274-2020 - page 4

4
Ngày 26-11, Bộ Nội vụ tổ chức cuộc họp với các địa
phương chuẩn bị hội nghị tổng kết đề án thí điểm tuyển
chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển
nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020.
Đề án này được Thủ tướng phê duyệt cuối tháng 9-2013
nhằm tuyển chọn 500 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học
tăng cường về 500 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi để bố trí
thực hiện công việc của các chức danh theo nhu cầu sử dụng
nhân lực của từng xã…Đề án do Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan và 34 tỉnh triển khai thực hiện.
Trong quyết định phê duyệt đề án, Thủ tướng giao
UBND các tỉnh thuộc phạm vi thực hiện đề án có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành
liên quan bố trí, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế độ,
chính sách đối với đội viên trong thời gian công tác tại
xã và sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện còn
414/500 đội viên chưa được bố trí công việc. Trong đó,
91 trường hợp đã có phương án, 323 trường hợp chưa có
phương án bố trí công việc.
Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho
biết trong 500 trí thức trẻ tham gia đề án này, có hơn 64%
là người dân tộc thiểu số. Do vậy, đề án này cũng là chính
sách phát triển nguồn nhân lực đồng bào thiểu số.
Ông Tuấn tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện báo
cáo tổng kết thực hiện đề án, trong đó làm rõ hiệu quả, kết
quả thực hiện đề án trong năm năm qua. “Đây là đề án thí
điểm, khi tổng kết thống nhất là kết thúc nhưng phải giải
quyết những vấn đề tồn tại” - ông Tuấn nói và thống nhất
thời hạn hai năm để các địa phương cân đối lại, dành tỉ lệ
biên chế nhất định và có lộ trình để bố trí các đội viên.
“Khi tuyển vào công chức xã, huyện, tỉnh, tôi thống nhất
tuyển thẳng, không qua thi tuyển, sát hạch nếu như địa
phương có biên chế, các em hoàn thành nhiệm vụ trong
thời gian thực hiện đề án. Các em đã rèn luyện năm năm,
đủ thời gian để xét tuyển rồi” - Thứ trưởng Nội vụ nhấn
mạnh. Thứ trưởng cũng cho hay Bộ Nội vụ sẽ tham mưu
Chính phủ để ban hành nghị quyết cho phép tuyển thẳng
các em vào công chức sau khi tổng kết đề án.
ĐỨC MINH
Thời sự -
ThứSáu27-11-2020
Tái khởi động kiểm soát tài sản,
thu nhập
Saumột nămgián đoạn, tháng 11 và 12-2020, các cơ quan nhà nước, đơn vị công lập bắt đầu kê khai tài sản,
thu nhập với yêu cầu khắt khe hơn.
Việc kiểm soát tài
sản, thu nhập theo
hướng nắm thông
tin diện rộng về tài
sản, thu nhập của
người làm trong
khu vực công…
Nghĩa vụ chứng
minh một tài sản là
bất hợp pháp hoàn
toàn thuộc về cơ
quan nhà nước.
L
uật Phòng, chống tham
nhũng (PCTN) 2018 thay
thế hoàn toàn đạo luật
cùng tên ban hành 15 năm
trước với những sửa đổi, bổ
sung nhiều nhất, có bước tiến
rõ nhất ở nhóm quy định về
kiểm soát tài sản, thu nhập
của cán bộ, công chức, người
có chức vụ, quyền hạn.
Ba chế độ kê khai
tài sản, thu nhập
Đầu tiên là chế độ “kê khai
lần đầu”, luật quy định là
nghĩa vụ của tất cả cán bộ,
công chức, sĩ quan công an,
quân đội, quân nhân chuyên
nghiệp; người được bổ nhiệm
vào chức vụ từ phó phòng trở
lên ở các đơn vị sự nghiệp
công lập, doanh nghiệp nhà
nước và người được cử làm
đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp.
Tiếp theo là chế độ “kê
khai bổ sung”, áp dụng với
các đối tượng trên nhưng chỉ
khi có biến động về tài sản,
thu nhập mà tích lũy từ 300
triệu đồng trở lên so với lần
kê khai trước đó. Trong trách
nhiệm kê khai bổ sung này sẽ
có phần nghĩa vụ giải trình
cho lý do tăng, giảm tài sản.
Cuối cùng là “kê khai hằng
năm”, áp dụng với cán bộ,
công chức cỡ từ giám đốc sở
và tương đương trở lên, bất
kể tài sản có tăng, giảm so
với lần kê khai trước và cũng
kèm theo nghĩa vụ giải trình.
Về cơ chế xác minh tính
trung thực của việc kê khai,
ngoài căn cứ từ tố cáo, nghi
ngờ có cơ sở…, lần này luật
2018 mở ra cơ chế xác minh
định kỳ, ngẫu nhiên để thúc
đẩy việc kê khai nghiêm túc,
ngay ngắn, thực chất hơn.
Việc xác minh hằng năm,
mang tính chất ngẫu nhiên
này chỉ áp dụng với nhóm
hẹp quan chức có nghĩa vụ
“kê khai hằng năm”.
Với những sửa đổi, bổ sung
trên, Luật PCTN 2018 áp đặt
chế độ kiểm soát tài sản, thu
nhập theo hướng nắm thông
tin diện rộng về tài sản, thu
nhập của toàn bộ người làm
trong khu vực công (khác với
trước đây chỉ từ cấp phó phòng
cấp huyện trở lên) nhưng tới
kiểm soát thì chỉ tập trung
diện hẹp quan chức cấp cao,
ít nhất là cỡ giám đốc sở và
tương đương.
Đánh giá “rủi ro”
Từ khóa quan trọng của
Luật PCTN 2018 và Nghị
định 130/2020 là “kê khai
lần đầu”.
