foxconn lựa chọn để đầu tư với diện tích
100.000 m
2
.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa diễn
ra, cựu phó thủ tướng Đức Philipp Rosler cho biết: Đoàn
doanh nghiệp do ông dẫn đầu đang tìm hiểu cơ hội làm
ăn tại Việt Nam. Bước đầu, các doanh nhân đến từ Đức,
Thụy Sĩ và Israel quyết định đầu tư ngay một khoản 350
triệu USD vào du lịch số, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo
số (startup số), chăm sóc, sản xuất các trang thiết bị y tế cá
nhân... vốn là lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên.
AH
Nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam lạc quan
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam
(EuroCham) vừa công bố chỉ số môi trường kinh doanh
(BCI) trong quý III-2020 với mức 57,5 điểm, tăng 24
điểm so với quý trước đó. Số điểm trên 50 thể hiện trạng
thái lạc quan về môi trường sản xuất, kinh doanh và dưới
50 phản ánh nhìn nhận bi quan, tiêu cực.
Đáng chú ý, 44% người tham gia khảo sát dự đoán hoạt
động kinh doanh cuối năm sẽ có kết quả tốt. Hầu hết công
ty đang ổn định về số lượng nhân viên (65%) và kế hoạch
đầu tư (57%). Chỉ 44% người trả lời cho biết họ mong đợi
số lượng đơn đặt hàng và doanh thu tăng lên.
Khảo sát cũng chỉ ra các biện pháp nhanh chóng và hiệu
quả của Việt Nam đối với đại dịch toàn cầu đã mang lại
hiệu quả. Ngoài ra, một trong những yếu tố giúp chỉ số
môi trường kinh doanh tăng lên vùng tích cực là việc Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực từ đầu
tháng 8. 1/3 số người trả lời khảo sát cho rằng thỏa thuận
này là một phần quan trọng trong quyết định đầu tư vào
Việt Nam của họ.
PM
chi phí logistics tăng cao là
chi phí vận tải - chiếm tỉ trọng
lớn nhất với khoảng 60%. Như
vậy, để giảm chi phí logistics
thì cần phải giảm mạnh chi
phí vận tải.
Cũng theoThứ trưởngThọ,
BộGTVTđang gấp rút nghiên
cứu, điều chỉnh, bổ sung lại
quy hoạch về giao thông vận
tải tầm quốc gia. Trong đó
có năm loại hình gắn chặt
với logistics là đường thủy,
đường biển, đường hàng
không, đường sắt và đường
bộ. Riêng về đường bộ, Chính
phủ đang tập trung đến năm
2025 thông được tuyến cao
tốc Bắc-Nam và hoàn thành
các trục tuyến cao tốc chính.
“Về hàng không, hiện các
hãng đều tập trung chở khách.
Do vậy, chúng tôi đang cố
gắng để Việt Nam có 1-2 đơn
vị vận tải hàng không chuyên
vận tải hàng hóa” -Thứ trưởng
Lê Đình Thọ cho biết.
Chủ tịchVCCIVũTiếnLộc
cũng cho rằng việc tăng kết
nối và xây dựng hệ sinh thái
cộng sinh với nhau và với DN
nước ngoài là cần thiết để khơi
thông dòng chảy logistics. Cụ
thể là thông qua học hỏi các
công nghệ mới cũng như thúc
đẩy việc hình thành các dịch
vụ môi giới, trung gian trong
ngành logistics.
“Các dịch vụ môi giới và
trung gian trong logistics sẽ
giúp DN trong nước tối ưu
hóa hơn việc vận tải hàng
hóa. Bởi theo một thống kê
gần đây của Ngân hàng Thế
giới cho thấy khoảng 70%
xe chở hàng chấp nhận chạy
không tải ở chiều về vì không
thể tìmđược khách hàng. Đây
là một trong những nguyên
nhân khiến chi phí logistics
của DN trong nước rất thiếu
tính cạnh tranh” - ôngLộc nói.•
Không nền kinh tế nào có thể chuyểnmình về phía
trước nếu thiếu đi lực đẩy từ hoạt động logistics.
Chi phí logistics cao làmột trong những nguyên nhân khiến hàng hóa Việt giảmsức cạnh tranh
so với các nước. Ảnh: QH
Trong chi phí
logistics tại Việt
Nam, chi phí vận tải
quá cao, tương đương
30%-40% giá thành
sản phẩm trong khi ở
các quốc gia khác chỉ
khoảng 15%.
Tiêu điểm
Trở thành đầu mối
logistics quan trọng
PhátbiểutạiDiễnđànlogistics
Việt Nam2020, PhóThủ tướng
Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh
nếunâng cao chất lượng, giảm
giá thành các dịch vụ logistics
sẽ giúp DN tiết giảm được rất
nhiều chi phí, nâng cao tính
cạnh tranh của sản phẩm, của
cả nền kinh tế.
Muốnvậy,ViệtNamcầnphát
triển thị trườngdịchvụ logistics
lànhmạnh;tạocơhộibìnhđẳng
cho các DN thuộc mọi thành
phần kinh tế, khuyến khích
thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước; phát huy tối đa lợi
thế vị trí địa lý chiến lược; tăng
cường kết nối để đưaViệt Nam
trở thànhmột đầumối logistics
quan trọng trong khu vực; tập
trung nâng cao năng lực cạnh
tranh của DN cung cấp dịch
vụ logistics.
Kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu mới
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook