286-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu11-12-2020
Nông, thủy sản Việt kẹt đường
sang Trung Quốc
QUANGHUY
T
ừ giữa tháng 11 đến nay,
không chỉ hàng thủy sản
đông lạnh xuất khẩu sang
thị trường Trung Quốc (TQ)
mà hầu hết mặt hàng nông sản
Việt Nam đều bị ách tắc tại
các cảng, cửa khẩu. Nguyên
nhân là do TQ siết chặt kiểm
tra, kiểm soát hàng hóa sau
khi nước này phát hiện virus
SARS-CoV-2 trên bao bì thịt
heo Đức, thịt bò Brazil và cá
Ấn Độ nhập vào nước này.
Tốn thêm chi phí
Ông Trương Đình Hòe,
Tổng thư ký Hiệp hội Chế
biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP), cho
biết: Từ ngày 10-11 đến nay,
cơ quan thẩm quyền tại cửa
khẩu TQ bắt đầu áp dụng chế
độ kiểm soát, xông trùng và
truy xuất nguồn gốc 100%
lô hàng thủy sản đông lạnh
tại hầu hết cảng lớn và quan
trọng của nước này.
Theo quy địnhmới của TQ,
các lô hàng thủy sản đông lạnh
bao gồm cá tra phi lê sẽ phải
lấy mẫu kiểm tra COVID-19
trên bao bì và sản phẩm ngay
tại cảng. Tuy nhiên, thời gian
để kiểm soát từ khi lấy mẫu
đến khi trả kết quả để thông
quan vẫn chưa có hướng dẫn
và thông tin rõ ràng, cụ thể
khiến lượng hàng hóa bị ách
tắc ngay tại cảng rất lớn.
Chính vì vậy, dù nhu cầu
nhập khẩu thủy hải sản TQ
tăng cao nhưng hiện nhiều
công ty thủy sản Việt Nam
không thể xuất hàng vào do
quốcgianàyápdụngviệckiểm
tra từng container. Trong khi
đó, TQ, Hong Kong là những
thị trường xuất khẩu cá tra
hàng đầu của Việt Nam và
có tới hơn 130 công ty cá tra
Việt Nam đang giao thương.
“Việc ách tắc này khiến
các công ty Việt Nam lo lắng
nguy cơ xuất khẩu đình trệ
và áp lực do các chi phí phát
sinh từ kiểm hàng, lưu bãi,
lưu công đối với hàng đông
lạnh là rất lớn trong khi giá
xuất khẩu giảm. Thời gian
chờ để kiểm tra hàng hóa có
thể đội chi phí lên gấp ba lần
so với thông thường” - ông
Hòe dẫn chứng.
Ông Nguyễn Văn Đạo,
Tổng giám đốc Công ty cổ
phần Gò Đàng, cũng nhìn
nhận Việt Nam kiểm soát tốt
dịch COVID-19, kết quả xét
nghiệmcácmẫu thủy sản xuất
sang TQ đều âm tính. Thế
nhưng hàng Việt vẫn bị ảnh
hưởng kiểu vạ lây, tức chịu
chung quy định siết kiểm tra
mới vì TQ phát hiện virus
SARS-CoV-2 trên bao bì lô
hàng nhập khẩu từ một số
nước khác.
Giá xuất khẩu giảm
“Tốn thêm chi phí bảo
quản, song đáng lo nhất là
thời gian thông quan lâu có
thể ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm, thiệt hại rất lớn.
Đáng nói là sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam bị rớt giá
vì việc siết kiểm tra này. Như
phi lê cá tra giảm từ 2,3 USD/
kg xuống còn dưới 2 USD/
kg” - ông Đạo chia sẻ.
Mặt hàng trái cây xuất
khẩu sang TQ cũng bị ách
tắc vì quy định siết kiểm tra
của TQ. Ông Nguyễn Đình
Tùng, Tổng giám đốc Vina
T&T Group, cho hay công
ty đã phải giảm bớt lượng
sản phẩm xuất khẩu sang
Đa dạng thị trường để tránh bị động
Tổng giám đốc Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng cho
rằng thời điểm này các công ty Việt nên tính toán lại lượng
hàng hóa xuất khẩu sang thị trường TQ. Bởi khi nước này
siết kiểm tra từng lô hàng thì nguy cơ bị ách tắc, ngưng trệ,
tốn chi phí rất lớn.
Cụ thể, thay vì lâu nay xuất 10 lô thì nay chỉ nên xuất
khẩu 6-7 lô, thậm chí ít hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp
nên đầu tư nhiều hơn cho vùng nguyên liệu, quy trình chế
biến, bảo quản đóng gói, truy xuất nguồn gốc để mở rộng
thêm nhiều thị trường ngoài TQ.
“Chỉ khi đa dạng thị trường, tránh bỏ hết trứng vào một
giỏ thì mới có thể chủ động tránh được thiệt hại như trong
bối cảnh hiện nay” - ông Tùng nhấn mạnh.
Ngày 10-12, Công ty TNHH Emart Việt Nam phát đi
thông cáo báo chí về việc ngày 8-12, một tờ báo nước
ngoài đưa tin “Emart rút khỏi thị trường Việt Nam” và
một số cá nhân tại Việt Nam đã trích dẫn đưa tin lại bài
báo này trên mạng xã hội.
“Chúng tôi khẳng định thông tin trên là không chính
xác. Emart đã khai trương đại siêu thị Emart Gò Vấp
đầu tiên tại Việt Nam năm 2015 và đạt được nhiều
thành tựu tích cực. Ngoài việc phục vụ cho hàng triệu
khách hàng tại TP.HCM, chúng tôi nỗ lực cống hiến
nhiều hoạt động xã hội nhằm đóng góp cho xã hội Việt
Nam” - thông cáo viết.
Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty TNHH Emart Việt Nam
cũng thừa nhận Emart đã gặp khó khăn trong quá trình
triển khai mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc
mở thêm nhiều địa điểm kinh doanh mới. Do đó, công ty
quyết định thay đổi chiến lược bằng cách tìm kiếm đối
tác có năng lực ngay tại Việt Nam để cùng nhau mở rộng
mô hình kinh doanh đang thành công của Emart. Việc tìm
kiếm đối tác có năng lực vẫn đang tiếp tục trong quá trình
đàm phán.
“Hiện các hoạt động của Emart Gò Vấp vẫn đang diễn
ra bình thường” - Emart Việt Nam nêu rõ.
Được biết, Emart Việt Nam thuộc Tập đoàn Shinsegae
là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc. Đại siêu thị Emart
Gò Vấp có tổng vốn đầu tư 60 triệu USD. Ngoài đại siêu
thị này, Emart Việt Nam có kế hoạch mở 5-10 đại siêu
thị tại Việt Nam. Vào năm 2018, Emart Việt Nam có kế
hoạch khai trương đại siêu thị thứ hai nhưng cuối cùng đã
dừng lại.
Một số chuyên gia trong ngành bán lẻ nhận định đối với
việc mở một siêu thị, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn trong vấn đề pháp lý liên quan đất đai, mặt bằng.
Điều này ảnh hưởng đến mở rộng mạng lưới phân phối
của nhà kinh doanh.
TÚ UYÊN
thị trường này. Lý do, việc
kiểm tra từng lô hàng nhập
khẩu khiến hàng bị tắc lâu,
trái cây bảo quản lạnh, đông
lạnh đều bị ảnh hưởng đến
chất lượng.
Ông Tùng nói: “Trước quy
định mới của TQ, chúng tôi
chỉ xuất lượng đơn hàng vừa
phải để tính toán được thời
gian kiểm tra, thông quan đảm
bảo hàng đến tay khách hàng
đảm bảo chất lượng”.
Đừng nôn nóng
chào giá thấp
Tổng thưkýVASEPTrương
Đình Hòe thông tin hiệp hội
đã khuyến cáo các công ty
xuất khẩu thủy sản sang TQ
phải bình tĩnh, tránh nôn
nóng chào giá thấp, hạ giá
cá nguyên liệu. Vì việc làm
này không giúp giải quyết
ách tắc hàng ở các cảng mà
còn gây ảnh hưởng tiêu cực
đến việc xuất khẩu sang thị
trường TQ.
“Thay vào đó, các công ty
cần chủ động đàm phán với
đối tác để điều chỉnh lịch xuất
nhập khẩu, tiêu thụ…hợp lý,
hạn chế việc ùn ứ hàng trước
khi có những giải pháp hữu
hiệu” - ông Hòe nói.
VASEPcũngđãnhanhchóng
kiến nghị các cơ quan thẩm
quyền Việt Nam làm việc
với cơ quan thẩm quyền TQ
để có những biện pháp kiểm
soát phù hợp hơn đối với hàng
thủy sản Việt Nam, trong bối
cảnh Việt Nam đã kiểm soát
tốt dịch COVID-19 so với
các nước khác trên thế giới.
Các công ty xuất khẩu cá
tra Việt cũng cho hay đã họp
bàn và thống nhất một số giải
pháp tạm thời cho việc xuất
khẩu cá tra sang thị trường
TQ. Cụ thể, mỗi công ty sẽ tự
tăng cường các biện pháp để
phòng ngừa và giám sát dịch
COVID-19 nghiêm ngặt hơn.
Bên cạnh đó, các nhà kinh
doanh cũng chủ động làmviệc
với Trung tâm Kiểm soát và
phòng ngừa dịch bệnh (CDC)
tại địa phương để được hỗ
trợ thực hiện chuỗi giám sát
COVID-19 nhằmchứngminh
với các đối tác việc tuân thủ
phòng dịch theo tuần, lấy
mẫu kiểm tra lô hàng theo
tỉ lệ thích hợp. Đồng thời,
cơ quan này sẽ cấp giấy xác
nhận để nhà xuất khẩu làm
bằng chứng gửi cho nhà nhập
khẩu, tăng độ tin cậy của nhà
nhập khẩu đối với việc kiểm
soát dịch COVID-19.
Bộ NN&PTNT cho hay
ngày 8-12 vừa qua đã có
văn bản yêu cầu các cơ sở
chế biến thủy sản xuất khẩu
sang TQ chủ động liên hệ với
khách hàng, nhà nhập khẩu
TQ để chuẩn bị, cung cấp kết
quả thực hiện các biện pháp
phòng, chống COVID-19 tại
doanh nghiệp. Trong đó, kể cả
kết quả thẩm tra lấy mẫu xác
suất xét nghiệm COVID-19
đối với mẫu bao bì, sản phẩm
trước khi xuất khẩu khi được
yêu cầu.
“Trong trường hợp cần thiết,
nhà xuất khẩu có thể đề nghị
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch
bệnhCOVID-19 tỉnh, TPcung
cấp xác nhận tình hình kiểm
soát dịch bệnh trên địa bàn và
hiệu quả các biện pháp phòng,
chống dịch mà doanh nghiệp
đã triển khai” - đại diện Bộ
NN&PTNT cho biết.•
Trung Quốc siết kiểm tra, kiểm soát từng lô hàng đông lạnh nhập khẩu từ Việt Namkhiến chi phí của
các doanh nghiệp tăng lên.
TrungQuốc tăng cường siết thủy sản, trái cây nhập khẩu từ Việt Namvà các nước. Ảnh: QUANGHUY
Chỉ khi các công ty
Việt chủ động mở
rộng thêm nhiều thị
trường, tránh phụ
thuộc vào TQ thì
mới tránh được thiệt
hại như trong bối
cảnh hiện nay.
Tiêu điểm
ThủtướngChínhphủNguyễn
Xuân Phúc vừa giao Bộ Công
Thương, Bộ NN&PTNT theo
dõi việc xuất khẩu thủy, hải sản
sangTQ; kịp thời hướngdẫn, hỗ
trợ doanh nghiệp tuân thủ các
quyđịnh trongxuất nhậpkhẩu.
Đại siêu thị Emart bác tin rút khỏi Việt Nam
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook