274-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu27-11-2020
Tiêu điểm
THIÊNÂN
N
gaysaukhiôngJoeBiden
được truyền thông Mỹ
xướng tên là người chiến
thắng trong cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ 2020 (dựa vào kết
quả kiểmphiếu ở các bang), đã
xuất hiện nhiều suy đoán rằng
nhiệmkỳ sắp tới của ông sẽ là
một “nhiệmkỳObama thứba”.
Không phải vô cớýkiến này
xuất hiện. Ông Biden từng có
tám năm làm phó tổng thống
dưới thời Tổng thống Barack
Obama. Suy đoán càng nhiều
hơn trong những ngày gần đây
khi ôngBiden lần lượt công bố
các thành viên nội các, trong
đó một phần không nhỏ là các
nhânvật từngphụcvụdưới thời
ông Obama, đặc biệt là các vị
trí phụ trách an ninh quốc gia
và chính sách đối ngoại.
Hàng loạt gương mặt
quen thuộc
Cụ thể, ông Jake Sullivan -
cựu cố vấn an ninh quốc gia
cho phó tổng thống (lúc đó là
ôngBiden) sẽ là cố vấn an ninh
quốc gia cho tổng thống, cựu
thứ trưởng Ngoại giaoAntony
Blinken được chọn vào vị trí
ngoại trưởng, cựu thứ trưởng
Quốc phòngMichèleFlournoy
khả năng sẽ là bộ trưởngQuốc
phòng.
Ngoài ra, cựu phó cố vấn an
ninhquốcgiaAvrilHainesđược
chọn làgiámđốcTìnhbáoquốc
gia, cựucốvấnanninhquốcgia
TomDonilonkhảnăng sẽđược
chọn làm giám đốc Cơ quan
Tình báo trung ương (CIA).
Cựu thứ trưởngAnninhnội địa
AlejandroMayorkasđượcchọn
làm bộ trưởng BộAn ninh nội
địa,cựungoạitrưởngJohnKerry
được chọn làmđặcphái viênvề
khí hậu, cựu trợ lýngoại trưởng
LindaThomas-Greenfieldđược
chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên
Hợp Quốc. Nhiều vị trí quan
trọng sắp tới trong Nhà Trắng
cũng được dành sẵn cho hàng
WHOramắt đội điều tranguồngốcCOVID-19, cóngười ViệtNam
Theo báo
South China Morning Post
, đầu tuần này Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tên 10 nhà khoa
học nằm trong đội điều tra quốc tế truy tìm nguồn gốc
COVID-19. 10 người này là các chuyên gia y tế công
cộng, chuyên gia y tế động vật, chuyên gia truy tìm nguồn
gốc virus từ 10 nước.
Cụ thể, “biệt đội” này gồm nhà nghiên cứu Marion
Koopmans tại Trung tâm y khoa Erasmus (Hà Lan),
chuyên gia John Watson - cựu thứ trưởng Y tế Anh,
chuyên gia Farag El Moubasher thuộc Bộ Y tế Qatar,
nhà virus học Thea Fischer của Đan Mạch, nhà vi trùng
học Dominic Dwyer của Úc, nhà nghiên cứu dịch bệnh
Vladimir Dedkov của Nga, nhà khoa học Ken Maeda
thuộc Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật, chuyên
gia truy tìm nguồn gốc virus Fabian Leendertz thuộc Viện
Y sinh Robert Koch (Đức), nhà bệnh dịch sinh thái học
Peter Daszak - Chủ tịch tổ chức phi chính phủ EcoHealth
Alliance (Mỹ) ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Phía Việt Nam có nhà khoa học Nguyễn Việt Hùng - đồng
lãnh đạo Chương trình Sức khỏe con người và động vật
tại Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế.
WHO cho biết quyết định công bố tên 10 chuyên gia
dù có rủi ro họ bị quấy rối, đe dọa, vì điều tra nguồn gốc
COVID-19 là một chủ đề gây tranh cãi.
10 chuyên gia này sẽ làm việc cùng các nhà khoa học
Trung Quốc điều tra xem làm sao virus xuất hiện và lây
truyền qua người, dẫn tới đại dịch giết hơn 1,4 triệu người
trên toàn thế giới tính đến nay. Đầu tuần này, giám đốc
điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO, TS
Michael Ryan, nói WHO hy vọng đội chuyên gia này sẽ
sớm triển khai điều tra thực địa ở Trung Quốc.
Nhiều nhà nghiên cứu và WHO từng cảnh báo
nếu không tìm ra được nguồn gốc virus thì đại dịch
COVID-19 dù sắp tới có bị khống chế thì cũng hoàn toàn
có khả năng tái bùng phát.
ĐĂNG KHOA
Ông Joe Biden giới thiệu các nhân vật đề cử vào nội các của ông ngày 24-11 (hàng sau từ trái qua:
cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Avril Haines, cựu ngoại trưởng John Kerry, cựu trợ lý ngoại trưởng
Linda Thomas-Greenfield, liên danh phó tổng thống - bà KamalaHarris).
Ảnh: GETTY IMAGES
Bối cảnh nước Mỹ hiện khác gì bốn năm trước?
Về đối nội, so với bốn năm trước, điểmkhác dễ thấy nhất lúc
này là nướcMỹ đang phải oằnmình vì đại dịch COVID-19. Mỹ là
nước bị dịch hoành hành nặng nhất thế giới hiện nay với 12,7
triệu người nhiễm, trong đó hơn 261.000 người chết. Những
ngày này, số ca nhập viện ngày sau lại phá kỷ lục ngày trước.
Trước khó khăn này, ngay sau khi được xác định thắng cử, ông
Biden đã lập đội phản ứng COVID-19 để giải quyết tình hình.
Điểm khác nữa là nước Mỹ đang trong thời khắc như ông
Obama viết trong thư chúc mừng ông Biden là “đang chia rẽ
sâu sắc và cay đắng”. Có thể nhìn thấy sự chia rẽ này qua hàng
loạt vụ biểu tình sau bầu cử và đã xảy ra bạo lực giữa phe ủng
hộ và phe chống ông Trump, qua việc phía ông Trump vẫn
tích cực theo đuổi kiện tụng nhằm thay đổi kết quả bầu cử dù
ông Biden đã được xác định là người thắng…Mức độ chia rẽ
này không có vào thời điểmông Obama mãn nhiệmbốn năm
trước. Ông Biden nói rằng ưu tiên của ông là đoàn kết lại đất
nước và hàn gắn chia rẽ chính trị. Ông Biden cũng cho biết ông
đang cân nhắc chọn thêm nhân vật Cộng hòa hay các chính
trị gia cấp tiến vào vị trí cấp cao. Nói với
NBC News
, ông Biden
cho biết ông không có kế hoạch dùng Bộ Tư pháp như một cỗ
máy để mở các cuộc điều tra nhắm vào ông Trump.
Về đối ngoại, quan hệ giữa Mỹ và thế giới giờ quá khác bốn
năm trước. Đi kèm với chủ trương “nước Mỹ trên hết”của ông
Trump là các động thái lạnh nhạt với đồngminh - đối tác; quyết
liệt với đối thủ (rút khỏi nhiều hiệp ước kiểm soát vũ khí với
Nga, thương chiến với Trung Quốc...); giảm hiện diện và ảnh
hưởng ở một số điểm nóng (như Trung Đông); rút khỏi nhiều
thỏa thuận đa phương (như thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp
định khí hậu Paris…), nhiều thể chế quốc tế (Tổ chức Y tế Thế
giới, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc…).
Chúng ta đang đối mặt với
một thế giới hoàn toàn khác
thế giới chúng ta từng đối mặt
trong thời chính phủ Obama -
Biden. Tổng thống Trump đã
làm thay đổi bối cảnh. Nó trở
thành nướcMỹ trên hết. Nó đã
là nước Mỹ cô đơn.
Ông
JOE BIDEN
Có suy đoán rằng
ông Biden sẽ thực
hiện cùng chính
sách và quan điểm
theo chủ trương
ôn hòa giống ông
Obama.
Ông Biden lên tiếng về
“nhiệm kỳ Obama thứ ba”
Liệu có tiếp nối “nhiệmkỳ Obama thứ ba” khi bối cảnh nướcMỹ hiện khác nhiều bốn năm trước?
loạt quanchức thời ôngObama.
Thậm chí một nhóm cấp
tiến ởMỹ đã cùng ký đơn kiến
nghị phong tỏa không để ông
Biden tuyển mộ lại ông Bruce
Reed - cựu chánh văn phòng
phó tổng thống (ôngBiden hồi
đó) vốn có quan điểmkhắt khe
với an sinh xã hội và bảo hiểm
y tế, với lập luận “ông Biden
không được lặp lại sai lầm của
ông Obama”.
NhàbìnhluậnchínhtrịCharles
M. Blow của tờ
The New York
Times
cũngnêuquanđiểmrằng
bốn năm tới của ông Biden sẽ
là “nhiệm kỳ Obama thứ ba”.
Ông cho rằng ông Biden sẽ
thực hiện cùng chính sách và
quan điểm theo chủ trương ôn
hòa giống ông Obama.
Ông Biden sẽ đi
con đường riêng?
Trước suy đoán này, ngày
24-11, trong cuộc trả lời phỏng
vấn đầu tiên sau ngày bầu cử,
ông Biden khẳng định với đài
NBC News
rằng nhiệm kỳ của
ông sẽ không phải là sự nối
tiếp giai đoạn tổng thống của
ông Obama, vì bối cảnh hiện
tại của nướcMỹ đã khác nhiều
dưới bốn năm của Tổng thống
Donald Trump.
TheotácgiaDavidLitt, người
chuyên viết các bài phát biểu
cho vị Tổng thống Mỹ thứ 44
Obama, sẽ là sai lầm nếu xem
nhiệmkỳ sắp tới củaôngBiden
là “nhiệm kỳ Obama thứ ba”.
Theo ông, từ các bài phát biểu,
vàochiếndịch tranhcử, vàođội
ngũ của ông Biden có thể thấy
rõ ràng ông Biden đang đi con
đường riêng của mình.
Đương kim thống đốc
Wisconsin (thuộc đảng Cộng
hòa), ông Scott Walker, khẳng
định “nhiệm kỳ Obama thứ
ba” sẽ không xảy ra. Theo ông
Walker, thời ông Obama, ông
Biden không có nhiều quyền
hành và ảnh hưởng đến chính
sách nhưng một khi làm tổng
thống, ông Biden thậm chí sẽ
thiên tả hơn thời ông còn làm
phó tổng thống. Điều này thể
hiện qua việc ông chọn thượng
nghị sĩ thiên tả Kamala Harris
làmphó chomình. Ông Biden
cũng từng nêu chủ trương cắt
giảmngânsáchchocảnhsátsau
sựvụcảnhsát da trắngdùnggối
ghè cổ người da màu đến chết
dẫn đến làn sóng biểu tình kinh
hoàng ở Mỹ vài tháng trước.
ÔngWalker cũng dẫn ra các
chủ trương về nhập cư, an ninh
biên giới của ông Biden và kết
luận rằng ông Biden đã từ bỏ
hoàn toàncácquanđiểmvề trật
tự luật phápmà ôngđã giữ suốt
nhiều thập niên qua, dĩ nhiên
cả dưới thời ôngObama. Theo
ôngWalker, ôngObamakhông
điều hành nước Mỹ cách này
và những ai bỏ phiếu cho ông
Biden với suy nghĩ sẽ tiếp nối
“nhiệm kỳ Obama thứ ba” rồi
sẽ không được như ý.
Trả lời phỏng vấn
Hoàn cầu
Nhật báo
, nhà khoa học chính
trị GrahamTillettAllison Jr. tại
TrườngchínhsáchcôngJohnF.
Kennedy thuộcĐHHarvardvà
từng là trợ lý bộ trưởng Quốc
phòngMỹ(giaiđoạn1993-1994)
khẳngđịnhnhiệmkỳtổngthống
của ông Biden sẽ không phải
là “nhiệm kỳ Obama thứ ba”.
ÔngAllison dùng từ “ồn ào”
để mô tả chính sách của chính
phủ ông Trump với Trung
Quốc. Đó không phải là chính
sách của ông Obama và cũng
sẽ không phải là chính sách
của ông Biden nhưng không
có nghĩa là hai chính sách của
ông Obama và ông Biden sẽ
giống nhau.
Theo ông Allison, nhiệm
kỳ ông Biden sẽ khác nhiệm
kỳ ông Obama và có thể nói
chắc điều này qua hình dung
về chủ trương của hai ông với
Trung Quốc, mà chủ trương
của ông Biden được đánh giá
cứng rắn và rõ ràng hơn. Thời
còn tranh cử, ông Biden đã
nói rõ rằng ông xem Trung
Quốc là một đối thủ không
thể coi thường và ông xác
định rằng Mỹ sẽ không chỉ
cạnh tranh mà phải thắng
cuộc đua này. Nhiều cố vấn
của ông Biden cũng từng ra
dấu hiệu rằng chính phủ sắp
tới của ông Biden chắc chắn
sẽ không “mềm mại” với
Trung Quốc nhưng sẽ “thông
minh” hơn trong đối phó với
các bước đi của nước này.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook