282-2020 - page 10

10
Thêmđối tượngưu tiênkhi tuyểndụng công chức
Tôi vừa tốt nghiệp đại học được hai năm
và dự định sẽ thi tuyển công chức vào đợt
thi đầu năm 2021. Tôi là người dân tộc
thiểu số, thuộc diện đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng
công chức. Thời gian qua, tôi nghe nói Chính phủ đã có nhiều
thay đổi trong đối tượng ưu tiên thi tuyển công chức.
Vậy xin hỏi có những thay đổi mới về đối tượng ưu tiên
ra sao? Người dân tộc thiểu số có thuộc đối tượng hưởng
ưu tiên không?
Bạn đọc
Thạch Sơn
(Quận 5, TP.HCM)
Luật sư
Nguyễn Văn Hậu
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Nghị định 138/2020 có hiệu lực từ ngày 1-12 (thay
thế Nghị định 24/2010 và Nghị định 161/2018) với nhiều
quy định mới về đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển
hoặc xét tuyển công chức.
Theo đó, Điều 5 Nghị định 138/2020 bổ sung thêm
nhiều đối tượng được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng
2 tuyển dụng công chức là:
- Quân nhân chuyên nghiệp phục viên.
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt
nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã
ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị
đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị...
Một điểm mới nữa là trước đây, theo Nghị định số
161/2018, những đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham
gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên
đã hoàn thành nhiệm vụ trước đây được cộng 2,5 điểm ưu
tiên thì nay theo Nghị định 138/2020, không còn được ưu
tiên cộng điểm nữa. Đối tượng được cộng 2,5 điểm vào
kết quả vòng 2 chỉ gồm những người hoàn thành nghĩa
vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên
thanh niên xung phong.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định
138/2020, người dân tộc thiểu số như trường hợp của bạn
thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 5 điểm vào kết quả
điểm vòng 2.
VÕ PHẠM
Bạn đọc -
ThứHai 7-12-2020
TẤNVIỆT
K
hi chúng tôi đến huyện
Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
để khảo sát những nhà
bị hư hại nặng nề sau bão để
hỗ trợ, địa phương giới thiệu
một trong những nhà cần hỗ
trợ là nhà ông Lại Văn Hiệp
(56 tuổi) ở xã Nghĩa Thắng.
Tìm đến nhà, chúng tôi khó
khơi gợi được gì từ người đàn
ông này vì ông bị chứng trầm
cảm, ít nói.
Nhà mới sửa,
bão đến quật tơi tả
Em rể của ông Hiệp là ông
Nguyễn Thanh Sâm cho hay:
“Khi bão tới, anh Hiệp không
chịu ra khỏi nhà, đến khi gió
to quá mới chịu qua nhà hàng
xóm tránh bão. Khoảng 1
tiếng sau, từ nhà hàng xóm
nhìn qua thấy mái tôn nhà
mình bay hết, tường gạch
đổ ập xuống ngay phòng ngủ
của ảnh. May mà kịp bỏ nhà
chạy tránh bão, nếu không
là chết rồi”.
Ông Hiệp đã lập gia đình
và có ba người con, đến khi
vợ ông Hiệp sinh người con
thứ ba xong thì bất ngờ dẫn
ba người con đi mất.
Quá bàng hoàng, ông Hiệp
đi khắp nơi tìm vợ con nhưng
không gặp. Thời gian chờ đợi,
tìm kiếm quá lâu đã làm ông
Hiệp mắc phải căn bệnh trầm
cảm. Căn bệnh khiến ông
Hiệp ít nói hơn, không giao
tiếp với ai nữa. Ban ngày ông
đi làm phụ hồ, tối đến chỉ ở
trong nhà.
Khi được hỏi về hoàn cảnh
bản thân, ông Hiệp chỉ nói:
“Tám năm rồi, giờ tôi chỉ
mong có ngày gặp lại các
con của mình”.
Cũng theo ông Sâm, ba năm
trước, ông Hiệp ra Đà Nẵng
làmphụ hồ. Trongmột lần lắp
giàn giáo, một tấm ván trên
tầng cao rơi xuống trúng bàn
chân phải của ông. Bác sĩ chẩn
đoán bị nứt xương bàn chân,
phải mổ nhưng ông không có
tiền. Thế là ông bắt xe về quê
ở luôn với cái chân đau nhức
triền miên.
Thấy ông Hiệp không nơi
nương tựa, neo đơn, vợ chồng
ông Sâm dọn về ở chung để
chăm lo cho ông. Nhà ông
Hiệp cũng quá xập xệ nên
vợ chồng ông cũng bỏ ra
một số tiền để sửa sang lại
căn nhà của ông Hiệp cho
khang trang, sạch sẽ hơn.
Căn nhà cấp 4 mới sửa lại
chưa bao lâu thì bão số 9
kéo đến quật tơi tả.
Sau bão, các mạnh thường
quân hỗ trợ cho gia đình ông
Hiệp được 4,5 triệu đồng. Số
tiền này được gia đình ông
Hiệp dành lợp lại mái nhà,
xây tạm lại vách tường đã đổ.
Phần sau nhà bị sập do bão
chỉ được che tạm lại bằng tấm
ván mỏng để tránh gió lùa.
Bão đến chỉ kịp
bồng con chạy
Gần đó, anh LêVănTrường
(30 tuổi) cùngvợ làchịNguyễn
Thị Thu Đoan (29 tuổi) sống
với hai đứa con nhỏ trong căn
nhà cấp 4 sát cánh đồng ở xã
Nghĩa Thắng.
Chị Đoan làm công nhân
giày da, lương tháng chưa đến
4 triệu đồng. Còn anh Trường
không có nghề nghiệp, chỉ làm
nông trên mảnh ruộng nhỏ.
Căn nhà mới xây được hơn
một năm, trên mảnh đất nhà
nội cho. Vợ chồng chị cũng
phải vay mượn bà con mới
đủ xây căn nhà.
Trong đợt bão vừa qua, do
nghĩlànhàmới,lạichằngchống
cẩn thận nên khi bão số 9 quét
qua, vợ chồng anhTrường chủ
quan không đi sơ tán.
“Nghĩ lại lúc đó tôi thấy
còn sợ quá. Gió ập tới, dỡ
lần lượt từ mái hiên đến mái
tôn trong nhà, rồi đánh sập
chái bếp phía sau. Đứa con
nhỏ trong nhà bị gạch vỡ rơi
xuống trúng chân. Khi đó hai
vợ chồng mới hoảng, bồng
bế con, vớ được ít đồ chạy
qua nhà nội trú tạm” - chị
Đoan kể.
Sau bão, nhà chị cũng được
các mạnh thường quân hỗ trợ
tiền để lợp lại mái tôn. Mái
nhà sau không đủ tiền sửa nên
chỉ được bà con lối xóm giúp
chống tạm bằng vật liệu thô
sơ. Số tiền vay mượn để xây
nhà hơn một năm trước, hai
vợ chồng cũng lo chưa biết
lấy đâu để trả.
ChịVõThị KiềuGiang, Phó
Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã
Nghĩa Thắng, cho hay những
gia đình trên có hoàn cảnh rất
khó khăn. Trong cơn bão, nhà
của họ bị hư hại nặng và đã
được các mạnh thường quân
hỗ trợ một phần kinh phí để
sửa chữa. Chính quyền địa
phương cũng đã hỗ trợ hết sức
mình nhưng các gia đình này
vẫn cần sự hỗ trợ của cộng
đồng, nhà hảo tâm để họ ổn
định cuộc sống.•
“Maymàkịpbỏnhà chạy tránhbão!”
Cả đời họ dành dụm, vaymượn xây được căn nhà nhỏ để ở. Bão đến chỉ trong vài phút đã thổi baymất nóc,
sập tường.
Anh Trường tập tành nuôi bò, mong ngày bò đẻ để bán lấy tiền trả nợ. Ảnh: TẤNVIỆT
Báo
Pháp Luật TP.HCM
trao thêm
190 triệu đồng tại Quảng Ngãi
Trong hai ngày 5 và 6-12, đoàn cứu trợ của báo
Pháp
Luật TP.HCM
đã đến huyện Nghĩa Hành và huyện Tư Nghĩa
(Quảng Ngãi) tiếp tục chương trình hỗ trợ cho bà con dựng
lại nhà cửa sau bão lũ
(ảnh).
Tại huyệnNghĩaHành, đoàn cứu trợđã trao số tiềndobạn
đọc hảo tâm, mạnh thường quân của báo hỗ trợ cho 10 hộ
khó khăn, bị thiệt hại nặng nề sau bão, mỗi hộ 10 triệu đồng.
Ông Huỳnh Lúa, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Nghĩa
Hành, cho biết bà con ở địa phương chủ yếu làm nông, thu
nhập bấp bênh. Bão số 9 đánh sập khoảng 10 căn nhà cùng
hàng trăm nhà khác bị tốc mái. “Bà con rất khó khăn, chắt
bóp cả đời cũng khó dựng được căn nhà chắc chắn trước
bão” - ông Lúa nói.
Tại huyện Tư Nghĩa, đoàn cứu trợ đã trao tổng cộng 90
triệu đồng cho các hộ ngặt nghèo, thu nhập quá ít ỏi, không
thể làm lại nhà cửa.
Chị Phạm Thị Vị (ngụ xã Nghĩa Lâm) có nhà bị sập hoàn
toàn sau bão số 9. Bức tường sập xuống đè nát hai chiếc xe
máy trong nhà. Dưới nền xi măng, mấy bao lúa ngấm nước
mưa lênmầm tua tủa.“Giờ có thêm tiền hỗ trợ từ các mạnh
thường quân của báo
Pháp Luật TP.HCM
rồi mừng quá, sẽ
sửa lại nhà để đón tết” - chị Vị chia sẻ.
Theo ông Trương Văn Đồng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ
huyệnTưNghĩa, sau bão số 9, toàn huyện có nămnhà bị sập,
gần 1.000 nhà bị tốc mái. Nhiều xã ở huyện đất đai cằn cỗi,
bà conmuốn trồng hoa màu cải thiện cuộc sống cũng khó.
“Những sự hỗ trợ như của bạn đọc báo
Pháp Luật TP.HCM
là rất đáng quý. Bà con có thêm số tiền không hề nhỏ để
kịp thời sửa sang nhà cửa, đón cái tết đang cận kề” - ông
Đồng nói.
Từngày1đến6-12, đoàncứu trợcủabáo
PhápLuậtTP.HCM
đã về sáu huyện của hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi để
trao tiền hỗ trợ bà con sửa lại nhà cửa sau bão lũ. Tổng số
tiền đoàn cứu trợ đã trao 60 hộ gia đình là 600 triệu đồng.
Những ngày tới, chúng tôi sẽ tiếp tục trao 400 triệu đồng
hỗ trợ cho cán bộ tư pháp bị thiệt hại nặng về nhà cửa sau
bão lũ. Đây là những tấm lòng do bạn đọc hảo tâmcủa báo,
mạnh thường quân đóng góp.
TẤNVIỆT
“Nghĩ lại lúc đó tôi
thấy còn sợ quá. Gió
ập tới, dỡ lần lượt từ
mái hiên đến mái
tôn trong nhà, rồi
đánh sập chái bếp
phía sau.”
HƯỚNG VỀ MIỀN TRUNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook