293-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy19-12-2020
PHƯƠNGNAM
N
gày 18-12, ông Bùi Thế
Nhân, Bí thư đồng thời
là chủ tịch huyện đảo
Phú Quý, Bình Thuận, thông
tin: Sau một đêm tiếp cận
cứu hộ, đến sáng 18-12, lực
lượng cứu hộ đã cứu được
11 thuyền viên (tám người
Trung Quốc, ba người Việt
Nam); vớt được thi thể hai
thuyền viên và đang khẩn
trương tìm hai thuyền viên
còn mất tích.
Các thuyền viên được cứu
đã đưa vào đảo Phú Quý để
chăm sóc sức khỏe và thực
hiện các biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19 theo
quy định.
Tàu chìm khi còn
cách đảo 1,5 hải lý
Chiều 17-12, tàu hàng Xin
Hong, quốc tịch Panama, số
IMO: 9205524, có 15 thuyền
viên (11 người Trung Quốc,
bốn người Việt Nam), chở
7.800 tấn đất sét, hành trình
từ Malaysia đi Hong Kong.
Do thời tiết xấu, hàng hóa
trên tàu bị xê dịch, thuyền
trưởng xin phép cho tàu vào
phao số 0 ở cảng Phú Quý
để tránh trú. Khi cách đảo
Phú Quý khoảng 1,5 hải lý,
tàu bị nghiêng và chìm.
Ngay khi nhận thông tin
cấp cứu, Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng tỉnh Bình Thuận
Ngoài tàuCN09BP.11.19.01
còn có tàu của cảnh sát biển
Việt Nam và một số tàu lớn
của ngư dân cũng tham gia
tìm kiếm cứu nạn.
Lúc 5 giờ 25 sáng, tàu
SAR 413 của Trung tâm
Tìm kiếm cứu nạn hàng
Dự kiến khi thời tiết tốt
lên, tàu CN09 BP.11.19.01
của Bộ đội biên phòng tỉnh
sẽ được điều động tiếp tục
ra khơi phối hợp tìm kiếm.
Ứng phó sự cố
tràn dầu
Chiều 18-2, ông Lê Tuấn
Phong, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Thuận, đã ký văn
bản hỏa tốc gửi biên phòng,
Cảng vụ hàng hải BìnhThuận;
huyện Phú Quý; Đài thông
tin duyên hải Phan Thiết và
các sở TN&MT, NN&PTNT,
Y tế về việc tìm kiếm thuyền
viên bị mất tích và ứng phó
sự cố tràn dầu.
Tỉnh yêu cầu biên phòng
tỉnh khẩn trương phối hợp
với các lực lượng tham gia
nhanh chóng tìm kiếm, cứu
nạn hai thuyền viên còn mất
tích. Sở NN&PTNT phối
hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng, UBND huyện
Phú Quý khẩn trương đề
nghị Ủy ban Quốc gia ứng
phó sự cố thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn hỗ trợ trong
trường hợp sự cố vượt khả
năng, điều kiện của tỉnh.
Sở Y tế phối hợp với
UBND huyện Phú Quý và
các đơn vị liên quan chuẩn
bị các điều kiện đảm bảo
phương án phòng, chống
dịch COVID-19 khi tiếp
nhận thuyền viên.
Các đơn vị liên quan khẩn
trương xây dựng phương
án, chuẩn bị các lực lượng,
phương tiện sẵn sàng triển
khai các biện pháp ứng phó
sự cố tràn dầu theo phương
châm “4 tại chỗ ” và thông
tin các tàu thuyền... đang
hoạt động hoặc đi ngang
qua khu vực tàu Xin Hong
bị chìm biết thông tin, hỗ
trợ tìm kiếm. •
Lực lượng cảnh sát biển trên tàu CSB 6007 tiếp cận tàu XinHong. Ảnh: BPN
đã điều động tàu CN09
BP.11.19.01 ra cứu nạn. Bên
cạnh đó, chỉ đạo Đồn biên
phòng cửa khẩu cảng Phú
Quý báo cáo UBND huyện
Phú Quý chuẩn bị sẵn địa
điểm, các yêu cầu cần thiết
để thực hiện khai báo y tế,
cách ly phòng, chống dịch
COVID-19 đối với thủy thủ
trên tàu khi cứu nạn vào bờ.
Trong đêm 17-12, ngoài
khơi đảo Phú Quý có gió
lớn và sóng giật rất mạnh
nên việc tiếp cận cứu hộ tàu
Panama và việc tìm kiếm các
thuyền viên mất tích hết sức
khó khăn. Đến 20 giờ thì
con tàu này bị chìm hẳn và
các thủy thủ ôm phao cứu
hộ rời tàu.
hải khu vực 3 đã có mặt tại
hiện trường cùng với tàu
CSB 6007 của Bộ tư lệnh
Cảnh sát biển Vùng 3 tiếp
tục tìm kiếm hai thuyền viên
còn lại tại tọa độ cách phía
nam tây nam đảo Phú Quý
khoảng 21 hải lý.
Tàu Xin Hong có sức chở hơn 8.500 tấn, dài 100,67 m,
rộng 18,8 m. Con tàu này được đóng mới và đưa vào hoạt
động từ năm 1999.
Hiện nay, tại vị trí tàu Xin Hong bị chìm chưa phát hiện
dấu hiệu tràn dầu và vùng biển Phú Quý có gió đông bắc
mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động mạnh.
Khu vực có sóng biển cao 4-5 m, trời mây mù, mưa to,
tầm nhìn hạn chế.
Trong đêm 17-12,
ngoài khơi đảo Phú
Quý có sóng giật rất
mạnh và đến 20 giờ
thì tàu Panama bị
chìm hẳn, các thủy
thủ ôm phao cứu hộ
rời tàu.
Ngày 18-12, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị
tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 46 của Ban bí thư về
“Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại
gây hủy hoại đạo đức xã hội”.
Báo cáo tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Thành
ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết qua 10
năm triển khai thực hiện Chỉ thị 46 đã đạt nhiều kết
quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh
thần cho người dân trên địa bàn TP. Đặc biệt là công tác
phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên bước đầu
thực hiện hiệu quả và xử lý kịp thời những cán bộ, đảng
viên có sai phạm, tạo niềm tin trong nhân dân.
Trong 10 năm qua, công tác giáo dục đạo đức, lối
sống gia đình văn hóa được triển khai đồng bộ tại các
địa phương, đơn vị và đã góp phần nâng cao kiến thức,
kỹ năng xây dựng gia đình văn hóa trong các tầng lớp
nhân dân.
TP cũng đã phát huy vai trò của các cơ quan báo chí,
truyền thông trong công tác tuyên truyền, vận động các
tầng lớp nhân dân, giới thiệu nhân rộng các mô hình
hay, gương mẫu điển hình tiên tiến các tập thể, cá nhân
trong phòng, chống văn hóa phẩm độc hại trên địa bàn.
“Việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên
tạc trên hệ thống báo chí TP tiếp tục phát huy” - ông
Khuê nói.
Cũng theo ông Khuê, từ tháng 3-2014 đến nay, TP đã
có 1.174 bài viết đấu tranh, phê phán trực diện những
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống trong nội bộ Đảng.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng để thực hiện
Chỉ thị 46 có hiệu quả hơn trong thời gian tới, TP cần
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, về công
tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trên
mạng xã hội Zalo, Facebook… để đăng tải, giới thiệu,
quảng bá hình ảnh con người Việt Nam, giá trị truyền
thống của dân tộc, đạo lý làm người, văn hóa đạo đức…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy,
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ đề nghị các
cấp ủy Đảng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 46, thường xuyên
tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về tác hại,
hậu quả trước mắt và lâu dài của các sản phẩm văn hóa
độc hại. Đồng thời các đơn vị phải chấp hành nghiêm
các quy định của pháp luật và đấu tranh, ngăn chặn, bài
trừ sản phẩm văn hóa độc hại...
Đối với Ban cán sự đảng UBND TP, bà Lệ yêu cầu
cần chỉ đạo các ngành tăng cường công tác quản lý nhà
nước trên lĩnh vực văn hóa, đặc biệt trên mạng xã hội;
phối hợp đồng bộ trong công tác thanh tra, kiểm tra liên
ngành trong việc kiểm tra, ngăn chặn các sản phẩm độc
hại xâm nhập.
Đối với các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa
bàn TP, bà Lệ đề nghị cần tăng cường tuyên truyền nâng
cao nhận thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet,
mạng xã hội. Các đơn vị cũng cần đẩy mạnh tuyên
truyền, trong đó cần quan tâm đến công tác xây, lấy “cái
đẹp dẹp cái xấu”, đẩy lùi tiêu cực, hướng đến xây dựng
giá trị văn hóa chân - thiện - mỹ.
Còn với các ban Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
và văn phòng Thành ủy, bà Lệ đề nghị chủ động phối
hợp, tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 46.
“Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và các tổ
chức chính trị - xã hội cần tiếp tục chủ động tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham
gia vào cuộc đấu tranh chống sự xâm nhập của các sản
phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đời sống xã hội” -
bà Lệ yêu cầu.
TÁ LÂM
Tàu Panama chìm ở Phú Quý,
4 người chết, mất tích
Ngoài việc khẩn trương có phương án ứng phó sự cố tràn dầu, tỉnh BìnhThuận yêu cầu
các đơn vị tìmkiếmngười cònmất tích.
Tích cực đấu tranh chống sự xâmnhập của vănhóa độc hại
Trong 10 nămqua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống gia đình văn hóa được triển khai đồng bộ, góp phần nâng cao kỹ năng
xây dựng gia đình văn hóa trong nhân dân.
Tàu Xin
Hong bị
nghiêng
trước khi
chìmhẳn.
Ảnh: BPN
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook