287-2020 - page 14

14
Thể thao -
ThứBảy12-12-2020
Được biết FAM-MSN là
dự án liên kết giữa LĐBĐ
Malaysia (FAM) và Hội đồng
Thể thao quốc gia (MSN). Dự
án sẽ tiếp quản những tinh
tú từ chương trình phát triển
bóng đá quốc gia (NFDP),
bao gồm Học viện Mokhtar
Dahari (AMD) nhằmgiúp các
tài năng trẻ thực hiện bước
chuyển mình sang giai đoạn
cao cấp lẫn chuyên nghiệp.
Ông Ong Kim Swee cho
biết thêm dự án FAM-MSN
sẽ cung cấp cho các nhà tuyển
chọn nhiều lựa chọn hơn cho
đội tuyển U-23 quốc gia với
nỗ lực giành suất tham dự
Olympic Paris 2024.
Dự kiến khoảng 30 cầu thủ
bao gồm sinh viên tốt nghiệp
AMD, NFDP, cùng các sản
phẩm của nhiều giải đấu trẻ,
President Cup, các trường thể
thao tiểu bangMalaysia cùng
các trung tâm đào tạo sẽ được
tuyển chọn để thành lập đội
FAM-MSN đầu tiên và được
thử sức tại giải vô địch quốc
gia Malaysia.
Còn nhớ năm 2007, FAM
từng khởi động dự án Young
Tigers. Kết quả rất thành công
khi bóng đá Malaysia thời đó
vô địch hai kỳ SEA Games
liên tiếp 2009 và 2011, cùng
chức vô địchAFF Cup 2010.
Đếnnăm2012,YoungTigers
thi đấu lần cuối tại M-League
trước khi bị giải tán vào năm
2015. Trong số những tên tuổi
thành danh từ hệ thống này
có Mahali Jasuli, Wan Zack
Nor Haikal, Shakir Ali và
Muslim Ahmad.
Trong lần tái khởi động này,
dự án tuyển chọn sẽ được tổ
chức tại Kuala Lumpur vào
tháng 1-2021. Những tài năng
được chọn sẽ đóng quân tập
luyện tại sân vận động Bukit
Jalil, được hỗ trợ những điều
kiện thiết yếu, bao gồm cả
phụ cấp.•
MINHQUANG
C
ựu HLV trưởngMalaysia
Ong Kim Swee ủng hộ
dự án FAM-MSN nhấn
mạnh các cầu thủ trẻ sẽ chứng
tỏ được giá trị của mình sau
vài năm chơi bóng tại giải
đấu cao nhất Malaysia là
M-League. Hiện đội bóng
dưới sự dẫn dắt của HLV
trưởng Yusry Che Lah rất
cần được tạo môi trường thi
đấu ổn định để phát triển hơn
nữa trong tương lai.
Theokinhnghiệmhuấnluyện
trẻ, ông Ong Kim Swee cho
biết các cầu thủ trẻ (hầu hết
ở độ tuổi 18) có thể vượt qua
thử thách cạnh tranh với các
cầu thủ ngoại binh: “Chúng
tôi sẽ chuẩn bị các cầu thủ
U-20 phù hợp cho vòng loại
Olympic. Những tài năng địa
phương có thể xoay xở để
cạnh tranh với các cầu thủ
ngoại binh. Tôi không chắc
rằng họ (FAM-MSN) sẽ bị
đánh bại hay giành được danh
hiệu. Mục đích của chúng tôi
là đưa các em tiếp cậnmức độ
cạnh tranh cao hơn. Tôi tự tin
rằng FAM-MSN sẽ cải thiện
sau năm thứ hai hoặc thứ ba
và có thể đạt được một số
thành công sau đó”.
Những tài năng
được chọn sẽ đóng
quân tập luyện tại
sân vận động Bukit
Jalil, được hỗ trợ
những điều kiện
thiết yếu, bao gồm
cả phụ cấp.
Malaysia khởi động dự án Young Tigers hướng đến việc dựOlympic 2024. Ảnh: BERNAMA
Bóng đá Malaysia
khởi động dự án cho
Olympic Paris 2024
Young Tigers, dự án đào tạo trẻ từng rất thành công đang được bóng đá
Malaysiatáikhởiđộngđểhướngđếnmộtsuất thamdựOlympicParis2024.
Đãđến lúcVFFnên
đưa rabộ quy tắc
choCLB
Sẽ rất thách thức để xây dựng một “bộ quy
tắc” đối với các ông chủ CLB nhưng đã đến lúc
VFF cần nhìn thẳng vào sự việc để tránh những
trường hợp thích thì chơi, chán thì nghỉ, hoặc làm
ăn được thì chi tiền nuôi đội bóng, không thì “cắt
ống thở”.
Sự bền vững là yếu tố tiên quyết cho việc CLB
phát triển nhưng rất nhiều CLB của bóng đá Việt
Nam mang tiếng là chuyên nghiệp nhưng lại gắn
với “bầu sữa” ngân sách nhà nước qua các “dị
bản, lách luật” dù bình phong vẫn là công ty cổ
phần bóng đá.
Nhiều ông chủ làm ăn “phần khuất” liên quan
đến đất đai, tài nguyên của địa phương và ôm đội
bóng để có dự án, có ưu ái. Đến khi hết khai thác
được hay tỉnh đổi lãnh đạo và khó khăn trong việc
làm ăn không còn được “chống lưng” thì đùng
một cái tuyên bố bỏ đội. Thế là CLB như bị “cắt
ống thở” xoay xở và tuyên bố giải tán.
Ngoài những doanh nghiệp có sức mạnh tài
chính thực thụ, đủ sức chơi bóng đá chuyên
nghiệp đúng chuẩn, nhiều doanh nghiệp chỉ xem
đội bóng là cầu nối cho phần làm ăn. “Bộ quy tắc”
mà VFF cần đưa ra là phần kiểm định nguồn đảm
bảo của một CLB chuyên nghiệp thực thụ thay vì
CLB sống nhờ ông chủ đang làm ăn được ở tỉnh.
Đối với những doanh nghiệp không đủ “sức
khỏe” thì phải mạnh dạn cổ phần hóa, mở rộng
ra hàng ngũ sở hữu CLB ở khâu góp vốn... thay
cho nhiều CLB hiện nay là doanh nghiệp ôm một
phần, tỉnh cho một phần rồi co kéo làm bóng đá.
Kết thúc mùa bóng 2020, không ít CLB chuyên
nghiệp Việt Nam đánh tiếng sẽ trả lại đội bóng
cho tỉnh vì ông chủ làm ăn thất bát, còn tỉnh thì
không hỗ trợ tài chính như từng hỗ trợ. Con số
trên xấp xỉ 1/3 cơ số các CLB chuyên nghiệp rõ
ràng thật đáng báo động.
TẤN PHƯỚC
Trong khi bóngđáMalaysia quyết làm lại từ
lứa trẻYoungTigers thì đội tuyểnMalaysia vẫn
“ánbinhbất động”. Saukhi giảiM-Leaguephải
rút ngắn và kết thúc sớmvì dịchCOVID-19 với
chức vô địch thuộc về đội Johor Darul Ta’zim,
còn giải cúpMalaysia thì khi xác định támđội
vào tứkết lại phải hủyvì lệnhcấmtrongphòng
dịch COVID-19 của chính phủ. Song song với
việc hủy cúp Malaysia, HLV trưởng đội tuyển
Malaysia Tan Cheng Hoe cũng không có đợt
tập trung đội tuyển quốc gia nào trong năm
2020 khi các kế hoạch ông đưa ra đều bị hủy
vì sự an toàn của cộng đồng và các cầu thủ.
HLV Tan Cheng Hoe buồn bã nói với báo
giới là nhiều khả năng đội tuyển Malaysia
chỉ có thể tập trung vài ngày trước các trận
đấu vòng loại World Cup 2022 gặp UAE và
Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng e ngại rằng
với lệnh cấm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”
thì không biết đội tuyển Malaysia sẽ thi đấu
kiểu gì, thậm chí là bỏ giải.
Đ.TR
Dự án ưu tiên thế hệ trẻ trong khi đội tuyển thì bế tắc
Sài Gòn Xuân Thành từng là đội bóng có ông chủ thích thì
chơi, không thích, hết tiền, không làmăn được thì bỏ.
Ảnh: XUÂNHUY
Đợt tập trung đội tuyển quốc gia
lần này, HLV Park Hang-seo ca
thán, ông thiếu tiền đạo chất lượng.
Ông đánh giá quanh đi quẩn lại chỉ
có ba tiền đạo tương đối là Công
Phượng, Đức Chinh và Tiến Linh.
Ông ca thán rằng có 70% đến 80%
tiền đạo ngoại chiếm lĩnh vị trí tiền
đạo của 14 đội V-League nên có
quá ít đất cho tiền đạo nội có cơ
hội ra sân thì lấy đâu ra người mới,
người giỏi...
Thực chất thì chuyện tiền đạo
nội bị tiền đạo ngoại lấy chỗ ở sân
chơi V-League thì ngày ông đến
Việt Nam lần đầu vào cuối năm
2017 ông đã chứng kiến và cũng
gặp nhiều khó khăn như bây giờ.
Nhưng cái hay của ông vào thời
điểm đó là biết nhìn ra từng người
và đặt họ đúng vị trí với lối chơi
phù hợp và giúp họ vươn lên tầm
cao mới.
Bây giờ ông cũng khó khăn về
con người như trước nhưng lại
thêm khó khăn là các đối thủ nay
soi rất kỹ Việt Nam qua những
thành tích thu hoạch từ năm 2018
đến nay.
Việc bị soi kỹ và bị bắt bài đã
minh chứng tại vòng chung kết
U-23 châu Á hai năm sau ngôi á
quân ở Thường Châu thì thầy trò
ông phải chia tay sớm sau vòng
bảng với kết quả hai hòa (cùng
0-0 với UAE và Jordan), một thua
(thua Triều Tiên 1-2).
Bây giờ đây ở cấp độ đội tuyển
quốc gia ông cũng đang lo lắng vì
muốn thay đổi lối chơi để khỏi bị
bắt bài nhưng con người thì hạn
chế.
Ông bắt đầu mang những căn
bệnh như nhiều đời HLV ngoại
vẫn mang: Than thở V-League quá
ít đất cho tiền đạo nội vì ngoại
binh lấy gần hết.
DUY ÂN
ThầyParkbắt đầungấmV-League
HLVParkHang-seololắngtrước
tình hình tiền đạo nội Việt Nam
ít đất diễn. Ảnh: NGỌCDUNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook