280-2020 - page 5

5
Thời sự -
ThứSáu4-12-2020
Công an tỉnh AnGiang đang truy xét những người có liên quan vụ buôn lậu 51 kg vàng và
truy bắt bà NguyễnThị KimHạnh, được cho là trùm của đường dây này.
HẢI DƯƠNG
L
iên quan đến vụ buôn
lậu 51 kg vàng, ngày
3-12, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, Đại tá Đinh
Văn Nơi, Giám đốc Công an
tỉnh An Giang, cho biết: Cơ
quan CSĐT tập trung truy xét
những người có liên quan.
Đặc biệt là truy bắt bà trùm
cầm đầu đường dây buôn lậu
Nguyễn Thị Kim Hạnh (tên
thường gọi là Mười Tường,
51 tuổi, ngụ xã Đa Phước,
huyện An Phú, An Giang).
Trùm buôn lậu trong
vai doanh nhân
từ thiện
Đến thời điểm này, Công
an tỉnhAn Giang đã bắt giam
năm bị can, truy nã đặc biệt
nguy hiểm năm bị can, trong
đó có Mười Tường về tội vận
chuyển hàng hóa trái phép qua
biên giới; đồng thời truy tìm
bốn người liên quan khác để
phục vụ điều tra.
Theo Đại tá Đinh Văn Nơi,
qua lời khai của các bị can
và các tài liệu, chứng cứ thu
thập được, cơ quan CSĐT đã
đủ chứng cứ xác định Mười
Tường là kẻ chủ mưu cầm
đầu trong đường dây buôn
lậu vàng.
Công an tỉnh An Giang đã
khám xét 15 địa điểm liên
quan, trong đó có nhà ở, phủ
thờ, kho hàng, khách sạn…
Giám đốc Công an An Giang
nói về vụ án 51 kg vàng
của Mười Tường ở huyệnAn
Phú và TPChâu Đốc. Qua đó,
lực lượng chức năng đã thu
thập được thêm nhiều tài liệu,
chứng cứ quan trọng.
Đại tá Nơi cho biết đường
dây buôn lậu doMười Tường
cầm đầu có thủ đoạn hết sức
tinh vi, gây khó khăn cho lực
lượng chức năng trong quá
trình điều tra triệt phá.
“Mười Tường đã thao túng
thị trường buôn lậu ở tỉnh
An Giang và có mối quan hệ
chằng chịt với các đối tượng
đầu nậu ở Campuchia. Chiêu
thức hoạt động buôn lậu hết
sức tinh vi bằng việc thành
lập ra nhiều công ty, doanh
nghiệp và tham gia các công
tác từ thiện trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, Mười Tường thường
hướng đến làm từ thiện ở các
vùng biên giới, tạo vỏ bọc
doanh nhân từ thiện để cơ
quan chức năng không nghi
ngờ và tạo lập mối quan hệ.
Mặt khác, ở phía sau Mười
Tường trực tiếp chỉ đạo đàn
em thực hiện buôn lậu” - Đại
tá Nơi cho biết.
Mở rộng điều tra vụ án, ban
chuyên án nhận thấy không
chỉ vàng, Mười Tường và các
chân rết còn thực hiện buôn
lậu nhiều mặt hàng khác như
điện lạnh, đường…và cả đôla.
Xử lý “tuyệt đối
không có vùng cấm”
TheoCôngan tỉnhAnGiang,
Mười Tường từng bị Công an
TP.HCM bắt về hành vi buôn
lậu điện thoại di động và bị
Côngan lậpbiênbản thugiữ sốvàng lậu.
Ảnh nhỏ:
Chândungbà trùmbuôn lậuNguyễnThị KimHạnh.
Ảnh: H.DƯƠNG
kết án sáu năm tù. Sau khi
chấp hành án, Mười Tường
đếnAn Giang và tiếp tục hoạt
động buôn lậu.
Trả lời PV về dư luận có
hay không việc bảo kê cho
đường dây buôn lậu củaMười
Tường, giám đốc Công an
tỉnh An Giang cho biết chưa
thể xác định được.
“Hiện vụ án được mở rộng
điều tra, chưa thể xác định
được có quan chức liên quan
đến đường dây buôn lậu hay
không. Tuy nhiên, chúng tôi
đã báo cáo với thủ trưởng
Tăng cường các biệnphápphòngngừa tội phạmgiết người
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý cư trú;
giải quyết kịp thời, triệt để các hành vi bạo lực, côn đồ…
Cơ quan CSĐT của Bộ Công
an, quan điểm là điều tra đến
đâu xử lý đến đó, tuyệt đối
không có vùng cấm” - giám
đốc Công an tỉnh An Giang
nhấn mạnh.
Theo Đại tá Nơi, trước đó
Cơ quan CSĐT của bộ và tỉnh
cũng đã bắt, xử lý nhiều đối
tượng trong đường dây buôn
lậu do Mười Tường cầm đầu.
Tuy nhiên, do đường dây hoạt
động phân chia thành nhiều
lớp, giao nhiệm vụ cắt khúc,
đoạn nên cơ quan điều tra
bước đầu chỉ bắt các “chân
rết”, chưa thể xử lý đến đối
tượng cầm đầu chính.
Công an tỉnh An Giang đã
tiếp nhận rất nhiều đơn tố giác
của người dân về hoạt động
buôn lậu. Qua xác minh cho
thấy hoạt động buôn lậu của
những người này gây mất
an ninh trật tự xã hội, bức
xúc trong nhân dân, làm ảnh
hưởng đến nền kinh tế tỉnh
An Giang nói riêng và khu
vực phía Nam nói chung. Do
đó, giámđốc Công an tỉnhAn
Giang đã quyết định thành lập
ban chuyên án.
Theo Đại tá Nơi, thời gian
qua Công an tỉnhAnGiang đã
cónhữnghoạt độnggần, sát với
dân, tạo điều kiện cho người
dân tố giác các tội phạm. Qua
đó người dân đã mạnh dạn tố
giác các loại tội phạm, nhất là
các tội phạm quan trọng như
buôn lậu, ma túy…
“Từ nguồn tin và sự hỗ trợ
của dân nên đã góp phần rút
ngắn thời gian điều tra, xác
minh của ban chuyên án. Thay
vì phải mất nămhay sáu tháng
thì chỉ hai tháng ban chuyên
án đã có đủ chứng cứ vững
chắc, quyết định phá án buôn
lậu 51 kg vàng. Trên cơ sở
đó, cơ quan điều tra đi đến
đến chặt đứt, triệt phá tận gốc
đường dây buôn lậu của bà
trùm Mười Tường, đáp ứng
yêu cầu chính trị, pháp luật
và nghiệp vụ” - Đại tá Đinh
Văn Nơi thông tin thêm.•
Vụ án đang được
mở rộng điều tra,
chưa xác định có
quan chức liên quan
đứng sau nhưng
quan điểm là điều
tra đến đâu xử lý
đến đó, tuyệt đối
không có vùng cấm.
Mới đây, Thủ tướng có công văn gửi các bộ, ngành,
cơ quan về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa
tội phạm giết người. Theo nội dung công văn, những
năm gần đây tình hình tội phạm giết người diễn biến
phức tạp với tính chất, mức độ, hậu quả ngày càng
nghiêm trọng.
Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay, toàn quốc xảy
ra gần 7.000 vụ án giết người, làm hơn 6.100 người
chết, 2.300 người bị thương, nhiều vụ án giết người có
tính chất đặc biệt nghiêm trọng với thủ đoạn dã man,
tàn bạo gây bức xúc, lo lắng, bất an trong nhân dân.
Các vụ giết người xảy ra chủ yếu do mâu thuẫn trong
nội bộ nhân dân (chiếm trên 80%) và do côn đồ, băng
nhóm tội phạm thanh toán nhau, đâm thuê chém mướn,
quẫn bách, lạc hậu, mê tín dị đoan... Đối tượng gây án
đa dạng về thành phần, đa số phạm tội lần đầu, chưa
có tiền án, tiền sự, gây khó khăn trong công tác phòng
ngừa, ngăn chặn. Đặc biệt, tình trạng giết người thân
trong gia đình do mâu thuẫn (chiếm trên 18%), giết
người do sử dụng ma túy, chất kích thích, mắc bệnh
tâm thần có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do lối
sống, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một
bộ phận người dân còn hạn chế; bị ảnh hưởng bởi các
thông tin tiêu cực, văn hóa phẩm đồi trụy và trào lưu
sai lệch. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật chưa sâu rộng; công tác hòa giải ở cơ sở,
giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, chưa triệt để…
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm
giết người, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa
phương tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, Bộ Công an cần nâng cao hiệu quả công tác
nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý cư trú, quản lý
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự;
duy trì chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm xử lý nhanh,
giải quyết kịp thời, triệt để các hành vi bạo lực, côn đồ.
Thủ tướng nhấn mạnh việc tăng cường năng lực cho
lực lượng công an xã, phường, thị trấn để chủ động
nắm và giải quyết tình hình ngay từ cơ sở, sớm phát
hiện các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để kịp thời
tham mưu cấp ủy, chính quyền có biện pháp tuyên
truyền, giáo dục, hòa giải không để kéo dài.
Ngành công an cần thực hiện tốt công tác quản lý,
giáo dục đối tượng ở địa bàn dân cư, nhất là người có
tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy tại cộng đồng;
chú trọng lập hồ sơ đưa người vào cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng, đưa đi cai nghiện bắt buộc; quản lý,
thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không để đối
tượng sử dụng gây án.
Đặc biệt, Bộ Công an chỉ đạo mở các đợt cao điểm
tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung đấu tranh, triệt
phá các băng nhóm, tội phạm có tổ chức, nhất là băng
nhóm nguy hiểm, có biểu hiện hoạt động theo kiểu “xã
hội đen”, đâm thuê chém mướn, bảo kê, đòi nợ thuê,
liên quan đến “tín dụng đen”...
TUYẾN PHAN
Thủ tướng
yêu cầu
Bộ Công
anmở
các đợt
cao điểm
trấn áp
tội phạm.
Ảnh:
NGUYỄN
TÂN
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook