286-2020 - page 13

13
HOÀNG LAN
C
hiều 10-12, các bác sĩ
Bệnh viện (BV) Thống
Nhất (TP.HCM) cho biết
vừa can thiệp thành công,
cứu sống một hành khách là
người đàn ông (52 tuổi) bị
đột quỵ khi đang ngồi chờ
bay tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Đột quỵ khi chờ
lên máy bay
Trước đó, vào trưa 8-12,
khi đang ngồi chờ tại sân
bay thì bệnh nhân đột ngột
rối loạn tri giác, người nhà
gọi hỏi bệnh nhân không trả
lời, không biết gì nên được
đội ngũ bác sĩ ở sân bay Tân
Sơn Nhất sơ cứu và đưa đến
BV Thống Nhất.
Bệnh nhân nhập viện lúc
12 giờ 42 phút, sau 2 giờ bị
đột quỵ với tình trạng nói đớ,
yếu nửa bên, thực hiện y lệnh
không chuẩn xác. Ngay sau
khi tiếp nhận bệnh nhân, các
bác sĩ đã kích hoạt và khởi
động quy trình cấp cứu đột
quỵ não cấp giờ vàng.
Các bác sĩ đánh giá theo
thang điểmđột quỵ, tình trạng
bệnh nhân khá nặng và tiếp
tục diễn biến xấu khi không
tiếp xúc được, liệt hoàn toàn
nửa người bên phải. Kết quả
chẩn đoán hình ảnh cho thấy
bệnh nhân bị tắc mạch máu
não, tắc động mạch lớn trong
nội sọ nên quyết định sử dụng
phối hợp thuốc tiêu sợi huyết
đường tĩnh mạch và can thiệp
nội mạch.
Từ lúc bệnh nhân vào cấp
cứu cho đến khi điều trị thuốc
tiêu huyết khối, các bác sĩ chỉ
mất 33 phút, đạt tiêu chuẩn
của một đơn vị đột quỵ trên
thế giới. Tiếp theo, bệnh nhân
được can thiệp nội mạch lấy
huyết khối bằng dụng cụ.
Tổng thời gian can thiệp tái
thông mạch máu cho bệnh
nhân mất 60 phút. Sau khi
tái thông thành công, hiện tại
bệnh nhân tỉnh, hỏi biết, tri
giác gần như về bình thường,
tay phục hồi 4/5, chân phục
hồi 5/5, có thể cầm nắm đồ
vật nhẹ, còn nói khó.
Khai thác bệnh sử, các bác
sĩ được biết bệnh nhân có tiền
sử và đang điều trị bệnh cao
huyết áp. Đây là một trong
những yếu tố nguy cơ gây
đột quỵ. Trong thời gian tới,
bệnh nhân cần tập vật lý trị
liệu phục hồi chức năng và
khảo sát thêm các yếu tố là
nguy cơ gây đột quỵ khác
như rối loạn lipid máu, bệnh
lý timmạch, đái tháo đường,
hút thuốc lá... để điều trị kiểm
soát và phòng ngừa tái đột quỵ.
92% bệnh nhân
không được chữa trị
trong giờ vàng
BSCK2NguyễnThịPhương
Nga, Trưởng Khoa nội thần
kinh BV Thống Nhất, cho
biết theo thống kê, trong quý
IV-2019 và hai quý đầu năm
2020, trung bình mỗi quý BV
Thống Nhất tiếp nhận khoảng
200 ca bị đột quỵ, trong đó
khoảng 73% bị nhồi máu
não, còn lại là xuất huyết
não. Những trường hợp nhồi
máu não nếu nhập viện trong
giờ vàng (sáu tiếng trở lại) sẽ
được điều trị tái thông, tỉ lệ
tái thông tại BV khoảng 8%,
đạt được tiêu chuẩn vàng của
Hội Đột quỵ Thế giới. Theo
BS Nga, số bệnh nhân còn lại
do không đến được trong giờ
vàng đã không thể can thiệp
nên đối mặt di chứng tàn tật
cao, thậm chí tử vong.
Tùy theo từng trường hợp,
các bác sĩ sẽ cho điều trị tiêu
sợi huyết tĩnhmạch, can thiệp
lấy huyết khối hoặc điều trị
phối hợp cả hai. Sau khi được
tái thôngmạchmáu, bệnhnhân
tiếp tục được điều trị để đánh
giá các cơ chế bệnh sinh, yếu
tố nguy cơ để dự phòng chống
tái đột quỵ và phục hồi chức
năng sau đột quỵ.
Theo BS Nga, các bệnh
nhân có nguy cơ đột quỵ
phải kể đến gồm người cao
tuổi, có bệnh lý cao huyết áp,
tiểu đường, hút thuốc lá, rối
loạn lipid máu, có bệnh lý
tim mạch như van tim, rung
nhĩ hoặc bệnh tim bẩm sinh
khác, từng có tiền sử đột quỵ.
BS Nga lưu ý người dân
thuộc đối tượng có nguy cơ
đột quỵ cần thăm khám sức
khỏe định kỳ, kiểm soát các
yếu tố nguy cơ, chẳng hạn
điều trị và kiểm soát tình
trạng cao huyết áp, đường
huyết, lipid máu.
“Đột quỵ cũng giống các
bệnh mạn tính khác, điều trị
là suốt đời. Tuy nhiên, có
không ít người thấy sức khỏe
ổn rồi nên không tuân thủ
điều trị, không uống thuốc
nữa. Một người bệnh mắc
bệnh cao huyết áp cũng có
thể có các bệnh lý khác kèm
theo như bệnh lý tim mạch,
rung nhĩ... nên cần được tầm
soát sức khỏe định kỳ” - BS
Nga chỉ ra tâm lý chủ quan
của người dân dễ làm nguy
cơ đột quỵ tăng cao.
Tương tự, gần đây trên
mạng đang lan truyền thử
thách đứng một chân (one
leg challenge, đứng một chân
không quá 20 giây có nguy cơ
đột quỵ) để đánh giá nguy cơ
đột quỵ. Theo BS Nga, thông
tin này chưa được các tổ chức
đột quỵ quốc tế đề cập đến.
Người dân cần thận trọng,
tránh quá tin vào thử thách
này mà bỏ qua các đánh giá
nguy cơ đột quỵ đã được kiểm
chứng từ lâu bởi các tổ chức
nghiên cứu đột quỵ uy tín.
Bệnh nhân bị đột quỵ khi ngồi chờ lênmáy baymới đây được cứu chữa kịp thời. Ảnh: BVCC
TP.HCM có 17 đơn vị điều trị
đột quỵ cấp
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, đến thời điểm tháng
6-2020, toàn TP có 17 đơn vị có thể tiếp nhận và điều trị
bệnh đột quỵ.
Để tận dụng tối đa thời gian vàng đảm bảo hiệu quả
điều trị tốt nhất, khi có một trong các dấu hiệu của đột quỵ
(F.A.S.T), nên gọi ngay trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhanh
chóng đưa ngay người bệnh đến BV có khả năng điều trị
đột quỵ gần nhất.
Vụ nữ sinh nghi tự tử: Hiệu trưởng bị
đề nghị kỷ luật cảnh cáo
Ngày 10-12, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang có báo cáo gửi
Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về tình hình xử lý vi phạm
liên quan đến vụ nữ sinh lớp 10 Trường THPT Vĩnh
Xương nghi uống thuốc tự tử.
Theo đó, vào ngày 8-12, đoàn công tác của giám đốc Sở
GD&ĐT đã có buổi làm việc với tập thể cốt cán Trường
THPT Vĩnh Xương, họp kiểm điểm, phân tích những sai
phạm của Ban giám hiệu nhà trường.
Qua làm việc, tập thể đã đề xuất hình thức kỷ luật cảnh
cáo đối với ông Nguyễn Việt Hùm, Hiệu trưởng và kỷ
luật khiển trách đối với bà Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Hiệu
trưởng. Sau đó, hội đồng kỷ luật của sở sẽ họp và quyết
định hình thức kỷ luật theo quy định.
Cùng ngày, đoàn công tác của Sở GD&ĐT đã gặp gỡ
cha mẹ nữ sinh. Cùng đi có ông Nguyễn Việt Hùm và ông
Hùm cũng đã đại diện cho nhà trường xin lỗi gia đình nữ
sinh khi để sự việc đáng tiếc xảy ra.
HẢI DƯƠNG
Chiều 10-12, thêm 4 ca COVID-19 mới
được cách ly tại Phú Yên
Chiều 10-12, bản tin của Ban chỉ đạo quốc gia phòng,
chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm bốn ca mắc
mới, là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại tỉnh Phú Yên.
Cụ thể là các ca bệnh 1382 (BN1382): Nữ, 39 tuổi, quốc
tịch Việt Nam, có địa chỉ tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo
Thắng, Lào Cai.
Ca bệnh 1383 (BN1383): Nữ, 54 tuổi, quốc tịch Việt
Nam, có địa chỉ tại phường Thới An, quận 12, TP.HCM.
Ca bệnh 1384 (BN1384): Nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam,
có địa chỉ tại xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình.
Ca bệnh 1385 (BN1385): Nữ, 43 tuổi, quốc tịch Việt Nam,
có địa chỉ tại phường Yên Ninh, TPYên Bái, tỉnh Yên Bái.
Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại BV đa
khoa tỉnh Phú Yên.
A.HIỀN
Đời sống xã hội -
ThứSáu11-12-2020
Nguyên tắc vàng để phòng ngừa
và xử trí đột quỵ
Ngày càng nhiều người mắc các bệnh lý cao huyết áp, đái tháo đường, timmạch... Đây đều là các yếu tố
nguy cơ của đột quỵ cấp.
BS Nga khuyến cáo cần
phát hiện các dấu hiệu bệnh
nhân bị đột quỵ để đưa đến
các cơ sở y tế có chức năng
điều trị đột quỵ cấp kịp thời.
Cụ thể, cách nhận biết người
đột quỵ được hệ thống thành
chữ F.A.S.Tnhư sau: F (face):
Phầnmặt hoặcmiệngđột nhiên
bị méo; A (Arms): Tay chân
một bên đột nhiên như không
có cảm giác; S (Speech): Đột
nhiên nói ngọng hoặc không
phát âm không rõ; T (Time):
Nhanhchóngghi nhớ thời gian,
lập tức đưa đến BV. Không
nên mất thời gian thực hiện
các biện pháp dân gian như
cạo gió, cho bệnh nhân uống
nước chanh vì sẽ làm lỡ thời
gian vàng để cứu tế bào não
của bệnh nhân.
Cũng theo BSNga, đột quỵ
mặc dù là bệnh khởi phát đột
ngột, nhưng trước khi bị đột
quỵ, người bệnh có thể có
triệu chứng như cơn thiếu
máu não thoáng qua. “Người
bệnh cũng nói đớ, méomiệng,
tê yếu tay chân, nửa người,
chóng mặt, không đi lại được
nhưng chỉ thoáng qua một vài
giờ, tối đa một ngày sau đó
biếnmất. Nếu những dấu hiệu
này xảy ra trên người bệnh
có yếu tố nguy cơ đột quỵ
thì cần nghĩ đến khả năng bị
thiếu máu não thoáng qua và
đến BV để điều trị dự phòng
ngay” - BS Nga cảnh báo.•
Theo BSNga, đột
quỵ mặc dù là bệnh
khởi phát đột ngột,
tuy nhiên trước khi bị
đột quỵ, người bệnh
có thể có triệu chứng
như cơn thiếumáu
não thoáng qua.
Tiêu điểm
Lập tức đưa người
bệnh đến bệnh viện
gần nhất
Phương pháp chính trong
điều trị đột quỵ là tái thông
mạch máu não bị tắc nghẽn
nhằmcứu lấyvùngnhumônão
đang bị tổn thương bằng các
liệu pháp thuốc tiêu sợi huyết
hoặc lấy huyết khối bằngdụng
cụ cơ học. Tuy nhiên, các liệu
pháp điều trị này chỉ hiệu quả
khi người bệnh đến sớm trong
vòng 4,5-6 giờ của“cửa sổ thời
gian vàng”, do đó người bệnh
nên được đưa đến BV gần nhất
có khả năng thực hiện những
kỹ thuật điều trị này.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook