286-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu11-12-2020
HẢI DƯƠNG
Q
uyềnsửdụngđất(QSDĐ)
là không được cầm cố
nhưng có một số người
ở quê vẫn làm việc này. Hậu
quả pháp lý sau đó giải quyết
không đơn giản.
Cầm cố 5,5 công đất
bằng 66 chỉ vàng
Cụ Hồ Ngọc Trấn (80 tuổi,
ngụ xãTânHuề, huyệnThanh
Bình, Đồng Tháp) cho biết:
Ngày 9-3-2007, cụ và vợ
chồng ông Phan Văn Còn có
làm hợp đồng cầm cố QSDĐ
tổng diện tích 5,5 công đất
(thực đo hơn 6.800 m
2
, đất
tọa lạc tại xã Tân Huề) của
ông Còn với số vàng là 66
chỉ vàng 24K.
Theo hợp đồng giữa hai
bên, thời hạn chuộc là hai
năm, nếu hết thời hạn mà ông
Còn không có vàng chuộc
lại thì cụ Trấn có quyền tiếp
tục sử dụng đất này, cho đến
khi nào có vàng sẽ chuộc lại.
Hợp đồng không có xác nhận
của chính quyền địa phương.
Sau khi ký hợp đồng, cụ
Trấn giao cho vợ chồng ông
Còn 66 chỉ vàng, vợ chồng
ông Còn giao cho cụ Trấn
5,5 công đất. Đất do ông Còn
đứng tên trên giấy chứng
nhận QSDĐ.
Hết thời gian cầm cố và cần
tiền chữa bệnh nên cụ Trấn
yêu cầu vợ chồng ông Còn
trả lại số vàng trên, ngược
lại cụ Trấn giao đất lại cho
vợ chồng ông Còn. Đề nghị
này không được vợ chồng
ông Còn thực hiện. Do đó,
cụ Trấn khởi kiện yêu cầu
tòa tuyên bố hợp đồng cầm
cố giữa hai bên vô hiệu.
Ông Còn thừa nhận có thực
hiện hợp đồng cầm cố trên,
nhưng trong hợp đồng có ghi
nếu hết thời hạn hợp đồng mà
vợ chồng ông Còn không có
vàng chuộc lại thì cụ Trấn
được tiếp tục sử dụng đất. Do
đó, ôngCòn không đồng ý với
yêu cầu khởi kiện, khi nào có
vàng ông mới chuộc lại đất.
Vụ án được TAND huyện
Thanh Bình và TAND tỉnh
Đồng Tháp lần lượt đưa ra
xét xử.
HĐXXhai cấp tòađều tuyên
chấp nhận yêu cầu khởi kiện
củacụTrấn, buộcvợchồngông
Còn có trách nhiệm trả lại cho
cụ Trấn 66 chỉ vàng đã nhận,
cụ Trấn giao trả lại đất cho vợ
chồng ông Còn. Hiện nay, cụ
Trấn đã trả đất cho ông Còn,
giấy chứng nhậnQSDĐdo vợ
chồng ông Còn giữ.
Mệt mỏi đòi lại vàng
Ngày 6-3, Chi cục Thi
hành án dân sự (THADS)
huyện Thanh Bình ra quyết
định THA theo yêu cầu của
cụ Trấn.
“Từ khi có quyết định THA
đến nay đã chín tháng nhưng
ôngCònvẫnkhông chấphành.
Bên cạnh đó tôi cũng không
được thông tin về phương
thức THA, kê biên tài sản
hay thời gian THA thế nào...
Bên THA cứ bảo chờ nhưng
không biết chờ tới khi nào.
Nay tôi đã 80 tuổi, bệnh tật
Không được phép cầm cố
quyền sử dụng đất
Xét xử vụ án, HĐXX hai cấp tòa cho rằng mặc dù trong
hợp đồng cầm cố đất có nội dung “nếu vợ chồng ông Còn
không chuộc lại thì cụ Trấn được quyền làm thêm”, nhưng
vụ việc đã phát sinh tranh chấp và yêu cầu tòa giải quyết
nên HĐXX xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
HĐXX nhận định việc cầm cố QSDĐ giữa cụ Trấn với vợ
chồng ông Còn không được quy định trong pháp luật đất
đai cũng như pháp luật dân sự.
Căn cứĐiều 106 Luật Đất đai năm2003 quy định về quyền
của người sử dụng đất thì không có quy định người sử dụng
đất được phép cầmcốQSDĐ. Bộ luật Dân sự năm2005 cũng
không có quy định cho phép cầm cố QSDĐ.
Dođó, giaodịch cầmcốQSDĐngày 9-3-2007 giữa hai bên
là vi phạmđiều cấmcủa pháp luật. HĐXX chấpnhận yêu cầu
khởi kiện của cụTrấn, tuyênbố hợpđồng cầmcốQSDĐgiữa
cụ Trấn và vợ chồng ông Còn bị vô hiệu; các bên khôi phục
tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Cụ ông 80 tuổi mong sớmnhận lại
66 chỉ vàng
đang rất cần tiền để chữa trị
và trang trải cuộc sống” - cụ
Trấn phản ánh.
Ngày 3-12, ông Nguyễn
Minh Thiện, Chi cục trưởng
Chi cụcTHADS huyệnThanh
Bình, cho biết cơ quan THA
đang tích cực thực hiện các
thủ tục THA theo quy định.
“Quá trình xác minh điều
kiệnTHAcho thấy người phải
THAcó tài sản là đất, nhưng
khối tài sản này được cấp cho
hộ gia đình chứ không phải
cá nhân.
Theo quy định thì phải tiến
hành xácminh số lượng thành
viên hộ gia đình tại thời điểm
được cấp giấy chứng nhận
QSDĐ, cũng như các tài sản
gắn liền với QSDĐ chung của
hộ gia đình để xác định phần
tài sản của người THA.
Tuy nhiên, hiện nay phía
công an vẫn chưa cung cấp
được chính xác số lượng
thành viên hộ gia đình ông
Còn là 13 hay 15 người nên
cơ quan THA chưa xác định
phần tài sản của người phải
THAtrong khối tài sản chung
là bao nhiêu. Khi có kết quả
chính xác số lượng thành viên
hộ gia đình thì mới có thể xác
định được tài sản của người
phải THA. Từ đó mới có cơ
sở thực hiện các bướcTHAkế
tiếp” - ông Thiện giải thích.•
Vợ chồng cụHồNgọc Trấnmongmuốn nhận lại 66 chỉ vàng để ông có điều kiện chữa bệnh.
Ảnh: HẢI DƯƠNG
Giao dịch cầm cố
QSDĐ ngày 9-3-
2007 giữa hai bên là
vi phạm điều cấm
của pháp luật.
Bản án phúc thẩmđã có hiệu lực gần chín tháng, ông cụ giao đất để nhận lại 66 chỉ vàng nhưng đến nay vẫn
chưa thi hành.
Khai sinh tên xấu, muốn đổi lại
tên đẹp có được không?
Cá nhân có quyền yêu cầu đổi tên trong trường hợp việc sử dụng tên
đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảmgia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp
pháp của người đó.
Ba mẹ tôi đặt cho tôi cái tên là Ngọc Hận.
Trước đây đi học, cũng vì cái tên này mà tôi hay bị
bạn bè mang ra chọc. Nay tôi đã đi làm và khi mọi
người kêu đến tên tôi, tôi rất mặc cảm và tự ti.
Cho tôi hỏi, hiện tại tôi muốn đổi tên trong
giấy khai sinh từ tên Hận sang tên Hân có được
không và tôi cần đến đâu để được giải quyết?
Ngọc Hận
(Long An)
Luật sư
Lê Văn Phiến
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự
2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên
trong trường hợp việc sử dụng tên đó gây nhầm
lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh
dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác
lập theo tên cũ.
Ngoài ra, theo Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy
định về đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ
sung hộ tịch thì cá nhân có quyền thay đổi họ,
chữ đệm và tên trong trường hợp thay đổi họ,
chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai
sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của
pháp luật dân sự.
Như vậy, theo quy định trên thì mọi cá nhân
đều có quyền thay đổi, cải chính họ, tên đệm,
tên của mình. Tuy nhiên, việc cải chính này phải
đúng theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn có thể
chứng minh được cái tên Hận của mình có ảnh
hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình, danh
dự, quyền, lợi ích hợp pháp của bạn thì sẽ được
xem xét giải quyết đổi tên.
Theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch thì UBND
cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc
nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết
việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ
đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.
VÕ HÀ
ghi
Mức đóng BHXH tự nguyện như thế nào?
Mức đóng hằng tháng bằng 22%mức thu nhập tháng do người
thamgia bảo hiểmxã hội tự nguyện lựa chọn.
Tôi đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc với hệ số lương là 2,65.
Sắp tới tôi sẽ nghỉ việc tại công ty và muốn chuyển sang đóng BHXH tự
nguyện. Cho tôi hỏi, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ đóng với mức
như thế nào và khi tham gia thì gồm những thủ tục gì?
Thu Hằng
(TP.HCM)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Nếu bạn muốn đóng BHXH tự
nguyện thì bạn phải không còn thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Về mức đóng BHXH tự nguyện thì mức đóng hằng tháng bằng 22%
mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp
nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20
lần mức lương cơ sở.
Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất hiện nay là 700.000
đồng x 22% = 154.000 đồng/tháng.
Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất bằng 20 x 1.490.000 x 22% =
6.556.000 đồng/tháng.
Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện: Trường hợp người tham gia có mã
số BHXH thì chỉ cần nộp tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH,
bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS).
Trường hợp người tham gia đã được cấp mã số BHXH: Ghi mã số BHXH
vào các mẫu biểu tương ứng (không cần kê khai mẫu TK1-TS).
VÕ HÀ
Cơ quan trả lời
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook