293-2020 - page 10

10
Bạn đọc -
Thứ Bảy19-12-2020
Chồng bị cưa chân,
vợ bán vé số bị tai nạn
Vợ chồng họ là những người chăm chỉ lao động, bỗng chốc lâmvào
cảnh bi đát do bệnh tật, tai nạn.
TẤNLỘC
T
hời tiết trở lạnh mấy hôm
nay, bệnh tật của anh Võ
Văn Thìn (43 tuổi, ngụ
thôn Thạch Bàn, xã Hòa Phú,
huyện Tây Hòa, Phú Yên)
càng trở nên đau nhức.
Đang đi phụ hồ,
phải cắt bỏ chân
Gần hai năm nay, anh Thìn
phải ngồi xe lăn, chỉ quanh
quẩn trong nhà do chân phải
đã bị cắt bỏ.
Anh Thìn vốn là người
khỏe mạnh, đi làm thợ hồ
khắp nơi, kiếm tiền nuôi cả
gia đình. Cuối năm 2018,
chân phải anh bỗng dưng bị
đau nhức kéo dài. Bệnh ngày
càng trầm trọng, chân sưng
đỏ, đau đớn dữ dội, anh Thìn
không thể đi lại.
Trong khi đó, tiền công anh
Thìn làm thợ hồ trước đây bị
chủ thầu quỵt nợ. Vợ anh là
chị Trần Ngọc Hân (35 tuổi)
chạy vay mượn tiền khắp nơi
để đưa chồng đi khám, điều
trị tại nhiều bệnh viện ở Phú
Yên, TP.HCM.
Các bác sĩ nói anh Thìn bị
thuyên tắc, huyết khốimạchchi
dưới; phải phẫu thuật nhưng
chi phí lớn. Nếu không phẫu
thuật sẽ gây hoại tử chân tay,
phải cắt bỏ.
Không có tiền để phẫu thuật,
anhThìn về nhà, ai chỉ gì uống
đó. Hơn tháng sau, bàn chân
phải bị hoại tử, anh Thìn phải
vào bệnh viện để cắt bỏ.
Tiếp đó, các bác sĩ phải cắt
bỏ 1/3 cẳng chân của anhThìn
do bệnh lan nhanh.
Hằng ngày, anh Thìn ngồi
xe lăn hoặc đi nạng chăm sóc
con trai mới năm tuổi để vợ
đi bán vé số.
Dù đã cắt bỏ 1/3 chân phải
nhưng chứng bệnh của anh
vẫn không dừng lại. Gần đây,
bệnh lan lên tay trái làm sưng
tấy, đau nhức dữ dội.
Anh Thìn đi khám, các bác
sĩ nói nếu không phẫu thuật
nong động mạch chính sớm,
tay anh cũng sẽ bị hoại tử,
phải tháo khớp, cắt cụt tay
như đã làm với chân.
Nghe số tiền phẫu thuật
lớn, vợ chồng anh Thìn dìu
nhau về. “Cả nhà sống nhờ
vào số tiền kiếm được từ
việc bán vé số của vợ tôi.
Tiền ăn hằng ngày còn không
đủ, lấy đâu ra để mua thuốc
chứ nói chi đến mổ” - anh
Thìn buồn bã.
Vợ bị xe tông khi đi
bán vé số
Từ ngày chồng bị bệnh, chị
Trần Ngọc Hân đi bán vé số
khắp nơi, kiếm tiền nuôi cả
gia đình. Đầu năm 2020, chị
Hân vào tỉnh LongAn bán vé
số. Mới bán được một tuần
thì chị bị xe tông, ngã xuống
đường, bất tỉnh.
Người lái xe chạy trốn, bỏ
mặc nạn nhân nằm trên vũng
máu giữa đường. Người đi
đường thấy vậy đưa giúp chị
Hân vào bệnh viện.
Do bị thương quá nặng, gãy
cánh tay, nứt xương chậu, chị
Hân được chuyển từ LongAn
lên BV Chợ Rẫy (TP.HCM).
Các bác sĩ nói phải phẫu thuật
gấp với chi phí lớn. Trong khi
đó, chị không còn một đồng
lận lưng, không người thân
đi cùng.
Nghe tin chị Hân bị nạn,
bà con hàng xóm, các đoàn
thể ở quê nhà quyên góp gửi
vào TP.HCM giúp chị có chi
phí phẫu thuật.
Không có tiền để điều trị
dài ngày, chị Hân xin ra viện,
được bà con địa phương góp
tiền đưa về nhà. Nằm một
chỗ hơn ba tháng, chị mới
tập đi lại.
Tuy nhiên, chân rất yếu nên
chị đi lại rất khó khăn, còn
cánh tay bị tật, không giơ lên
cao được. Kiên trì tập luyện,
hơn bảy tháng sau ngày bị
nạn, chị Hân mới đi bán vé
số trở lại. Mỗi ngày chị đi từ
sáng đến tối mịt, kiếm được
200.000-300.000 đồng đểmua
thuốc chữa trị cho chồng và
nuôi sống cả nhà.
Chị Hân cho biết nhiều loại
thuốc điều trị cho chồng phải
muangoài bảohiểmnên rất tốn
tiền.Trongkhi đó, anhThìn chỉ
đượcNhà nước trợ cấp khuyết
tật 405.000 đồng/tháng.
Chị Hân xin vay từ ngân
hàng chính sách, lấy tiền
chạy chữa cho chồng, giờ
hằng tháng phải lo trả góp
mấy trăm ngàn đồng. Cách
đây mấy tháng, túng quẫn vì
không có tiềnmua thuốc chữa
trị cho chồng, chị Hân đánh
liều vay nóng 25 triệu đồng,
giờ chưa biết lấy gì để trả.
Trong căn nhà lụp xụp, cũ
kỹ, họ hầu như không còn gì
nữa để bán…•
Bệnh tật, tai nạn liên tục
hành hạ vợ chồng anh Thìn.
Ảnh: TẤN LỘC
Hằng ngày chị Hân đi bán vé
số để kiếmtiền chữa bệnh cho
chồng, nuôi sống cả gia đình.
Ảnh: TẤN LỘC
Ôngcụvẫnphải tiếp tục chờ
nhận3,4 tỉ tiềnbồi thường
Số tiền bồi thường bổ sung không được
cập nhật trong bản án nên Ban bồi thường
tiếp tục xin ý kiếnUBNDhuyệnmới giải quyết
cho người thắng kiện.
Ngày 17-12, báo
Pháp Luật TP.HCM
có đăng bài
“Ông cụ mòn mỏi chờ nhận 3,4 tỉ tiền bồi thường đất”
phản ánh trường hợp của ông Trần Kim Chung ở xã Bà
Điểm, huyện Hóc Môn được tòa án tuyên được nhận số
tiền 3,4 tỉ đồng sau hơn 10 năm theo đuổi vụ kiện tranh
chấp tài sản sau ly hôn.
Tháng 9-2018, trong khi vụ kiện đang được tòa án
thụ lý thì hơn 100 m
2
trong phần đất trên được Nhà
nước thu hồi để xây dựng hầm chui tại nút giao thông
An Sương. Vì phần đất được thu hồi đang bị tranh chấp
giữa ông và vợ cũ nên số tiền bồi thường hơn 3,4 tỉ
đồng đã được chuyển vào kho bạc để khi nào bản án có
hiệu lực thì sẽ thực hiện chi trả.
Ngày 23-9, TAND Cấp cao tại TP.HCM đưa vụ án
trên ra xét xử phúc thẩm và ra quyết định chấp nhận
toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Chung.
Theo bản án phúc thẩm này thì tòa đã xác định toàn
bộ phần đất trên là di
sản do mẹ ông Chung
để lại và ông được liên
hệ với Ban bồi thường
giải phóng mặt bằng
(BTGPMB) huyện
Hóc Môn để nhận số
tiền bồi thường giải
tỏa là hơn 3,4 tỉ đồng.
Trả lời về việc hơn
hai tháng chưa chi
trả tiền bồi thường
cho ông Chung, Ban
BTGPMB huyện cho
biết đang phối hợp
với đơn vị liên quan như cơ quan thi hành án, phòng tư
pháp… để điều chỉnh tên người nhận trong quyết định
bồi thường theo bản án của tòa. Theo đó, tên người
nhận là ông Chung chứ không phải cả hai vợ chồng ông
như trước đây.
Sau khi báo đăng, ngày 18-12, Ban BTGPMB huyện
Hóc Môn đã có buổi tiếp xúc với ông Trần Kim Chung
để làm việc với nội dung thực hiện chi trả bồi thường
hơn 3,4 tỉ đồng theo Bản án phúc thẩm số 465 của
TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện Ban BTGPMB nêu: Theo
bản án của tòa thì ông Chung được quyền liên hệ Ban
BTGPMB để nhận số tiền hơn 3,4 tỉ đồng tiền hỗ trợ, bồi
thường đất. Tuy nhiên, theo quyết định điều chỉnh bồi
thường ngày 21-1 của UBND huyện Hóc Môn thì số tiền
hỗ trợ, bồi thường đối với phần đất đã thu hồi của ông
Chung từ hơn 3,4 tỉ đồng lên thành hơn 3,6 tỉ đồng. Do
đó, Ban BTGPMB đề nghị ông Chung phải liên hệ với
các anh chị em ruột của ông để làm giấy ủy quyền cho
ông được nhận thêm số tiền bổ sung hơn 200 triệu đồng.
Với ý kiến của Ban BTGPMB, phía ông Chung đề
nghị Ban BTGPMB giải quyết việc chi trả trước số tiền
3,4 tỉ đồng theo như bản án tòa tuyên. Riêng đối với số
tiền hơn 200 triệu đồng phát sinh, khi nào có giấy ủy
quyền của các anh chị em của ông thì sẽ chi trả sau.
Kết thúc buổi làm việc, một đại diện Ban BTGPMB
cho biết cơ quan này sẽ báo cáo với chủ tịch hội đồng
bồi thường để chỉ đạo Phòng TN&MT sớm thẩm định,
trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt làm cơ sở bồi
thường cho ông.
“Việc điều chỉnh tên trong quyết định bồi thường để
tôi nhận được số tiền bồi thường theo bản án tại sao các
cơ quan thực hiện hơn hai tháng nay vẫn chưa xong. Hơn
nữa, trong bản án của tòa đã nêu rõ phần đất mà Nhà
nước thu hồi là của mẹ tôi để lại cho tôi. Các anh chị em
của tôi cũng đã có văn bản xác định cho tôi được hưởng
phần tài sản này. Vì thế, việc yêu cầu các anh chị em của
tôi phải có giấy ủy quyền thì có phần không hợp lý.
Hiện tôi đang phải nhập viện để điều trị bệnh trong
tình trạng không một đồng dính túi, phải vay mượn bạn
bè, người thân. Tôi không biết cơ quan giải quyết tiền
bồi thường còn đưa ra bao nhiêu lý do nữa và còn bao
lâu nữa mới chi trả tiền cho tôi để tôi yên tâm điều trị
bệnh” - ông Chung bức xúc.
VÕ HÀ
Trong căn nhà lụp
xụp, cũ kỹ, họ hầu
như không còn gì
để bán.
Trị dứt bệnh, họ mới mong
vượt qua hoạn nạn
Trước đây vợ chồng anh Thìn có cuộc sống tương đối ổn
định. Tuy nhiên, từ ngày anh Thìn bị bệnh, vợ bị nạn, cuộc
sống vợ chồng anh lâm vào cảnh vô cùng khó khăn.
Các đoàn thể địa phương từng tổ chức vận động giúp đỡ
chị Hân khi bị tai nạn. Anh Thìn có anh chị em nhưng phần
lớn cũng khó khăn, không thể giúp đỡ lâu dài.
Chúng tôi mong các nhà hảo tâm giúp đỡ anh Thìn có
điều kiện điều trị dứt căn bệnh. Chỉ có cách đó thì vợ chồng
anh mới có thể gượng dậy, vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
Ông
LÊ ANH QUỐC
,
Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phú
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook