297-2020 - page 14

14
VÕHÀ
P
hản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM
, một số người
lao động (NLĐ) trước
đây làm việc ở Công ty cổ
phần Đầu tư xây dựng HV
(Công ty HV) ở quận Phú
Nhuận, TP.HCM phản ánh bị
công ty này nợ lương nhiều
tháng liền khiến cuộc sống
của họ gặp nhiều khó khăn.
Làm sáu tháng
chưa nhận lương
Chị LTĐT cho biết chị làm
việc cho công ty từ năm 2016
và được trả lương, đóng bảo
hiểm xã hội (BHXH) đầy đủ.
Thế nhưng từ giữa năm 2019
đến tháng 3-2020, công ty nợ
lương kéo dài.
Chị T. cho biết ai cũng có
lúc gặp khó khăn và công
ty mình đang làm cũng vậy.
Những tháng đầu công ty nợ
lương, chị cũng thông cảm
và phải đi vay mượn tiền của
người thân để chi tiêu trong
gia đình. Làm việc đến hơn
nửa nămnhưng công ty vẫn nợ
lương nên đến tháng 3-2020
thì chị T. xin nghỉ việc.
“Sau khi nghỉ việc, tưởng
công ty sẽ giải quyết tiền
lương và chốt sổ BHXH cho
tôi nhưng công ty cứ hẹn hết
lần này đến lần khác. Tính đến
nay, công ty còn nợ tôi hơn
110 triệu đồng tiền lương và
vẫn chưa chốt sổ BHXH cho
tôi” - chị T. bức xúc.
Anh Trương Công Danh
ở phường Hiệp Bình Chánh,
quận Thủ Đức cho biết anh
bắt đầu làm cho công ty
từ tháng 8-2019 đến tháng
1-2010 thì phải nghỉ, tìm
việc khác. Nguyên nhân là do
anh làm việc hơn năm tháng
mà chỉ nhận được một tháng
lương. Hoàn cảnh gia đình
anh Danh cũng gặp nhiều
khó khăn, mới có con đầu
lòng, ở nhà thuê...
“Nhiều lần tôi liên hệ công
ty để hỏi về khoản tiền lương
hơn 30 triệu đồng mà công
ty nợ nhưng công ty hứa
hết tháng này qua tháng nọ
vẫn chưa trả” - anh Danh
than thở.
Công ty sẽ sớm
giải quyết cho
người lao động
Trao đổi với PV, ông NPT,
Tổng giám đốc Công ty
HV, thừa nhận do tình hình
tài chính của công ty gặp
khó khăn nên hiện tại công
ty có nợ lương của một số
nhân viên.
Ông T. cho biết hơn một
năm trở lại đây, công ty gặp
không ít khó khăn vì số lượng
công trình thi công ít. Hơn
nữa, vì ảnh hưởng do dịch
COVID-19 nên nhiều công
trình bị đứng lại. Cũng chính
vì không có nguồn thu, cộng
thêm một số đối tác còn nợ
tiền, tài chính không còn nên
công ty rơi vào tình trạng phải
nợ lương và nợ đóng BHXH
cho nhân viên.
“Công ty cũng mong NLĐ
thông cảm và cho chúng tôi
thêm thời gian. Công ty sẽ cố
gắng giải quyết dứt điểm tiền
nợ lương và chốt sổ BHXH
cho NLĐ trong thời gian sớm
nhất” - ông T. chia sẻ.
Liên quan vấn đề trên, bà
TrầnThị Ngọc Lước, PhóChủ
tịch Liên đoàn Lao động quận
Phú Nhuận, cho biết trước
đây quận có nhận đơn phản
ánh của một số NLĐ với nội
dung bị công ty này nợ lương
và chưa chốt sổ BHXH.
Ngày 1-10, Phòng LĐ-
TB&XH quận kết hợp với
liên đoàn lao động, cơ quan
BHXH tổ chức buổi hòa giải
giữa NLĐ và công ty. Tuy
nhiên, buổi hòa giải không
thành vì NLĐ yêu cầu công
Công ty phải chốt sổ BHXH cho
người lao động
Theo Luật BHXH, người sử dụng lao động có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ
và xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp
đồng lao động.
Trường hợp đơn vị nợ BHXH, nếu NLĐ đủ điều kiện
hưởngBHXHhoặc chấmdứt hợpđồng laođộng thì doanh
nghiệp có trách nhiệm đóng đủ BHXH, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đóng cả tiền lãi chậm
đóng để cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH nhằm kịp thời
giải quyết chế độ cho NLĐ.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH
đến thời điểmđã đóng BHXH. Sau khi thu hồi được số tiền
đơn vị còn nợ thì BHXH sẽ bổ sung trên sổ BHXH choNLĐ.
Ông
NGUYỄN QUỐC THANH
,
Phó Giám đốc BHXH TP.HCM
137doanhnghiệpnợ lương, nợBHXH
Mới đây, Liên đoàn Lao động TP.HCM có gửi danh sách
gồm 137 doanh nghiệp để tiến hành thanh tra lao động
vì các doanh nghiệp này đang nợ lương, nợ BHXH và phí
công đoàn.
Ngoài ra, theo báo cáo của cơ quan BHXH thì trên toàn
TP hiện có 89.565 đơn vị sử dụng lao động đang thamgia
BHXH, trong đó có đến 42.680 đơn vị còn đang nợ BHXH,
chiếm tỉ lệ 47,65%.
Việc nợ lương, nợ BHXH sẽ ảnh hưởng không nhỏ
tới quyền lợi trực tiếp của NLĐ. Tuy nhiên, khi có tranh
chấp với doanh nghiệp, NLĐ phải ủy quyền cho tổ chức
liên đoàn lao động để cơ quan này sẽ bảo vệ quyền lợi
cho NLĐ.
Một đại diện của Liên đoàn Lao động TP.HCM
Bạn đọc -
ThứNăm24-12-2020
Vì không có điểm
chung nên các đơn
vị liên quan đã
hướng dẫn NLĐ
khởi kiện ra tòa để
bảo vệ quyền lợi.
Người lao động lao đao vì công ty
nợ lương kéo dài
Công ty nợ lương nhiều tháng, chưa chốt sổ bảo hiểmxã hội khiến người lao động gặp nhiều khó khăn
trong cuộc sống.
Cơ quan trả lời
Báo
Pháp Luật TP.HCM
nhận được phản ánh của bà
Nguyễn Thị Hoa về việc khu đất ao (đất nông nghiệp)
rộng hơn 5.000 m
2
do mình đứng tên sở hữu lại đang tồn
tại nhiều công trình nhà ở riêng lẻ được xây dựng kiên cố
tại đây.
Theo bà Hoa, khoảng giữa năm 2017, bà nhận chuyển
nhượng của người khác hơn 5.000 m
2
đất tại đường 44
khu Trương Đình Hội, nay là hẻm 92 đường Phạm Đức
Sơn, phường 16, quận 8, TP.HCM.
Diện tích đất nêu trên được UBND quận 8 công nhận
tại hai giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận số T558606
(diện tích 3.123 m
2
) và giấy chứng nhận số T558607 (diện
tích 2.507 m
2
).
Cả hai giấy chứng nhận nêu trên đều có mục đích sử dụng
là đất ao và thời hạn sử dụng đến hết ngày 21-9-2018.
“Thời gian gần đây, khi tôi liên hệ chính quyền địa
phương để làm thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất nông
nghiệp thì mới phát hiện ra đã có hàng chục căn nhà được
xây dựng trên đất đó.
Trong khi sổ đỏ tôi còn đang cầm trong tay thì không
biết hàng chục hộ dân này giao dịch mua bán đất với ai.
Tôi không hiểu vì sao trong khi đất chưa chuyển đổi mục
đích lên đất thổ cư mà vẫn có hàng chục căn nhà kiên cố
được dựng lên?” - bà Hoa nói.
Theo ghi nhận của chúng tôi, khu đất nêu trên nằm trong
con hẻm 92 đường Phạm Đức Sơn, một phía giáp với rạch.
Trên đất có nhiều căn nhà kiên cố được xây dựng, bên cạnh
đó vẫn còn vài lô đất đang bỏ trống.
Trao đổi với PV, bà H., một người dân sinh sống tại
đường Phạm Đức Sơn, cho biết đã về đây ở được gần 20
năm. “Nhà tôi cũng như nhiều nhà khác tại đây hiện cũng
chưa có sổ hồng, đều là xây dựng lén lút hết” - bà H. nói.
Để làm rõ việc xây dựng không phép trên khu đất này,
Pháp Luật TP.HCM
đã liên hệ với các cơ quan của quận 8
để tìm hiểu.
Ngày 15-6, trao đổi qua điện thoại với PV, chủ tịch
UBND phường 16, quận 8 xác nhận bà Nguyễn Thị Hoa
đang ủy quyền cho người khác khiếu nại tới UBND
phường. Đồng thời, chủ tịch UBND phường 16 cũng xác
nhận hiện trạng pháp lý khu đất trên đang là đất nông
nghiệp.
Ngày 17-6,
Pháp Luật TP.HCM
đã có Văn bản số 73/
BPL gửi UBND quận 8 để làm rõ một số vấn đề liên quan
nhưng cho đến nay đã hơn năm tháng, sau nhiều lần liên
hệ, UBND quận 8 vẫn chưa có phản hồi liên quan đến sự
việc nêu trên.
Được biết trước đó, ông Trần Thanh Tùng, Chủ tịch
UBND quận 8, đã giao cho Thanh tra quận tiến hành kiểm
tra, xử lý liên quan đến khu đất tại hẻm 92 đường Phạm
Đức Sơn.
HỮU ĐĂNG
Một số người lao động bị Công ty HV nợ lương và chưa chốt sổ bảo hiểmxã hội. Ảnh: NGUYỄNHIỀN
ty phải giải quyết trả lương
và chốt sổ BHXH ngay, còn
công ty thì đề nghị cho gia
hạn đến cuối tháng 12 này.
Vì không có điểm chung nên
các đơn vị liên quan đã hướng
dẫn NLĐ khởi kiện ra tòa để
bảo vệ quyền lợi.
“Nhiệm vụ của liên đoàn
lao động là bảo vệ quyền lợi
cho NLĐ. Tuy nhiên, đối với
vụ việc này, do NLĐ không
đồng ý với phương án đưa ra
nên liên đoàn lao động chỉ theo
dõi vụ kiện nếu NLĐ kiện ra
tòa” - bà Lước cho hay.•
Cần làmrõ việc xâynhà trênđất nôngnghiệp
Chủ tịchUBNDphường 16, quận 8 xác nhận hiện trạng pháp lý khu đất trên đang là đất nông nghiệp.
Khu đất tại hẻm92 đường PhạmĐức Sơn dù là đất nông nghiệp
nhưng có rất nhiều công trình nhà ở xây dựng kiên cốmọc lên.
Ảnh: HỮUĐĂNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook