286-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu 11-12-2020
Tiêu điểm
VIẾT LONG- CHÂNLUẬN
L
iên quan đến việc điều chỉnh
cách tính thuế trong Nghị
định 126/2020 (có hiệu lực từ
ngày 5-12), ngày 10-12, bà Tạ Thị
Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ
Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ,
vừa và hộ kinh doanh, cá nhân
(Tổng cục Thuế), đã có cuộc trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
.
Thuế tăng vì thay đổi
mô hình kinh doanh
Theo bà Phương Lan: Quy định
tại Nghị định 126/2020, hình thức
tổ chức hợp tác kinh doanh với cá
nhân (bao gồm cả lĩnh vực taxi công
nghệ) thì tổ chức phải có trách nhiệm
khai thuế giá trị gia tăng (VAT) và
xuất hóa đơn trên toàn bộ doanh
thu theo quy định về thuế suất và
khai thuế của tổ chức. Tổ chức chỉ
khấu trừ và khai thay, nộp thay cho
cá nhân đối với thuế thu nhập cá
nhân (TNCN) theo quy định của
pháp luật thuế TNCN, không phân
biệt hình thức phân chia khoản tiền
thu được giữa tổ chức và cá nhân.
“Thời gian qua, do chưa có hướng
dẫn cụ thể về chính sách thuế đối
với mô hình hợp tác kinh doanh với
cá nhân nên dẫn đến việc thực hiện
khai thuế đối với mô hình hãng xe
công nghệ không thống nhất, không
đúng quy định” - bà Lan nhận định.
Theo bà Lan, Nghị định 126/2020
của Chính phủ là văn bản hướng
dẫn về quản lý thuế nên quy định
rõ hơn về việc khai thuế đối với
mô hình hợp tác kinh doanh với cá
nhân. Đây không phải quy định mới
về chính sách thuế VAT. Chính sách
thuế VAT đối với hoạt động vận tải
công cộng không thay đổi, vẫn áp
dụng thuế suất thuế VAT 10% như
từ trước đến nay.
“Như vậy, quy định mới tại Nghị
định 126 không làm tăng nghĩa vụ
của cá nhân tài xế. Tài xế chỉ chịu
thuế TNCN 1,5% nếu có doanh thu
trên 100 triệu đồng. Nghị định 126
không làm tăng giá cước vận tải do
chính sách thuếVAT10%đối với vận
tải không thay đổi mà vẫn áp dụng
từ trước đến nay. Do đó, các hãng
xe công nghệ phải có trách nhiệm
điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế
để đảm bảo không ảnh hưởng đến
người tiêu dùng cũng như thu nhập
của tài xế…” - bà Lan nói.
Về trách nhiệm của hãng xe công
nghệ trong việc phải thực hiện khai
thuế VAT theo quy định của pháp
luật, bà Lan giải thích: Các hãng
xe công nghệ được xác định là hoạt
động kinh doanh vận tải, không
phải là hoạt động kinh doanh công
nghệ. Vì thực tế các doanh nghiệp
này giữ vai trò quyết định về giá vận
Đối thoại
gay gắt giữa
Grab và tài xế
Chiều 10-12, tại TP.HCM,
Grab tại Việt Nam có buổi đối
thoại với tài xế GrabBike nhằm
giải thích việc điều chỉnh tăng
chiết khấu và áp dụng thuế theo
Nghị định 126/2020.
Tại đây, anh Công, tài xế
GrabBike, bày tỏ: “VAT là khách
hàng phải chịu và tài xế chúng
tôi là người thu hộ. Chúng tôi chỉ
thu hộ nhưng tại sao thu nhập lại
giảm đáng kể sau ngày Nghị định
126 áp dụng?”.
Bà Hoàng Thị Bích Hà, đại diện
Grab Việt Nam, lý giải: Grab đã
phải tính toán, cân đối hợp lý để
mang đến mức giá như hiện nay.
“Grab cho rằng giá cước là hợp
lý theo từng khoảng cách và nếu
sự điều chỉnh giá rập khuôn thì
khách hàng sẽ bỏ Grab mà đi” -
bà Hà nhận định.
Theo bà Hà, sau khi điều chỉnh
giá cước xe, lượng khách hàng
đã giảm dần. Nguyên nhân có thể
do dịch COVID-19 hoặc do hãng
điều chỉnh mức giá.
“Do đó, chúng ta phải xây dựng
giá linh động và không bị trừ sang
tiền của tài xế. Tuy nhiên, trước
phản ánh của tài xế về việc tính
giá cước cuốc xe đối với 2 km đầu
tiên, chúng tôi ghi nhận và báo
cáo lãnh đạo để tìm ra hướng giải
quyết” - bà Hà nói.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân,
Giám đốc điều hành của
Grab tại Việt Nam, cho hay: Nghị
định 126 không phù hợp với mô
hình kinh doanh hợp tác, chỉ phù
hợp với mô hình kinh doanh vận
tải truyền thống. Trong khi đó,
xuất phát điểm thì Grab đang áp
dụng mô hình hợp tác kinh doanh
chia sẻ doanh thu. Chính vì sự
không phù hợp, ngay từ tháng
5-2020, Grab đã rất khẩn thiết
kiến nghị với Tổng cục Thuế về
các bất cập nhưng không được
chấp thuận.
Mặc dù Grab cảm thấy không
phù hợp, song doanh nghiệp vẫn
tuân thủ. Đây là một lộ trình và
Grab vẫn tiếp tục kiến nghị cho
tới khi nhận được bản hướng dẫn
cho phù hợp.
Tương tự, sáng 10-12, tại Hà
Nội, Grab và các tài xế cũng có
cuộc đối thoại để giải quyết vấn
đề trên. Các tài xế lần lượt chất
vấn đại diện Grab về việc tại sao
doanh nghiệp nói thuế VAT đánh
vào khách hàng nhưng thực tế
đối tác bị giảm thu nhập.
Giải đáp thắc mắc này, đại diện
Grab cho biết: Theo Nghị định
126/2020, Grab là đơn vị kê khai,
thu hộ, nộp hộ thuế VAT tính
trên toàn bộ doanh thu phát sinh
từ hoạt động kinh doanh vận tải
(bao gồm cả phần doanh thu chia
sẻ của đối tác).
“Phí sử dụng ứng dụng (chiết
khấu) không thay đổi. Phần khấu
trừ tăng thêm là thuế VAT do
người dùng trả và cần phải nộp
về cho ngân sách nhà nước…” -
đại diện Grab khẳng định.
VIẾT LONG - ĐÀO TRANG
Hiểu đúng việc áp thuế
hãng xe công nghệ
Tổng cụcThuế khẳng địnhNghị định 126/2020 không làm tăng giá cước nhưng
hãng xe công nghệ cho rằng phải tăng để bù thuế VAT, nếu không sẽ thiệt cho tài xế.
Tổng cục Thuế cho rằngNghị định 126/2020 không làmtăng giá cước nhưng hãng xe công nghệ khẳng định phải tăng
để bù thuế VAT. Ảnh: HOÀNGGIANG
“Các hãng xe công nghệ
phải có trách nhiệm điều
chỉnh lại cơ cấu giá tính
thuế để đảm bảo không
ảnh hưởng đến người
tiêu dùng cũng như thu
nhập của tài xế.”
Tạ Thị Phương Lan
Chưa tìm được tiếng nói chung
Về việc điều chỉnh giá cước cơ bản,
Grab cho rằng đã được tính toán cẩn
trọng để đảm bảo quyền lợi cho cả
đối tác tài xế và hành khách.
“Việc điều chỉnh cước phí này có
thể chưa làm hài lòng hết tất cả đối
tác nên doanh nghiệp vẫn đang theo
dõi, tiếp nhận phản hồi để có thể có
nhữngđiềuchỉnhphùhợphơn”- Grab
khẳng định.
Trước đó, ngày 9-12, Tổng cục Thuế và Grab có buổi
làm việc để giải quyết vướng mắc trong triển khai Nghị
định 126/2020. Tuy nhiên, cả hai bên chưa tìm được
tiếng nói chug.
Theo đại diện Grab, cuộc làmviệc đã không đạt được
một kết quả tích cực nào vì Tổng cục Thuế không nhất
quán trong việc xác định chủ thể phải chịu thuế VAT.
“Chúng tôi rất bức xúc về yêu cầu của Tổng cục Thuế
muốn tăng mức thu thuế đối với doanh thu của đối
tác tài xế từ 3% lên 10%. Dù biết rằng các đối tác tài xế
không có khả năng khấu trừ thuế VAT đầu vào nhưng
Tổng cục Thuế không có sự giải thích rõ ràng mà dựa
vào những luận điểm rất không nhất quán” - đại diện
Grab khẳng định.
Tuy nhiên, trong thông cáo phát đi cùng ngày, Tổng
cục Thuế cho rằng Grab chưa chứng minh được lý do
tăng giá cước, chiết khấu là do Nghị định 126mà doanh
nghiệp thông tin trên một số báo chí mấy ngày qua.
Theo Tổng cục Thuế, Nghị định 126 quy định nghĩa
vụ khai thuế VAT đối với hoạt động hợp tác kinh doanh
là do doanh nghiệp thực hiện. Doanh nghiệp phải khai
thuế VAT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp
tác kinh doanh.
“Đối với Grab là hoạt động kinh doanh vận tải, doanh
nghiệp khai thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
thì thuế suất thuế VAT là 10% và doanh nghiệp được
khấu trừ thuế VAT đầu vào theo quy định” - Tổng cục
Thuế cho hay.
tải, quyết định về các chính sách với
khách hàng, chịu trách nhiệm giao
dịch với khách hàng.
Do đó, các hãng xe công nghệ có
trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ
về pháp lý trong mọi lĩnh vực (bao
gồm nghĩa vụ thuế) với cơ quan nhà
nước, nghĩa vụ với khách hàng và các
vấn đề liên quan đến tư pháp (nếu
có). Điều này là đúng với bản chất
hoạt động kinh tế phát sinh.
“Trên các phương tiện thông tin đại
chúng trongnhữngngàyqua phản ánh
một số hãng xe công nghệ cho rằng
do tác động của Nghị định 126 dẫn
đến Grab tăng giá cước từ 8% đến
18% (đối với từng loại hình dịch vụ
và ở từng khu vực khác nhau), đồng
thời giảm tỉ lệ chia cho tài xế 7% là
không đúng” - bà Lan khẳng định.
Xe công nghệ phải điều
chỉnh giá để bù thuế VAT
Về vấn đề này, đại diện Grab cho
rằng: Khi Nghị định 126/2020 về
quản lý thuế đang dự thảo, doanh
nghiệp đã có văn bản gửi ban soạn
thảo và Văn phòng Chính phủ. Đơn
vị dự báo nếu khai thuế VAT trên
tổng doanh thu, giá cước sẽ tăng.
Grab và các đối tác phải chịu thêm
những gánh nặng về tài chính và chi
phí tuân thủ rất lớn.
Cụ thể, theo cơ chế trước đây, với
một chuyến xe có cước phí 100.000
đồng, tài xế sẽ nhận được khoản
doanh thu là 76.400 đồng (sau khi
trừ thuế và phí dịch vụ kết nối). Với
quy định tại Nghị định 126, tài xế
sẽ chỉ còn nhận được 70.800 đồng
(tức là giảm 8% doanh thu của họ).
Để đảm bảo mức thu nhập hiện tại
cho tài xế, các doanh nghiêp vận tải
sẽ phải tăng cươc thêm8%. Hệ quả là
sô chuyên xe sẽ
bị giam, đồng nghĩa
với việc doanh nghiêp và người tiêu
dùng se phai chiu thiêt hai nay.
Để đảm bảo hài hòa, Grab đề xuất
ban soạn thảo hai phương án: Phương
án thứ nhất, giữ nguyên phương pháp
tính thuế như hiện hành đối với hoạt
động hợp tác kinh doanh của Grab
(tức là 3% thuế VAT và 1,5% thuế
TNCN trên tổng thu nhập). Phương
án hai, áp dụng mức thuế VAT đầu
ra 10% đồng thời với quy định cho
phép được khấu trừVAT đầu vào cố
định là 7% trên doanh thu.
“Tuy nhiên, cả hai phương án
đều không được ban soạn thảo chấp
thuận…” - đại diện Grab cho hay.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook