282-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 7-12-2020
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
NGÂNNGA
C
ơ quan điều tra (CQĐT) Công an
TP Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước)
vừa có kết luận điều tra vụ án ông
Lương Hữu Phước (người nhảy lầu tự
tử tại trụ sở TAND tỉnh Bình Phước
sau khi nhận bản án phúc thẩm kết
tội mình) và ra quyết định đình chỉ
bị can, đình chỉ vụ án.
Kết luận điều tra lại:
“Lâm Tươi không có lỗi”
Kết luận điều tra của CQĐT Công
an TP Đồng Xoài cho rằng ông Phước
là người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện hành vi điều khiển
mô tô chở ông Trần Hữu Quý băng
qua đường không quan sát, không
nhường đường cho xe đi chiều ngược
lại. Ông Phước đã vi phạm vào khoản
2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ
năm 2008 đã xâm phạm đến tính mạng
của ông Quý.
Khi gây tai nạn, ông Phước đã uống
rượu, có nồng độ cồn là 0,69 mg/l khí
thở nên đã đủ yếu tố cấu thành tội vi
phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ. Do ông Phước
đã chết nên căn cứ khoản 7 Điều 157
và điểm a khoản 1 Điều 230 BLTTHS,
CQĐT đã ra quyết định đình chỉ vụ án
và quyết định điều chỉ điều tra bị can
đối với ông Phước.
Ngoài ra, kết luận điều tra còn đề
cập đến Lâm Tươi, người điều khiển
xe đụng vào xe ông Phước dẫn đến tai
nạn. Khi điều khiển xe, Lâm Tươi đi
đúng phần đường của mình là chiều đi
bên phải của đường Nguyễn Huệ với
tốc độ cho phép.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ
tai nạn là do ông Phước điều khiển xe
chở ông Quý chuyển hướng băng qua
đường không quan sát, không nhường
đường cho xe đi ngược chiều, làm cho
Lâm Tươi bất ngờ, không xử lý kịp
nên đã đụng vào xe ông Phước gây
tai nạn. Đây là sự kiện bất ngờ, Lâm
Tươi không có lỗi trong vụ tai nạn
giao thông này, vì vậy CQĐT không
đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với Lâm Tươi.
Việc đình chỉ chưa
thuyết phục
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, luật
sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật
sư TP.HCM) nhận định quyết định đình
chỉ điều tra bị can đối với ông Phước
là chưa ổn so với quy định pháp luật.
Lý do, Ủy ban Thẩm phán TAND
Cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy cả hai
bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều
tra lại thì trách nhiệm của CQĐT là
phải điều tra, làm rõ toàn bộ nội dung
mà cấp giám đốc thẩm yêu cầu. Tuy
nhiên, kết luận điều tra lại vẫn chưa
làm rõ hết các yêu cầu này.
Công an đang khámnghiệmhiện trường nơi ông LươngHữu Phước nhảy lầu tự tử
tại trụ sở TAND tỉnh Bình Phước. Ảnh: CTV
Bị cáo tự tử, Tòa Cấp cao hủy án
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, trưa 15-1-2017, ông Phước chở ôngTrần
HữuQuý đi hát karaoke. Đi một đoạn, thấy ôngQuý không đội mũ bảo hiểmnên
ông Phước chở về lấy mũ bảo hiểm. Khi ông Phước điều khiển xe rẽ trái sang
đường thì bị xe ông Lâm Tươi tông vào làm ông Quý tử vong.
Ngày 29-5, tại phiên tòa phúc thẩm lần hai, TAND tỉnh Bình Phước bác kháng
cáo kêu oan, y án sơ thẩm của TAND TP Đồng Xoài, phạt ông Phước ba năm
tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Chiều cùng ngày, ông Phước đến tòa này nhảy từ lầu hai xuống đất và tử vong.
Hai tuần sau, ngày 12-6, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM xử
giám đốc thẩm đã tuyên hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, yêu cầu CQĐT
Công an tỉnh Bình Phước thụ lý, điều tra lại. Ngày 2-12, CQĐT TP Đồng Xoài đã
ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với ông Phước với lý do người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết.
Trong điều kiện mặt đường
thông thoáng, rộng 7 m,
ánh sáng rõ, Lâm Tươi đã
phát hiện xe ông Phước
từ vị trí cách 50 m nhưng
vì sao không giảm tốc độ
mà tông thẳng vào xe ông
Phước?
Câu hỏi từ vụ ông
Phước tự tử tại tòa
Quyết định giámđốc thẩmkiến nghị giao hồ sơ cho CQĐTCông an
tỉnh Bình Phước điều tra lại nhưng cuối cùng CQĐTCông an TP
Đồng Xoài thực hiện và đình chỉ bị can đối với ông Lương Hữu Phước.
Điển hình, biên bản hiện trường thể
hiện mặt đường không có dấu vết thắng
của xe Lâm Tươi điều khiển. Trong
điều kiện mặt đường thông thoáng,
rộng 7 m, ánh sáng rõ, không bị che
khuất tầm nhìn, Lâm Tươi khai đã
phát hiện xe ông Phước từ vị trí cách
50 m nhưng vì sao không giảm tốc
độ mà đến vị trí hai xe cách nhau gần
5 mmới hoảng hốt, dẫn đến tông thẳng
vào xe ông Phước.
Ngoài ra, quyết định giám đốc thẩm
nhận định: “Do tính chất phức tạp của
vụ án, Hội đồng giám đốc thẩm kiến
nghị VKSND Cấp cao tại TP.HCM căn
cứ vào khoản 5 Điều 163 BLTTHS,
giao hồ sơ vụ án cho CQĐT cấp tỉnh
để điều tra lại vụ án”. Thế nhưng cuối
cùng vẫn là CQĐT Công an TP Đồng
Xoài điều tra rồi kết thúc vụ án bằng
quyết định đình chỉ điều tra bị can khi
vụ án còn có nhiều điểm chưa rõ.
Theo luật sư Trạch, cần áp dụng quy
định tại Điều 235BLTTHS2015 để phục
hồi điều tra vụ án. Theo đó, CQĐT TP
Đồng Xoài cần hủy bỏ quyết định đình
chỉ điều tra, ra quyết định phục hồi điều
tra. Đồng thời, đúng như nhận định của
Hội đồng giám đốc thẩm, đây là vụ án
phức tạp nên cần chuyển hồ sơ vụ án
cho Công an tỉnh Bình Phước điều tra
lại theo thủ tục chung.
“Vụ việc dư luận đặc biệt quan tâm,
cái chết của ông Phước từng khiến giới
tố tụng giật mình. Nay với việc đình chỉ
điều tra còn có điều chưa thỏa đáng,
như vậy sẽ khiến gia đình ông Phước
không tâm phục khẩu phục, khiến dư
luận xã hội khó đồng tình” - luật sư
Trạch nói.•
Cùng với các diễn biến về việc nhiều nơi, nhiều người
khẩn trương ngăn chặn dịch COVID-19 lan rộng, thông
tin khởi tố vụ án nói trên thu hút được rất nhiều sự chú
ý. Dẫu trước đó dư luận, báo chí đã đặt vấn đề có thể xử
lý hình sự nhưng khi có thông tin chính thức thì cũng có
không ít sự ngỡ ngàng.
Bởi lẽ sự vi phạm dẫn đến góp phần lây lan dịch bệnh
từng xảy ra ở các đợt dịch trước nhưng chưa có ai bị
xử hình sự. Ấy thế mà lần này, lần đầu tiên không chỉ ở
TP.HCM mà còn trên cả nước, hành vi này bị xem xét xử
lý hình sự.
Theo Điều 240 BLHS 2015, tội làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người áp dụng cho các cá
nhân thực hiện một trong các hành vi là đưa ra (đưa vào)
hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh (đưa vào
lãnh thổ Việt Nam) động vật, thực vật, sản phẩm động
vật, thực vật… có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy
hiểm cho người. Tội này còn áp dụng cho người có hành
vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (điểm
c khoản 1). Mức hình phạt là phạt tiền từ 50 triệu đến
200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm.
Như vậy, nếu kết quả điều tra tới đây xác định đã có
sự không tuân thủ quy định về cách ly y tế để căn cứ vào
đó mà khởi tố bị can về tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm… thì nhiều khả năng các bị can sẽ bị truy tố về
việc “có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho người”.
Cách thức truy cứu này phù hợp với hướng dẫn của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về việc xét xử tội
phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020
nêu rõ: Người đã được thông báo mắc bệnh; người
nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh
COVID-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một
trong các hành vi được quy định gây lây truyền dịch bệnh
COVID-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực
hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý
về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Các hành vi đó là: a) Trốn khỏi nơi cách ly; b) Không
tuân thủ quy định về cách ly; c) Từ chối, trốn tránh việc
áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; d) Không
khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian
dối.
Tuy nhiên, cần lưu ý là vụ việc liên quan đến bệnh
nhân 1.342 có sự vi phạm rất nghiêm trọng không chỉ
trong việc cách ly tại nhà (tiếp xúc với nhiều người, tự ra
ngoài đi ăn trưa và tới một trường đại học…) mà còn bắt
nguồn từ việc quản lý lỏng lẻo tại khu cách ly tập trung.
Trong khu cách ly của Vietnam Airlines, bệnh nhân 1.342
có thể đi qua khu khác, tiếp xúc với đồng nghiệp thuộc
đội bay khác cũng đang tập trung cách ly.
Đây là lý do mà cơ quan an ninh điều tra (ANĐT)
phải đối chiếu thêm Công văn số 45/TANDTC-PC để
việc xử lý vụ án được đầy đủ, chính xác. Theo công văn
trên, người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không
kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý
về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo
quy định tại Điều 360 BLHS 2015.
Xem ra, từ chỗ “lần đầu tiên” thì cần phải thấy hướng
dẫn trên của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao chính
là điểm tựa pháp lý vững chắc để Cơ quan ANĐT Công
an TP.HCM kịp thời khởi tố. Cùng với đó, các cơ quan tố
tụng khác sẽ có cách giải quyết phù hợp (một tội hay hai
tội…) dựa vào kết luận điều tra chính thức.
Cũng từ “lần đầu tiên” ấy, mỗi chúng ta cần phải đồng
tình, ủng hộ sự cứng rắn cần thiết của Công an TP.HCM
và lấy đó để cùng chấp hành nghiêm các khuyến cáo của
Bộ Y tế trong việc phòng, chống COVID-19 (như làm
đúng yêu cầu 5K là Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng
cách - Không tập trung - Khai báo y tế…).
Chỉ có vậy, mọi người mới tránh được tình cảnh oan
nghiệt khi có thể vừa là nạn nhân (bị lây nhiễm, mang
bệnh), vừa là “tội đồ” do đã gây liên lụy, cực nhọc, tốn
kém cho nhiều người khác, khiến bản thân có thể bị xử
phạt hành chính hoặc đối diện tội, tù.
NGUYÊN THY
Sự cứng rắn cần thiết của
CônganTP.HCM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook