13
Đời sống xã hội -
Thứ Bảy19-12-2020
Phương án nào cho những kỳ thi
tuyển sinh riêng?
Nhiều trường đại học dự kiến tiếp tục duy trì và dành chỉ tiêu lớn cho phương thức xét điểm thi
đánh giá năng lực để tuyển sinh đầu vào.
PHẠMANH
N
ăm 2021, với định
hướng tự chủ, các
trườngĐH, CĐ tiếp tục
duy trì nhiều phương thức
tuyển sinh đầu vào. Trong
đó, kỳ thi đánh giá năng lực
(ĐGNL) vẫn được nhiều cơ
sở ĐH cân nhắc tiếp tục tổ
chức để tuyển sinh riêng.
Tổng chỉ tiêu cho phương
thức này dao động 10%-70%,
tùy từng trường.
Dự kiến mở hai đợt
thi đánh giá năng lực
Những năm gần đây, bên
cạnh kỳ thi THPT quốc gia
hay kỳ thi tốt nghiệp THPT
như năm 2020, hàng loạt cơ
sở ĐH đã khai sinh thêm các
kỳ thi tuyển sinh riêng để làm
căn cứ xét tuyển cho phù hợp.
Trong số các đơn vị tổ chức
thi riêng, kỳ thi ĐGNL của
ĐH Quốc gia TP.HCM là
kỳ thi thu hút đông thí sinh
(TS) nhất và đã duy trì được
ba năm qua.
Để chuẩn bị cho mùa tuyển
sinh năm 2021, dù chưa công
bố kế hoạch chính thức nhưng
ĐHQuốc giaTP.HCMdựkiến
sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi này
trên cơ sở giữ ổn định như
các năm trước đó.
Cụ thể, theoTiến sĩ Nguyễn
Quốc Chính, Giámđốc Trung
tâm Khảo thí và Đánh giá
chất lượng đào tạo (ĐH
Quốc gia TP.HCM), cho biết
năm 2021, ĐH này sẽ vẫn tổ
chức hai đợt thi. Đợt 1 vào
ngày 28-3 và đợt 2 dự kiến
vào đầu tháng 7 (tùy thuộc
thời gian tổ chức kỳ thi tốt
nghiệp THPT).
Về đề thi, theoTiến sĩ Chính,
cấu trúc đề thi vẫn giữ ổn
định như trước. Bài thi dưới
hình thức trắc nghiệm với
120 câu, gồm các phần ngôn
ngữ; toán học, tư duy logic,
phân tích số liệu; giải quyết
vấn đề (liên quan đến lĩnh
vực hóa, lý, sinh, địa và sử).
Điểm số tối đa của bài thi
là 1.200 điểm. Tuy nhiên,
ngân hàng câu hỏi sẽ tiếp tục
được cập nhật, bổ sung cho
phù hợp hơn với thực tế để
làm sao đánh giá được năng
lực người học. Kết quả thi
sẽ là căn cứ xét tuyển khách
quan và chính xác cho các
đơn vị sử dụng.
Về địa điểm thi, kỳ thi tiếp
tục duy trì tại các điểm thi ở
TP.HCM, Bến Tre,An Giang,
Nha Trang và Đà Nẵng. Dự
kiến sẽ tổ chức thêm điểm thi
tại Tây Nguyên để thuận lợi
cho việc đi lại của TS.
Trước thông tin này, nhiều
trường ĐH đã lên phương án
xét tuyển dự kiến cho năm
2021. Trong đó, Trường ĐH
Bách khoa quyết định sẽ dành
30%-70% chỉ tiêu xét tuyển
ĐH chính quy cho phương
thức này.
Các trường như ĐH Công
nghiệp TP.HCM, ĐH Công
nghiệp thực phẩm TP.HCM,
ĐH Công nghệ TP.HCM…
cũng tiếp tục dành 10%-15%
tổng chỉ tiêu để xét điểm thi
ĐGNL.
Khuyến khích thi riêng
theo nhóm trường
NgoàiĐHQuốcgiaTP.HCM,
năm 2021, nhiều cơ sở ĐH
khác trên cả nước cũng dự
kiến khởi động lại hoặc
muốn mở kỳ thi riêng sau
một năm bị ảnh hưởng bởi
dịch COVID-19.
Như ĐH Quốc gia Hà Nội,
dù chưa chốt phương án dự
kiến nhưngĐHnày cũng đang
Trong các đơn vị tổ
chức thi riêng, kỳ
thi đánh giá năng
lực của ĐH Quốc
gia TP.HCM là kỳ
thi thu hút đông
thí sinh nhất và
đã duy trì được ba
năm qua.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực doĐHQuốc gia TP.HCMtổ chức trong đợt tuyển sinh năm2020
vừa qua. Ảnh: PHẠMANH
bàn thảo việc sẽ tổ chức thi
ĐGNL trở lại để tuyển sinh
đầu vào cho năm tới. Tức với
kỳ thi này, TS sẽ thi các bài
gồm toán (90 phút), bài viết
tự luận (60 phút), ngoại ngữ
(60 phút) và bài khoa học tự
nhiên hoặc khoa học xã hội
(60 phút).
Hay như ĐH Bách khoa
Hà Nội cũng dự kiến ngoài
xét tuyển thẳng và sử dụng
kết quả của kỳ thi tốt nghiệp
THPT quốc gia, trường sẽ tổ
chức kỳ thi riêng để tuyển
sinh độc lập.
Theo đó, dựkiến ngoài đánh
giá tư duy trên cơ sở bài thi
đọc hiểu và bài thi toán có
phần tự luận như năm 2020,
trường sẽ thêm tổ hợp môn
khoa học tự nhiên để TS có
sự lựa chọn.
Trường ĐHViệt Đức cũng
dự kiến sẽ tuyển 460 chỉ tiêu
cho bảy ngành. Trong đó,
trường dành khoảng 70%
chỉ tiêu để xét tuyển những
TS tham gia kỳ thi đánh giá
năng lực do trường tổ chức.
Kỳ thi sẽ diễn ra vào tháng
5-2021. Bài thi gồm hai phần
là kiểm tra kiến thức cơ bản
(110 phút) và kiến thức khối
chuyên ngành (145-150 phút).
Tại TP.HCM, ngoài việc sử
dụng kết quả kỳ thi ĐGNL
của ĐH Quốc gia TP.HCM
tổ chức, Trường ĐH Quốc
tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
cũng đang lên kế hoạch mở
lại kỳ thi riêng của trường.
TS sẽ dự thi hai môn bắt buộc
gồm toán, logic và bài tự chọn
là một trong bốn môn: tiếng
Anh, lý, hóa và sinh.•
Khuyến khích liên kết hoặc tổ chức
trung tâm khảo thí độc lập
Về vấn đề tuyển sinh riêng này, tại hội nghị trực tuyến
về giáo dục ĐH do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ
GD&ĐTHoàngMinh Sơn cho rằng công tác tuyển sinh trong
năm2021 và chođếnnăm2025 cơbảngiữổnđịnhnhưnăm
2020. BộGD&ĐT khuyến khích các trường tiếp tục thực hiện
quyền tự chủ như sử dụng nhiều phương thức xét tuyển.
Trong đó, với các trường có yêu cầu bài thi riêng để đánh
giá năng lực chuyên biệt của TS, Thứ trưởng Sơn khuyến
khích hình thức liên kết hoặc tổ chức các trung tâm khảo
thí độc lập. Khi đó, các trường thống nhất kết hợp thành
nhóm, tổ chức bài thi ĐGNL gọn nhẹ, kết quả được sử dụng
cho công tác tuyển sinh của nhiều trường.
Tuy nhiên, các trường nên giữ ổn định trong nhiều năm.
Nếu có thay đổi lớn, trường cần thông báo trước 2-3 năm.
Ngoài ra, để giảm tỉ lệTS ảo khi các trường sử dụng nhiều
phương thức xét tuyển, BộGD&ĐT khuyến khích các trường
tham gia xét tuyển và lọc ảo chung để thuận lợi cho cả TS
lẫn nhà trường hơn.
Mónquàvôgiádànhchocontrai chiếnsĩnhàgiànDK1
Bệnh việnDa liễu TP.HCMđã điều trị miễn phí căn bệnh vảy nến cho con trai củamột chiến sĩ
đang làmnhiệmvụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Em bị vảy nến từ nhỏ, căn bệnh khiến em tự ti, mặc
cảm vì luôn bị tróc da, chảy dịch, mùi hôi khó chịu. Từ
nhỏ đến khi vào ĐH, chỉ ai thân thiết và cảm thông mới
tới gần em” - Nguyễn Xuân An (22 tuổi, Bà Rịa-Vũng
Tàu) chia sẻ với báo chí sáng 18-12. An hiện là sinh viên
Khoa dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM.
Mẹ An kể chồng chị công tác tại nhà giàn DK1 thuộc
Bộ tư lệnh Vùng 2 hải quân đến nay đã 27 năm, còn chị là
bảo mẫu một trường tiểu học. Chị tâm sự: “Khi mới sinh
An đã bị bệnh vảy nến. Đến năm lớp 7 thì bệnh ngày càng
nặng khiến An hay khép mình, không muốn giao tiếp với
ai. Hết giờ học về nhà, thui thủi một mình”.
Thương con, chị đưa An đến nhiều bệnh viện (BV), ra
cả Hà Nội. Điều trị cả năm không khỏi nên cứ nghe thầy
ở đâu mát tay là chị đưa con đến. Chữa trị hoài mà bệnh
không hết, đã có lúc An muốn buông xuôi…
Nói về câu chuyện của An, bà Bùi Thị Lan Anh, Phòng
công tác xã hội BV Da liễu TP.HCM, kể lại: “Tháng 10-
2019, trong chuyến trao học bổng cho con chiến sĩ đang
công tác tại nhà giàn DK1, đoàn công tác BV Da liễu
TP.HCM tổ chức buổi nói chuyện về các bệnh thường gặp
liên quan tới da ở nam giới và nhận được thông tin về An”.
Sau đó, BV Da liễu TP.HCM đã đề nghị gia đình đưa
An đến BV điều trị miễn phí. Điều trị vảy nến không thể
tính ngày tính tháng mà phải kéo dài nhiều năm, thậm chí
cả đời với chi phí không nhỏ. Để có tiền chữa trị cho An,
BV kêu gọi sự đóng góp của toàn bộ nhân viên được 144
triệu đồng.
BS Vũ Thị Phương Thảo, Phó Trưởng Phòng kế hoạch
- tổng hợp BV Da liễu TP.HCM, cho biết An vào BV điều
trị đã được một năm. Đến nay thương tổn ngoài da không
còn xuất hiện, An đã tự tin hơn ở nơi đông người. “Tuy
nhiên, vảy nến là bệnh viêm da mạn tính nên phải điều trị
lâu dài, chi phí nhiều. Hiện BV đang kêu gọi các mạnh
thường quân tiếp tục hỗ trợ” - BS Thảo chia sẻ.
Đại tá Đỗ Hồng Duyên, Chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh
Vùng 2 hải quân, chia sẻ do cha An đang bận làm nhiệm
vụ nên không thể đến BV Da liễu TP.HCM để cám ơn mọi
người. “Thay mặt cha cháu An, tôi ghi nhận tấm lòng của
tất cả nhân viên y tế BV vì đã dồn sức trị bệnh cho cháu.
Khi trở lại nhà giàn DK1, tôi sẽ nói với cha cháu An rằng
anh hãy yên tâm làm nhiệm vụ ngoài hải đảo bởi con anh
trong đất liền đã có nhiều người cùng lo” - Đại tá An nói.
Mọi sự đóng góp cho Nguyễn Xuân An xin liên hệ
Phòng công tác xã hội BV Da liễu TP.HCM, điện thoại:
02839308131.
TRẦN NGỌC
Cánh tay An đã trở lại bình thường sau thời gian điều trị vảy nến
tại BVDa liễu TP.HCM. Ảnh: TRẦNNGỌC