280-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu4-12-2020
VŨHỘI
T
hanh tra tỉnh Đồng Nai
vừa có kết luận về việc
giao đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
(GCN) đối với 28 thửa đất
của Nông trường cao su Bình
Lộc (thuộc Tổng Công ty Cao
su Đồng Nai) tại xã Xuân
Thiện, huyện Thống Nhất.
Lãnh đạo biến
đất nông trường
thành của riêng
Trướcđó,vàonăm2019,người
dân gửi đơn đến UBND tỉnh
Đồng Nai tố cáo ông Nguyễn
Phúc Toàn, nguyên giám đốc
Nông trường cao suBình Lộc.
Nội dung là ông Toàn đã lợi
dụng việc thanh lý cây cao su
để tư lợi 28 thửa đất của nông
trường thuộc tiểu vùng 2 của
nông trường.
Thanh tra vào cuộc, xác
định: Trong 28 thửa đất thì
có bốn thửa đất được cấp
GCN đúng quy định, năm
thửa đất có nguồn gốc của
Nông trường cao su Bình
Lộc. Những thửa đất này do
các cá nhân chuyển nhượng,
để được cấpGCNnhưngTổng
Công ty Cao su Đồng Nai và
nông trường không lưu giữ hồ
sơ về diện tích đất này. Do
vậy, thanh tra không có điều
kiện xác minh, làm rõ được.
Nông trường tự cấp sổ
đất cho công nhân
Cũng theo kết luận thanh
tra, tỉnh Đồng Nai có 12 thửa
đất với tổng diện tích 2.500
m
2
được Nông trường cao su
Bình Lộc kê khai đăng ký sử
dụng với mục
đích trồng cây
cao su. Tuy
nhiên, năm
2004, những
thửa đất này
được Nông
trường cao su
Bình Lộc xác
nhận để được
cấp GCN trái
quyđịnh,không
có sự chấp thuận của Tổng
Công ty Cao su Đồng Nai.
Theo Thanh tra tỉnh Đồng
Nai, dù biết gần 8.000 m
2
đất do nông trường quản lý
nhưng ông Toàn vẫn nhận
chuyển nhượng trái phép,
kê khai không trung thực
nguồn gốc để được cấp GCN
rồi sang nhượng. Trong khi
đó, UBND xã Xuân Thiện
không kiểm tra nguồn gốc
vẫn xác nhận kê khai. Qua
làm việc, ông Toàn thừa nhận
việc chuyển nhượng đất, kê
khai nguồn gốc đất không
đúng và cam kết nộp lại số
tiền 290 triệu đồng.
Theo Thanh tra tỉnh Đồng
Nai, để xảy ra sai phạm trên
trách nhiệm chính thuộc về
lãnh đạo Nông trường cao su
Bình Lộc, chủ tịch xã Xuân
Thiện, cán bộ địa chính, tư
pháp xã. Phòng TN&MT,
Văn phòng Đăng ký đất đai
và UBND huyện Thống Nhất
tại thời điểm cấp GCN cũng
chịu trách nhiệm trong những
sai phạm này.
Từ đó, Thanh tra tỉnh Đồng
Nai kiến nghị thu hồi ba thửa
đất; kiểmđiểmvà có hình thức
xử lý các tổ chức, cá nhân
liên quan. Có biện pháp thu
hồi 290 triệu đồng của ông
Nguyễn Phúc Toàn.
Thanh tra cũng kiến nghị
cơ quan chức năng xác định
tiền sử dụng đất và có biện
pháp truy thu đối với 12 thửa
đất được cấp GCN trái luật.•
Biến đất nông trường
thành của riêng
kê khai nguồn gốc, thời điểm
sử dụng không đúng thực tế
nhưng vẫn được cấp GCN,
tám thửa đất không đủ điều
kiện xác minh.
Trong28 thửa đất nói trên có
một thửa gần 8.000 m
2
nguồn
gốc là của nông trường cho
ông NguyễnVănTài (nguyên
Phó Phòng tổ chức lao động
Công ty Cao su Đồng Nai)
mượn trồng cây cà phê và cây
ăn trái. Đến năm 1999, ông
Tài chuyển nhượng lại cho
ông Nguyễn
Phúc Toàn.
Sau đó, ông
Toàn kê khai
làđất khai phá,
được xã Xuân
Thiệnxácnhận
và năm 2004,
UBND huyện
ThốngNhấtcấp
GCN cho ông
Toàn.
Gần 8.000 m
2
đất này ông
Toàn tách thành năm thửa,
chuyển nhượng cho người
khác với số tiền290 triệuđồng.
Một lãnh đạo vàmột cán bộ
khác của nông trường cũng
có dấu hiệu kê khai gian dối
nguồn gốc gần 8.000 m
2
đất
Dù biết rõ đất do
nông trường quản lý
nhưng giámđốc vẫn
nhận chuyển nhượng
trái phép, kê khai
không trung thực để
được cấp GCN rồi
sang nhượng cho
người khác.
Hàng chục ngànmét vuông đất nông trường được lãnh đạo “hô biến”,
hợp thức hóa thành đất tư rồi bán cho người khác.
Nông trường cao su Bình Lộc và kết luận thanh tra của tỉnh về việc cấp đất sai quy định. Ảnh: VH
Ngày 3-12, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
Thượng
tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Công an thị xã Phú Mỹ,
Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết chưa có nhiều người nộp đơn
tố cáo hành vi cho vay lãi nặng của cha con ông Lê Thái
Thiện, Lê Thái Phong.
Cơ quan CSĐT sẽ ra thông báo để những ai là bị hại
trong vụ án liên hệ với công an cung cấp thông tin, tài liệu.
Cũng theo Thượng tá Bình, sau khi bắt tạm giam ông
Thiện và Phong, cơ quan CSĐT sẽ lấy lời khai và làm việc
với những người liên quan. “Những người liên quan khi
có đủ cơ sở, chứng cứ chúng tôi sẽ xử lý. Hiện giờ chưa
thể cung cấp thêm thông tin ngoài việc đã khởi tố, bắt tạm
giam hai người này” - Thượng tá Bình nói.
Ông Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ,
cho hay trước thông tin mà cử tri phản ánh về việc ông
Thiện cho vay lãi nặng, UBND thị xã đã yêu cầu công an
xử lý nghiêm. “Công an đã phải mất bốn tháng để thu thập
chứng cứ, tài liệu liên quan” - ông Thắm cho hay.
Theo nguồn tin của PV, liên quan đến việc cho vay tiền,
ngoài ông Thiện và Phong còn liên quan đến nhiều người
khác. Cơ quan CSĐT sẽ tiếp tục triệu tập họ đến làm việc…
Như
Pháp Luật TP.HCM
thông tin, đêm 1-12, Cơ quan
CSĐT Công an thị xã Phú Mỹ đã khám xét biệt thự Thiện
Soi (quốc lộ 51, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ), bắt tạm giam
ông Thiện và con trai Lê Thái Phong để điều tra về tội cho
vay lãi nặng và rửa tiền.
Người dân địa phương cho hay nhiều người là chủ doanh
nghiệp, dân làm ăn khi cần vốn gấp phải vay nóng lãi suất
cao chỗ ông Thiện. Sau đó tài sản, nhà, đất của họ rơi vào
tay cha con ông này nhưng vẫn không hết nợ…
H.PHONG
Vụđại giaThiệnSoi: Làmviệc với nhiềungười liênquan
Năm2020: Tội phạm
đặc biệt nghiêmtrọng
ởHậuGiang tăng
Cử tri AnGiang phản ánh bị một công ty
lương thực mua lúa với giá thấp.
Ngày 3-12, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX
nhiệm kỳ 2020-2025 đã họp kỳ họp thứ 19.
Theo báo cáo kết quả công tác phòng, chống tội
phạm, vi phạm pháp luật năm 2020 của UBND
tỉnh cho thấy tình hình tội phạm tăng cao hơn so
với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, năm 2020, toàn
tỉnh Hậu Giang xảy ra 270 vụ tội phạm về trật tự
xã hội, tăng 36 vụ so với năm 2019. Trong đó,
tội phạm trộm cắp tài sản, đánh bạc và cố ý gây
thương tích chiếm tỉ lệ cao. Đáng chú ý là tội
phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
xảy ra 57 vụ, tăng 17 vụ so với năm trước.
Thượng tá Huỳnh Việt Hòa, Giám đốc Công
an tỉnh Hậu Giang, khẳng định tại kỳ họp: “Hiện
trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện tội phạm có yếu
tố nước ngoài, tội phạm trong lĩnh vực tài chính,
ngân hàng, tội phạm có tính chất băng, nhóm hoạt
động theo kiểu “xã hội đen”. Tuy nhiên, tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cao hơn
với nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, manh
động”.
Cũng theo giám đốc công an tỉnh, năm qua
toàn tỉnh đã phát hiện hàng trăm vụ vi phạm về
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma
túy; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm (thuốc lá điếu nhập lậu), hàng không
hóa đơn, chứng từ; các vi phạm về bảo vệ môi
trường…
Năm 2020, cơ quan điều tra hai cấp đã giải
quyết xong 545/626 tố giác, tin báo về tội phạm.
Kết thúc điều tra, chuyển VKS truy tố 311 vụ với
526 bị can và đang điều tra 106 vụ với 190 bị can.
Thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, từ đó kịp
thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật. Lực lượng chức năng cũng sẽ thường xuyên
rà soát, tổng hợp, kiến nghị cấp có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định
có liên quan nhằm khắc phục những khó khăn,
vướng mắc, đảm bảo thống nhất trong quá trình
thực hiện.
• Cùng ngày, HĐND tỉnh An Giang khóa IX
nhiệm kỳ 2016-2021 đã khai mạc kỳ họp thứ 18.
Tại kỳ họp, ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An
Giang, báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri về các vấn
đề giao thông, môi trường, y tế… trước kỳ họp.
Đáng chú ý có ý kiến của cử tri xã Vĩnh Bình và
Vĩnh An, huyện Châu Thành phản ánh việc bị một
công ty mua lúa với giá thấp hơn bên ngoài 300-
400 đồng/kg.
Trong khi đó, công ty này bán thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón cho nông dân cao hơn đại lý bên
ngoài 10.000-15.000 đồng/loại thuốc và phân bón.
Đến khi bán lúa cho công ty, nông dân phải gánh
chịu thêm chi phí vận chuyển, thuê nhân công bốc
vác, cân lúa, trung bình mỗi tấn trên 100.000 đồng.
Do đó, cử tri đề nghị cơ quan có thẩm quyền tỉnh
có giải pháp để nhà máy mua lúa giá ổn định, giúp
nông dân sản xuất có lợi nhuận cao, tạo điều kiện
cho nông dân có cuộc sống ổn định…
CHÂU ANH - HẢI DƯƠNG
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook