287-2020 - page 9

9
Xây dựng các công trình kết nối cảng biển giai đoạn 2021-2025
Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, Sở GTVT đã đề xuất đầu tư các dự án sau: Đầu tư mở rộng đường Nguyễn Thị Định,
nút giao thông Mỹ Thủy hoàn chỉnh theo quy hoạch, khép kín đường vành đai 2 từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò
Dưa (trên quốc lộ 1); mở rộng đường Võ Chí Công; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường
990 đến đường vành đai 2); đầu tư xây dựng mới đường D7 (đoạn từ đường 990 đến đường Võ Chi Công); xây dựng
đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, xây dựng mới cầu Thủ Thiêm 4 (theo hình thức PPP).
Về phía namTP sẽ tiến hànhmở rộng đườngNguyễnHữuThọ (đoạn từ đườngNguyễnVăn Linh đến cầu Bà Chiêm)
theo đúng quy hoạch; đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ. Nạo vét, duy tu
luồng Soài Rạp, nạo vét tuyến đường thủy nội địa, đầu tư xây dựng cảng cạn, cảng thủy nội địa để tăng năng lực
khai thác vận tải hàng hóa bằng đường thủy, giảm áp lực giao thông đường bộ.
Đồng thời, bố trí một phần ngân sách của TP (đối ứng) để đầu tư các công trình như xây dựng nút An Phú khác
mức (TP đầu tư, sử dụng một phần vốn trung ương); mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đủ
quy mô theo quy hoạch kết hợp xây dựng các đường song hành trên địa bàn TP.HCM (Bộ GTVT chủ trì); xây dựng
đường vành đai 3: Đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (Bộ GTVT chủ trì); xây dựng mới cầu Cát Lái (phối hợp với tỉnh Đồng
Nai); xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD tại phường Long Bình, quận 9 (thực hiện theo hình thức PPP).
Tổ viên là thành viên đại diện của
Cục Hải quan TP, Tổng Công ty Tân
Cảng Sài Gòn, Cảng vụ đường thủy
nội địa TP và các chuyên viên của
Sở GTVT có chuyên môn về lĩnh
vực công nghệ thông tin.
Nhiệmvụ chính của tổ này là nghiên
cứu, tham mưu xây dựng kiến trúc
tổng thể hệ thống thu phí, phương thức
thu, nộp phí, quy trình quản lý, kiểm
tra, đối soát số liệu. Bên cạnh đó, tổ
này tham mưu xây dựng các thiết kế
chi tiết khác liên quan đến công tác
thu phí, thông qua cổng thanh toán
điện tử hải quan theo phương thức
24/7 tại các ngân hàng thương mại.
Đặc biệt, Sở GTVT sẽ phối hợp
với Sở TT&TT xây dựng kế hoạch
thông tin và truyền thông trong quá
trình chuẩn bị và giai đoạn thực hiện
thu phí nhằm tạo sự đồng thuận và
thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Thu phí cảng biển có
vai trò quan trọng
.Đối với danhmụccácdựánsẽđược
thuphí đều là các dựánđã có kế hoạch
triển khai từ trước. Việc này có trùng
với ngân sách TP không? Cốt lõi của
việc đầu tư thu phí cảng biển là gì?
+ Mục tiêu của đề án thu phí cảng
biển là tạo nguồn thu cho ngân sách
TP để hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, bảo trì
hạ tầng giao thông kết nối hệ thống
cảng biển.
Cụ thể, trong đề án có nêu rõ:
“Toàn bộ số tiền thu phí được nộp
vào ngân sách TP. Sở Tài chính là
cơ quan đầu mối được giao quản lý
và bố trí sử dụng có mục tiêu đối
với nguồn phí này. Nguồn phí này
chỉ dùng để đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông kết nối cảng
biển theo danh mục dự án đề xuất
của Sở GTVT hằng năm hoặc trung
hạn được UBND TP và HĐND TP
thông qua. Trong đó, ưu tiên đầu tư
cho các công trình giao thông kết
nối khu cảng biển của TP trong giai
đoạn hiện nay”.
Dự kiến các dự án kết nối hạ tầng
giao thông khu vực cảng biển có tổng
mức đầu tư cho giai đoạn 2020-2030
là cần khoảng 93.247 tỉ đồng. Trong
khi đó, dự kiến nguồn thu phí cảng
biển trên địa bàn TP.HCM giai đoạn
2021-2025 theo đề án thu phí sẽ đạt
ĐÀOTRANG
N
gày 9-12, HĐND TP.HCM đã
chính thức thông qua đề án thu
phí sử dụng công trình kết cấu
hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích
công cộng trong khu vực cửa khẩu
cảng biển trên địa bàn TP.HCM (gọi
tắt là thu phí cảng biển). Theo dự
kiến, tháng 7-2021 sẽ bắt đầu thu
phí cảng biển tại cảng Cát Lái. Để
làm rõ các thông tin về đề án thu
phí cảng biển này, chúng tôi đã có
trao đổi với ông Trần Quang Lâm,
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM.
Xây dựng quy chế
phối hợp giữa các ngành
.
Phóng viên
:
Thưa ông, sau khi
đề án thu phí cảng biển được thông
qua, kế hoạch triển khai của SởGTVT
trong thời gian tới là gì?
+ Ông
Trần
Quang Lâm
(ảnh)
: Sau khi
HĐNDTP.HCM
ban hành nghị
quyết về đề án
thu phí sử dụng
côngtrìnhkếtcấu
hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích
công cộng trong khu vực cửa khẩu
cảng biển trên địa bàn TP.HCM, Sở
GTVT sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp
với Cục Hải quan TP, các đơn vị
quản lý cảng biển và các ngân hàng
thương mại xây dựng quy chế phối
hợp, quy trình, kế hoạch triển khai
thực hiện thu phí theo đề án đã được
HĐND TP.HCM thông qua. Sau đó,
Sở GTVT sẽ trình UBND TP phê
duyệt để bắt đầu thực hiện thu phí
từ ngày 1-7-2021.
Cụ thể, để chuẩn bị cho công tác
nghiên cứu, xây dựng quy chế phối
hợp, quy trình, kế hoạch triển khai
thực hiện thu phí theo đề án, Sở
GTVT đã quyết định thành lập tổ
giúp việc cho tổ công tác xây dựng
đề án. Trong đó, tổ trưởng là giám
đốc Cảng vụ đường thủy nội địa TP,
tổ phó là phó trưởng Phòng tài chính
Sở GTVT và giám đốc Trung tâm
Quản lý điều hành giao thông đô thị.
ĐườngNguyễnDuy Trinh (quận 9) là đường ngắn nhất để ra vào cảng PhúHữu luôn trong tình trạng ùn tắc, di chuyển chậm
diễn ra ở cả hai chiều. Ảnh: ĐÀOTRANG
Hạ tầnggiao thôngcảngbiểnTP.HCM
sẽ hoàn thiện trong 5 năm tới
Dự kiến nguồn thu phí cảng biển trên địa bàn TP.HCMgiai đoạn 2021-2025 theo đề án thu phí
sẽ đạt khoảng 16.000 tỉ đồng.
khoảng 16.000 tỉ đồng.
Trước tình hình ngân sách TP khó
khăn (giai đoạn 2021-2026), việc có
thêm nguồn thu từ thu phí cửa khẩu
cảng biển là rất quan trọng. Nguồn
thu này sẽ hỗ trợ, bổ sung trực tiếp
vào ngân sách TP, từ đó đầu tư các
dự án kết nối hạ tầng giao thông
khu vực cảng biển đã và đang triển
khai hiện nay.
. Phải bao lâu nữa hạ tầng khu vực
cảng biển sẽ có sự thay đổi hay có
thể nói là có diện mạo mới?
+ Hiện nay hằng năm ngân sách
TP bố trí cho ngành GTVT khoảng
10.000 tỉ đồng/năm. Bao gồm thực
hiện chương trình giảm ùn tắc giao
thông, đầu tư giao thông… cho toàn
địa bàn TP, không chỉ riêng khu vực
cảng biển. Cùng với sự đầu tư của
TP cho các công trình giao thông
kết nối cảng biển đã và đang triển
khai hiện nay, cộng với nguồn thu
phí sắp được triển khai sẽ bổ sung
cho ngân sách TP để tập trung xây
dựng các công trình giao thông kết
nối cảng biển giai đoạn 2021-2025.
Lộ trình đầu tư xây dựng các công
trình giao thông kết nối khu vực cảng
biển sẽ được đẩy nhanh hơn, khi có
nguồn thu phí cảng biển bổ sung vào
ngân sách TP. Sau năm năm thực
hiện thu phí, cảng biển cùng với sự
đầu tư của TP, kết cấu hạ tầng giao
thông kết nối khu vực cảng biển sẽ
cơ bản hoàn thành theo quy hoạch.
. Xin cám ơn ông.
Hômnay, chính thức vậnhành thử tàuCát Linh -HàĐông
“Mục tiêu của đề án thu
phí cảng biển là tạo nguồn
thu cho ngân sáchTPđể
hỗ trợ đầu tư, nâng cấp,
bảo trì hạ tầng giao thông
kết nối hệ thống cảng biển.”
Hôm nay (12-12), toàn bộ hệ thống tuyến đường sắt trên
cao Cát Linh - Hà Đông bắt đầu vận hành thử trong vòng
20 ngày. Theo đó, 9/13 đoàn tàu (ba tàu dự phòng) sẽ hoạt
động liên tục từ 5 giờ sáng đến 23 giờ hằng ngày, theo hai
hướng từ đầu tuyến đến cuối tuyến (Cát Linh - Yên Nghĩa).
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết trong thời gian vận hành
thử, tổng thầu Trung Quốc sẽ hướng dẫn các nhân sự Việt
Nam (được đào tạo tại Trung Quốc) thực hiện vận hành dự
án. Quá trình này, hội đồng nghiệm thu nhà nước, tư vấn
độc lập Pháp (Liên danh Apave - Certifer - Tricc do Việt
Nam thuê), chủ đầu tư sẽ cùng giám sát và đưa ra đánh giá
an toàn, kỹ thuật khai thác. Trong đó, tư vấn Pháp sẽ có
những đánh giá riêng. Nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật, an toàn
thì tư vấn Pháp mới cấp chứng chỉ cho dự án. Căn cứ chứng
chỉ này, Bộ GTVT sẽ bàn giao cho UBND TP Hà Nội đưa
vào khai thác thương mại.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài
hơn 13 km, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu. Mỗi đoàn tàu có bốn
toa, sức chở hơn 900 người, tối đa 1.326 người, vận tốc
thiết kế 80 km/giờ, vận tốc khai thác thương mại trung bình
35 km/giờ. Dự kiến khi đi vào khai thác ở giai đoạn đầu
tần suất chạy tàu 6-7 phút/chuyến, về sau sẽ nâng lên 2-3
phút/chuyến, mỗi giờ vận chuyển tối đa được 28.500 hành
khách.
Nhân sự vận hành toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà
Đông dự kiến gần 700 người. Trong đó có 200 người được
đào tạo ở Trung Quốc.
Thời gian qua, dù dự án đã hoàn thành công tác xây dựng,
tuy nhiên trong quá trình nghiệm thu, đánh giá, chứng nhận
an toàn hệ thống thì tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp
được các chứng chỉ, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật an toàn, các kết
quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất.
Cạnh đó, chưa thực hiện đầy đủ giải pháp đánh giá bằng
thử nghiệm thực tế tại hiện trường, dẫn đến chưa đủ cơ sở
để tư vấn độc lập hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu. Vì
vậy, tư vấn Pháp đề xuất thực hiện công tác đánh giá kiểm
chứng tại hiện trường trong thời gian vận hành 20 ngày cuối
cùng và diễn tập các tình huống khẩn cấp
.
V.LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook