12
Đời sống xã hội -
Thứ Bảy19-12-2020
QUỲNHTRANG
T
ừ cuối năm 2018, Cục
Nghệ thuật biểu diễn
(NTBD), BộVH-TT&DL
bắt đầu soạn thảo nghị định
mới trong lĩnh vực hoạt động
biểu diễn để thay thế hai nghị
định cũ trong lĩnh vực này.
Hai nghị định cũ là Nghị định
79/2012 quy định về biểu
diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang; thi người đẹp và
người mẫu; lưu hành, kinh
doanh bản ghi âm, ghi hình
ca múa nhạc, sân khấu và
Nghị định 15/2016 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị
định 79/2012.
Quản lý đơn giản,
thông thoáng hơn
Saumột thời gian thực hiện
và thực tế phát triển của lĩnh
vực biểu diễn, dường như
hai nghị định này đã lỗi thời,
thậm chí bị đánh giá không
giúp nhiều cho việc phát triển
nghệ thuật, biểu diễn.
Ví dụ cụ thể nhất trong lĩnh
vực biểu diễn khiến dư luận
bức xúc là việc cấp phép phổ
biến ca khúc trước 1975 và
tác phẩm của người Việt định
cư tại nước ngoài. Cùng với
đó là việc cấp phép có thời
hạn cho các nghệ sĩ người
Việt định cư tại nước ngoài
về Việt Nam biểu diễn.
Theo các nghị định cũ, một
ca khúc trước 1975 hay sáng
tác tại nước ngoài sẽ được
xin phép phổ biến ở Cục
NTBD. Tương tự, nghệ sĩ
Việt Nam sinh sống tại nước
ngoài muốn trở về biểu diễn
cũng xin phép cục, thông
qua một đơn vị tổ chức biểu
diễn. Sau khi được cục cấp
phép, tại mỗi địa phương,
nhà tổ chức phải xin thêm
giấy phép biểu diễn tại địa
phương và Sở Văn hóa tại
địa phương sẽ tiếp nhận giấy
phép biểu diễn hoặc từ chối
giấy phép đó.
nước ngoài về một quán bar,
chương trình nào đó biểu diễn
thì phải thực hiện đúng: Thông
báo hoạt động biểu diễn, đề
nghị tổ chức biểu diễn nghệ
thuật… và được địa phương
theo phân cấp quản lý chấp
thuận”.
Một thực tế khác từng diễn
ra với các nghị định cũ, đó
là không ít lần dù cục cho
phép nhưng Sở Văn hóa, cơ
quan quản lý văn hóa tại địa
phương thẳng thừng hoặc
nhẹ nhàng sau một cuộc điện
thoại từ chối tiếp nhận. Ví dụ,
ca sĩ Chế Linh có thể biểu
diễn khắp các tỉnh, thành
nhưng ước mơ biểu diễn tại
TP.HCM vẫn chưa thực hiện
được dù ca sĩ Chế Linh đã
“lận lưng” giấy phép biểu
diễn của cục cấp.
Và với nghị định mới
này, việc giao quyền về địa
phương e rằng khó tránh khỏi
những câu chuyện được “địa
phương hóa” như trên. Nghệ
sĩ, ca khúc này có thể được
địa phương này chấp thuận
nhưngđịaphươngkhác từchối.
Trao đổi về vấn đề này, ông
Trần Hướng Dương cho rằng:
“Mỗi địa phương có quyền
chấp thuận hoặc không. Bởi
có thể bài hát này, ca sĩ này
phù hợp với địa phương này
nhưng địa phương khác thì
không. Đơn cử như có những
ca khúc phù hợp biểu diễn
ở nhà hát nhưng không phù
hợp nơi công cộng hay gần
cơ sở tôn giáo. Điều đó phụ
thuộc vào việc phù hợp thuần
phongmỹ tục, văn hóa bản địa
vùng, miền. Tuy nhiên, việc
địa phương thấy phù hợp ca
khúc, ca sĩ này hay không…
quan trọng nhất chính là phải
đưa ra một lý do chính đáng.
Các cấp quản lý ở địa phương
phải có lý do rõ ràng của việc
không chấp thuận chứ không
phải không thích là không
chấp thuận. Khi nghị định
cởi mở hơn cũng với mong
muốn mỗi nghệ sĩ, cơ quan
quản lý văn hóa địa phương
hiểu và làm đúng trách nhiệm
của mình hơn. Cơ quan quản
lý cấp bộ sẽ là nơi giám sát,
thẩm định khi có địa phương
không giải quyết được những
vấn đề lớn”.•
Bỏ cấp phép ca khúc trước 1975
và giấy phép nghệ sĩ hải ngoại
Theo Nghị
định 144/2020
quy định về
hoạt động
biểu diễn vừa
ban hành ngày
14-12 vừa
qua và sẽ áp
dụng từ 1-2-
2021, ngoài
việc bỏ cấp
phép ca khúc
trước 1975,
cho phép sử
dụng bản ghi
âm thay cho
giọng thật (hát
nhép)… thì
còn bỏ việc
cấp phép cho
nghệ sĩ hải
ngoại về nước
biểu diễn.
Trước đây, một đơn vị muốn
tổ chức chương trình có nghệ
sĩ hải ngoại, có ca khúc trước
1975đềuphải có thêmhai giấy
phép con này ngoài giấy phép
tổ chức chương trình đã bao
gồm danh sách ca khúc, nghệ
sĩ…Bây giờ tất cả chỉ còn trên
mẫu: Thông báo hoạt động
biểu diễn và đề nghị tổ chức
biểu diễn nghệ thuật.
Tiêu điểm
Ca sĩ Chế Linh thường xuyên về Việt Nambiểu diễn nhiều nămnay
nhưng việc biểu diễn tại TP.HCMvẫn là giấcmơ chưa thực hiện
được của danh ca bolero này. Trong ảnh: Ca sĩ Chế Linh tại
HàNội vào tháng 3-2019. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)
Những quy định này từng
gây vướng cho nhà tổ chức,
nghệ sĩ. Bởi riêng với giấy
phép cho nghệ sĩ Việt kiều thì
giấy phép chỉ cho phép nghệ
sĩ A trình diễn trong chương
trình của đơn vị B đứng tên
xin phép. Nghệ sĩ A muốn
tham gia chương trình của
đơn vị C, D… thì các đơn vị
thứ hai, thứ ba này phải làm
thủ tục xin phép lại từ đầu
dù thời hiệu giấy phép của
Cục NTBD cấp cho đơn vị
B vẫn còn.
Việc bỏ cấp phép cho ca
khúc trước 1975 và hải ngoại,
bỏ giấy phép nghệ sĩ Việt
kiều… xét ở góc độ nào đó
giúp cho việc quản lý được
đơn giản, thông thoáng hơn
và hơn cả là “đảm bảo yếu
tố quyền con người…” như
ông Trần Hướng Dương, Phó
Cục trưởng Cục NTBD, chia
sẻ với
Pháp Luật TP.HCM
.
Giao quyền cho địa
phương và hậu kiểm
Ông Trần Hướng Dương
cũng giải thích: “Bỏ giấy phép
nghệ sĩ Việt kiều về nước biểu
diễn căn cứ trên luật xuất
nhập cảnh, luật lao động và
các quy định pháp luật liên
quan. Bởi thực tế biểu diễn,
hát… đều là một nghề và sẽ
được quy định bằng các luật
đó. Bên cạnh đó, một nghệ sĩ
Việc bỏ cấp phép
cho ca khúc trước
1975 và hải ngoại,
bỏ giấy phép nghệ sĩ
Việt kiều… xét ở góc
độ nào đó giúp cho
việc quản lý được
đơn giản, thông
thoáng hơn.
Chính thức xác định giới tính rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô
Thả rùaHoàn Kiếmtrở lại tự nhiên. (Nguồn: ATP-IMC)
Ngày 18-12, Sở NN&PTNT TP Hà Nội phối hợp cùng
Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) và tổ chức WCS
chính thức công bố giới tính rùa Hoàn Kiếm bẫy bắt tại hồ
Đồng Mô vào tháng 10-2020.
Theo đó, kết quả xét nghiệm gen được công bố bởi các
nhà khoa học đã khẳng định rằng con rùa được bẫy bắt
vào tháng 10-2020 tại Đồng Mô (Hà Nội) là rùa cái, thuộc
loài giải Sin-hoe (tên khoa học: Rafetus swinhoei), loài
rùa mai mềm đang gần bên bờ tuyệt chủng.
Cụ thể, loài rùa này còn có tên gọi là giải Sin-hoe - rùa
Hoàn Kiếm. Kết quả này cho thấy hiện nay có ít nhất một
con đực và một con cái để có cơ hội ghép đôi sinh sản
nhằm bảo tồn loài rùa quý hiếm đang đứng trên bờ vực
tuyệt chủng. Trong đó, con giải Sin-hoe đực hiện đang
sống tại vườn thú Tô Châu, Trung Quốc.
Cơ quan chức năng tin rằng vẫn còn có ít nhất một con
của loài này ở hồ Đồng Mô và một con nữa ở hồ Xuân
Khanh gần đó. Các nhà bảo tồn hy vọng có thể bẫy bắt và
xác định giới tính của các con rùa ở cả hai hồ Đồng Mô và
Xuân Khanh trong mùa xuân tới.
Chính phủ Việt Nam đang có nhiều nỗ lực đáng kể
nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài rùa mai mềm
- giải Sin-hoe cùng với tổ chức ATP/IMC, tổ chức WCS
và các đối tác khác.
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT
TP Hà Nội, cho biết Sở NN&PTNT xác định đây là nhiệm
vụ rất quan trọng, cần thực hiện hiệu quả.
Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc quốc gia tổ chức WCS
Việt Nam, chia sẻ việc phát hiện ra con cái này mang tới
niềm hy vọng rằng rùa Hoàn Kiếm (hay còn gọi là giải
Sin-hoe) sẽ có thêm một cơ hội để tồn tại.
NGUYỄN TRÀ
Không cần có giải trong nước vẫn
được dự thi sắc đẹp nước ngoài
Theo các nghị định cũ, những người đẹp là tốp 3 các
cuộc thi hoa hậu, hoa khôi trong nước mới được cấp phép
tham dự các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Chính vì thế, thời
gian qua, hàng chục người đẹp âm thầm ra nước ngoài dự
thi, có giải về cùng lắm thì nộp phạt hành chính. Bên cạnh
đó, việc Cục NTBD cứ phải“canhme”phạt các người đẹp thi
“chui” về thật sự cũng không phải là việc nên làm của một
cơ quan quản lý cấp bộ.
Nghị định 144 sắp áp dụng chỉ cần yêu cầu lý lịch tư pháp
và thư mời chấp nhận thí sinh từ cuộc thi quốc tế gửi về thì
bất cứ người đẹp nào cũng có thể thamgia.“Tuy nhiên, nếu
thí sinh ra nước ngoài có những phát ngôn, hành động vi
phạm vào bốn khoản cấm của Điều 3 (quy định cấm trong
hoạt động biểu diễn nghệ thuật) Nghị định 144 thì sẽ tùy
mức độmà xửphạt hành chínhhay hình sự…Nghị địnhđảm
bảo yếu tố quyền con người trong việc biểu diễn, hoạt động
nghệ thuật thì đồng thời mỗi công dân thamgia cũng phải
hiểu đâu là hình ảnh quốc gia, nơi nào nuôi dưỡng mình…
để cân nhắc hành vi”- ông Trần Hướng Dương nhấn mạnh.