Quan trọng vì diện kê khai
lần này, như phân tích ở trên,
là rất rộng, bao trùm gần như
toàn bộ người làm việc trong
khu vực công. Ngoài ra còn
do tính chất “lần đầu” của nó.
Bởi luật, nghị định và mẫu
bản kê khai lần đầu không
buộc người kê khai phải giải
trình nguồn gốc tài sản được
kê khai.
Với tính chất pháp lý ấy,
nhìn chung người kê khai lần
đầu, nhất là số cán bộ, công
chức, viên chức chưa bao
giờ phải kê khai tài sản, thu
nhập theo Luật PCTN 2005
thì nay có thể tương đối yên
tâm kê khai tất cả tài sản mà
bản chất thuộc quyền sở hữu,
quyền sử dụng của mình, bất
kể nguồn gốc hình thành. Bởi
lúc đó, nghĩa vụ chứng minh
một tài sản là bất hợp pháp
hoàn toàn thuộc về cơ quan
nhà nước.
Tuy nhiên, với những người
trước đây đã kê khai tài sản
theo luật cũ mà nay kê khai
lần đầu theo luật mới thì dù
không có nghĩa vụ giải trình
nguồn gốc, họ vẫn phải cân
nhắc. Bởi nếu khai thêm
những tài sản khác, thuộc
loại “khó giải trình” thì phần
biến động giữa các bản khai
cũ và mới ấy có thể dẫn tới
nguy cơ bị tố cáo. Tố cáo là
một căn cứ để xem xét khởi
động quy trình pháp lý xác
minh tài sản, thu nhập. Trong
quy trình ấy, nghĩa vụ giải
trình của người kê khai tài
sản được xác lập song song
với trách nhiệm chứng minh
của cơ quan kiểm soát tài
sản, thu nhập.
Sẽ có quy chế phối hợp
Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu
nhập của người có chức vụ,
quyền hạn được xác lập đầu
tiênbởi Pháp lệnhPCTN1998.
Đến khi pháp lệnh được nâng
lên thành luật vào năm 2005
thì công tác kê khai tài sản, thu
nhập này được làm lại từ đầu.
Thời điểm ấy, người phải
kê khai không có nghĩa vụ
giải trình nguồn gốc tài sản,
cũng như tài sản tăng thêm
qua các năm. Phải đến lần
sửa đổi, bổ sung Luật PCTN
năm 2012, nghĩa vụ giải trình
nguồn gốc tài sản tăng thêm
mới đặt ra và mô tả rõ trong
mẫu kê khai tài sản, thu nhập.
Nay với Luật PCTN 2018
và Nghị định 130 triển khai
công tác thi hành, có thể hiểu
một lần nữa công tác kê khai
tài sản, thu nhập được làm lại
từ đầu với các yêu cầu mới.
Nền tảng của nó là cơ sở dữ
liệu quốc gia về kiểm soát
tài sản, thu nhập, đang được
Thanh tra Chính phủ nghiên
cứu những bước đầu tiên để
tiến tới lập đề án.
Ngoài ra, cũng với mục đích
ấy, Ban Tổ chức Trung ương
đang ở những bước đầu chủ
trì để xây dựng một quy chế
phối hợp giữa các cơ quan
kiểm soát tài sản, thu nhập
thuộc phía Đảng, phía các tổ
chức chính trị - xã hội, phía
Nhà nước để phân luồng quản
lý người có nghĩa vụ kê khai,
phù hợp với phân cấp quản
lý cán bộ của Đảng.
Như thế, công tác kê khai
tài sản, thu nhập được triển
khai những ngày tới mới chỉ
là bước đầu đưa công tác
kiểm soát tài sản, thu nhập
theo Luật PCTN 2018 vào
vạch xuất phát của nó.•
Lỡ nhịp một năm
Luật PCTN 2018 xác định áp dụng chế độ kê khai tài sản,
thu nhập lần đầu trên diện rộng ngay sau khi luật có hiệu
lực, tức triển khai cuối năm 2019.
Tuy nhiên, công tác quan trọng ấy bị lỡ hẹn bởi việc xây
dựng nghị định quy định chi tiết luật và các biện pháp thi
hành gặp nhiều khó khăn mà phải đến hôm 30-10 vừa rồi
Chính phủ mới hoàn tất, ban hành với tên gọi Nghị định
130/2020 về“kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị”.
Với lý do đó, việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu theo
Luật PCTN 2018 phải năm nay mới triển khai được với thời
hạn hoàn thành theo luật định trước ngày 31-12-2020.
Trong dự thảo báo cáo tổng kết, Bộ Nội vụ dự kiến đề xuất,
kiến nghị Thủ tướng, Chính phủ một số nội dung.
Đáng chú ý, Bộ Nội vụ kiến nghị: Cho phép và chỉ đạo UBND
các tỉnh thuộc phạm vi đề án thực hiện việc ưu tiên tuyển dụng
không qua thi tuyển thành công chức cấp xã hoặc cấp huyện trở
lên;viênchứcởcáctrungtâm,đơnvịsựnghiệpcủatỉnhđốivớicác
độiviên.Nguyêntắclàtấtcảđộiviênđượccấpủy,chínhquyềnđịa
phươngđánhgiáhoànthànhtốtnhiệmvụtrởlênđượcbốtrícông
tác trong tổngbiên chế củađịaphươngđược cấp có thẩmquyền
giao. BộNội vụ cũng kiếnnghị Chínhphủgiao chobộ chủ trì tiếp
tục xây dựngđề ánđưa trí thức trẻ tìnhnguyện về phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 2021-2025.
NGHĨANHÂN
Đề án500 trí thức trẻ:Hơn400người chưabố trí được việc
Xây dựng đề án giai đoạn 2021-2025
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook