280-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu4-12-2020
Bị cáo nhiều lần xin được tử hình
Ngày 3-12, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Lê
Văn Tư (sinh năm 1972, không có nơi ở ổn định) bị truy tố về tội giết
người với tình tiết tăng nặng là mang tính côn đồ và tái phạm nguy
hiểm.
Theo hồ sơ, bị cáo có sáu tiền án về các tội cướp giật, trốn khỏi nơi
giam giữ, trộm cắp và tàng trữ trái phép chất ma túy. Từ nhỏ, bị cáo
sống với gia đình, không có nơi cư trú, không được đi học.
Bị cáo khai lúc nhớ, lúc không nhớ về nhân thân. Đáng chú ý, bị cáo
nhiều lần lặp lại câu: “Cho tui tử hình đi”. Sau khi hội ý, HĐXX quyết
định hoãn phiên xử. Trước đó, VKS đề nghị phiên tòa sau cần có bác
sĩ và cảnh sát tư pháp.
Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, tòa từng trả hồ sơ để yêu cầu
VKS giám định sức khỏe về tâm thần của bị cáo vì hồ sơ có giấy bị
cáo đi chữa bệnh tại một bệnh viện ở miền Tây.
Theo hồ sơ, chiều 20-6-2019, anh Âu Chí Hùng (sinh năm 1988, nhà
trên đường Ba Tháng Hai, phường 12, quận 11, TP.HCM) ngồi ăn hủ
tiếu phía trước cổng trường cấp II gần nhà.
Lúc này, Tư đi bộ ngang qua, va chạm vào người anh Hùng. Anh
Hùng đứng lên xô Tư ra. Tư đang cầm một can nhựa đựng xăng trên
tay, liền dùng bật lửa đốt làm xăng bốc cháy rồi hất về phía anh Hùng.
Anh Hùng bỏ chạy nhưng không kịp, bị lửa đốt cháy toàn thân và
được đưa đi cấp cứu. Tư cũng bị lửa cháy ở phần hông, bỏ chạy. Qua
truy xét, công an đã bắt được Tư.
Anh Hùng bị thương tật 54% do bỏng nhiệt gây ra.
HOÀNG YẾN
“TAND tỉnh Hậu Giang không kết án oan và bỏ lọt tội phạm”
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủMai TiếnDũng tại cuộc họp. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Không để nợ
đọng văn bản
sang Chính phủ
khóa mới
TRỌNGPHÚ
N
gày 3-12, ông Mai Tiến
Dũng, - Bộ trưởng, Chủ
nhiệmVăn phòng Chính phủ
(VPCP), Tổ trưởng Tổ công tác
của Thủ tướng, chủ trì cuộc họp
với các bộ, cơ quan về tình hình
xây dựng, trình ban hành các văn
bản quy định chi tiết luật, pháp
lệnh có hiệu lực và có hiệu lực từ
1-1-2021. Cuộc họp cũng bàn về
tình hình xây dựng, trình ban hành
các đề án trong chương trình công
tác năm 2020 của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
137 văn bản trong
một tháng
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng,
hiện có đến 30 văn bản quy định chi
tiết có hiệu lực từ ngày 1-1-2021,
nghĩa là phải ban hành trước ngày
15-11-2020nhưngđếnnaychưađược
ban hành. Trong số này có bảy văn
bản đã trình, 23 văn bản chưa trình
Chínhphủ.Đối với chương trình công
tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, đến ngày 2-12 có 38/367 đề án
trong chương trình nợ đọng, chiếm
“Tất cả văn bản hướng
dẫn chi tiết không được
nợ đọng. Những văn
bản nào cần lùi, cần rút
không đưa vào chương
trình công tác năm 2021
phải báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.”
Bộ trưởng
Mai Tiến Dũng
Những bộ, ngành nào đang nợ đọng văn bản
Theo báo cáo của tổ công tác, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban
hành 48/55 vănbảnquy định chi tiết, còn nợđọngbảy vănbản thuộc trách
nhiệmcủa các bộ: Công an ba văn bản, GD&ĐTmột văn bản,Tài chínhmột
văn bản, Nội vụ một văn bản, Công Thương một văn bản.
Với văn bản quy định chi tiết có hiệu lực từ 1-1-2021 hiện còn 23 văn
bản chưa trình, thuộc các bộ LĐ-TB&XH bốn văn bản, Tài chính bảy văn
bản, KH&ĐT năm văn bản, Nội vụ bốn văn bản, Xây dựng bảy văn bản...
10,3%, trong đó các bộ thamdự buổi
làm việc có 25 đề án nợ đọng.
“38 đề án, cộng với văn bản trong
chương trình công tác của tháng
12-2020 là 99 văn bản, tổng cộng là
137 văn bản. Đây là nhiệmvụ rất lớn,
không làm nhanh sẽ nợ đọng” - ông
Dũng nêu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVPCPnhấn
mạnh nếu không làm nhanh thì tỉ lệ
nợ đọng văn bản khóa này sẽ cao hơn
các khóa trước, do đó các bộ, ngành
cần phải đẩy nhanh tiến độ làm văn
bản. Tinh thần làm làmột luật chỉ ban
hành tối đa hai nghị định quy định chi
tiết, một nghị định chỉ ban hành một
thông tư hướng dẫn. “Chỉ còn không
đầy một tháng nữa sẽ kết thúc năm
2020, bộ, ngành, cơ quan nào đã hứa
màkhông làmđược thì phải chịu trách
nhiệm” - ông Dũng nhấn mạnh.
Văn bản nào không làm
được thì xin rút
Tại cuộc họp, Thiếu tướng
Vũ Ngọc Hùng, Phó Cục trưởng
Cục Pháp chế và cải cách hành
chính, tư pháp - Bộ Công an,
cho biết đến tháng 11-2020, bộ
này chậm năm văn bản, đã thực
hiện hai văn bản, còn ba văn bản
nợ đọng. Trong đó có văn bản
liên quan Luật An ninh mạng thì
đang chờ ý kiến từ Chính phủ,
còn nghị định liên quan đến công
an xã chính quy thì chờ ý kiến
Bộ Nội vụ.
“Hiện 100% công an xã là chính
quy nhưng vướng về quy định chế
độ, chính sách cho lực lượng này,
vướng cả về chức năng, nhiệm
vụ, trong đó có chức năng điều
tra” - ông Hùng lý giải thêm.
Các ý kiến tại cuộc họp cũng đặt
vấn đề tác động tăng biên chế khi
đưa công an chính quy về xã vì
cả nước đang dôi dư gần 11.000
công chức đảm nhiệm chức vụ
trưởng công an xã cần phải bố trí.
Hiện Bộ Nội vụ phải lấy ý kiến
các địa phương về vấn đề này.
Về việc này, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu
quan điểm “đổi mới mà không
vướng mắc thì không gọi là đổi
mới”, do đó phải chấp nhận xử
lý. Ông đề nghị đại diện Bộ Công
an về báo cáo bộ trưởng, xem xét
những việc thực hiện được thì phải
làm bằng được trong năm 2020.
“Không để nợ văn bản sang
Chính phủ khóa mới vì rất mang
tiếng. Cái nào tính toán, cân đối
khả năng không làm được thì
mạnh dạn báo cáo bộ trưởng xin
rút” - ông Dũng nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Tài chính báo cáo
Luật Chứng khoán sửa đổi do bộ
này chủ trì có sáu nghị định, hiện
Chính phủ đã ký ban hành một
nghị định, còn năm nghị định. Đối
với nhóm văn bản phải trình tháng
12 có năm văn bản trong chương
trình, về nhóm này sẽ bảo đảm
tiến độ trình trong tháng.
Về nội dung này, ông Dũng
cho rằng “một luật mà có sáu
nghị định là không ổn” và đề
nghị Bộ Tài chính gom lại theo
đúng tinh thần chỉ đạo “một luật
tối đa hai nghị định” của Chính
phủ. Cùng với đó, tổ trưởng tổ
công tác cũng yêu cầu các bộ, cơ
quan rà soát, tổng hợp báo cáo
Thủ tướng Chính phủ về gộp văn
bản trên tinh thần đã nêu trên.
“Tất cả văn bản hướng dẫn chi
tiết không được nợ đọng. Những
văn bản nào cần lùi, cần rút, không
đưa vào chương trình công tác
năm 2021 phải báo cáo Thủ tướng
Chính phủ” - ông Dũng nói.•
Phiên xử vụ thamô tài sản xảy ra tại Chi cục Văn thư
lưu trữ tỉnh. Ảnh: CHÂUANH
Ngày 3-12, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX tổ
chức kỳ họp thứ 19. Báo cáo tại kỳ họp, ông Trương
Đình Nghệ, Chánh án TAND tỉnh, cho biết năm
2020, số vụ việc tòa án thụ lý, giải quyết tăng hơn
so với năm trước.
Theo ông Nghệ, tình hình dịch bệnh COVID-19
diễn biến phức tạp, phải tạm dừng việc xét xử
nhưng TAND hai cấp đã nỗ lực, phấn đấu giải quyết
được 5.392 vụ việc (đạt 94,9%). Trong đó có 544 vụ
án hình sự với 908 bị cáo, đã giải quyết 540 vụ với
902 bị cáo, đạt 99,26% (vượt 9,26%).
Đặc biệt, các vụ án tham nhũng, án được dư luận
xã hội quan tâm đều được phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan tố tụng từ quá trình điều tra, truy tố và
xét xử nên được giải quyết kịp thời, đủ sức răn đe
và phòng ngừa tội phạm chung.
Cụ thể là vụ vi phạm quy định về kế toán gây hậu
quả nghiêm trọng, tham ô tài sản xảy ra tại Chi cục
Văn thư lưu trữ tỉnh; vụ Nguyễn Thị Mỹ Duyên
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; vụ tổ chức
đánh bạc, đánh bạc xảy ra tại thị xã Long Mỹ...
Cạnh đó, TAND đã thụ lý hơn 4.800 vụ việc dân
sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh
thương mại, trong đó có khoảng 140 vụ ly hôn có
yếu tố nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu của các
vụ việc xin ly hôn là do không phù hợp trong cuộc
sống, bất đồng ngôn ngữ và phong tục tập quán.
Theo chánh án TAND tỉnh Hậu Giang, chất lượng
xét xử của ngành ngày càng được nâng lên, tỉ lệ
giải quyết từng loại vụ việc đều vượt so với chỉ
tiêu được giao. Công tác xét xử án hình sự đảm bảo
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có
trường hợp nào kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt
tội phạm.
Đáng quan tâm, các vụ án tham nhũng, vụ án dư
luận xã hội quan tâm được đưa ra xét xử kịp thời,
hình phạt áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với
tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, đủ sức răn
đe và phòng ngừa tội phạm chung.
CHÂU ANH
Bộ trưởng, Chủ nhiệmVăn phòng Chính phủ
Mai TiếnDũng cho biết lượng văn bản quy phạm
pháp luật còn tồn đọng lớn, nếu không làmnhanh
sẽ nợ đọng sang Chính phủ khóamới.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook