297-2020 - page 13

13
Không được chủ quan với
biến chủng SARS-CoV-2
HÀPHƯỢNG-HOÀNG LAN
S
áng 23-12, Bộ Y tế tổ
chức hội nghị trực tuyến
tăng cường công tác
phòng, chống dịchCOVID-19
với 63 điểm cầu tại 63 tỉnh,
thành phố trên cả nước.
Bộ trưởng BộY tế Nguyễn
ThanhLongđã đề cậpđếnbiến
chủng mới của SARS-CoV-2
đang xuất hiện tại Anh.
Tăng tốc độ lây truyền
lên tới 70%
Các nghiên cứu chứng
minh loại biến chủng mới
làm tăng khả năng bám dính
của virus. Theo ước tính, biến
chủng này có khả năng làm
tăng tốc độ lây truyền lên tới
70%. “Sự biến chủng này của
virus SARS-CoV-2 tăng khả
năng lây truyền nhưng không
làm tăng thêm tình trạng nặng
của bệnh tật. Chúng ta phải
hết sức bình tĩnh đối phó
với chủng này” - ông Long
nhấn mạnh.
Việt Nam hiện chưa phát
hiện biến chủng mới này. Tuy
nhiên, đây là thời điểm cuối
năm, vấn đề nhập cảnh trái
phépngày càngphức tạp, nguy
cơ xâm nhập của COVID-19
rất cao. Bởi hằng ngày có
khoảng 100-150 trường hợp
nhập cảnh trái phép ở biên
giới. Đây là điều rất quan ngại.
Do đó, bộ trưởng Bộ Y
tế đề nghị các địa phương,
đặc biệt tỉnh vùng biên tăng
cường ngăn chặn nhập cảnh
trái phép. Tránh để các ca xâm
nhập mang theo virus nguy
hiểm vào Việt Nam. Các lực
lượng duy trì từ tết 2020 đến
nay là 1.600 điểm chốt ở các
vùng biên, sắp tới cần tiếp tục
tăng cường nhân lực để đảm
bảo chốt chặn.
Với các trường hợp nhập
cảnhhợppháp, bộ trưởngBộY
tế đề nghị Bộ Ngoại giao hạn
chế các chuyến bay trở về từ
vùng có dịch, đặc biệt từ các
nước xuất hiện biến thể mới.
Cách ly trong nước cần siết
chặt, tránh làm lây nhiễm ra
cộng đồng như tại TP.HCM.
Các trường hợp được cách ly
tại nhà, cơ sở lưu trú, các địa
phương phải có trách nhiệm
kiểm tra, giám sát các cơ sở
này về mức độ đảm bảo, tuân
thủ cách ly.
Đặc biệt, bộ trưởng yêu
cầu các địa phương phải
chuẩn bị cho tình huống
xấu nhất. Tăng cường chuẩn
bị, tập huấn cho nhân viên
y tế, chuẩn bị kế hoạch lấy
mẫu diện rộng, tăng cường
xét nghiệm, đảm bảo cơ sở
điều trị, tiếp tục khuyến cáo
người dân thực hiện 5K. Cơ
sở y tế phải đặt nhiệm vụ từ
nay tới cuối năm cần đưa
công tác phòng, chống dịch
lên mức cao nhất.
Tiếp tục thử nghiệm
lâmsàng thêmhai loại
vaccine của Việt Nam
Về vấn đề vaccine, ông
Long cho biết thời gian qua
chúng ta đã đẩy mạnh nghiên
cứu, thử nghiệm và sản xuất
vaccine. Đến nay, Việt Nam
đã thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn 1. Những tình nguyện
viên thử nghiệm vaccine sức
khỏe ổn định.
Ngoài Công ty Nanogen
sản xuất vaccine nói trên, ba
công ty khác cũng nghiên
cứu phát triển vaccine. Cụ
thể, Viện Vaccine và sinh
phẩm y tế (IVAC), Công ty
TNHHMTVVaccine và sinh
phẩm số 1 (VABIOTECH)
có lộ trình thử nghiệm lâm
sàng vào tháng 3-2021, thử
nghiệm ở cả miền Bắc và
miền Nam để đảm bảo đại
diện cho toàn quốc. Trung
tâm Nghiên cứu sản xuất
vaccine và sinh phẩm y tế
(POLIVAC) cũng đẩy mạnh
Virus SARS-CoV-2 biến thể sau một thời
gian lây truyền từ động vật sang người là
điều hoàn toàn bình thường. Cách biến thể
này nhằmmục đích giúp virus nhân giống để
tồn tại. Hơn nữa, bản chất của virus là muốn
nhân lên càng nhiều càng tốt nên phải thay
đổi cấu trúc để nhân giống, phát tán ra môi
trường dễ hơn.
Điều đặc biệt nữa là chúng không bao giờ
muốn giết chết ký chủ, tức người mắc virus,
vì như thế nó sẽ không có cơ hội nhân lên
nhiều. Như vậy, virus SARS-CoV-2 hiện nay
đang lây dễ hơn có nghĩa ngày càng“thuần”
với con người, phù hợp với quy luật biến đổi
của các loại virus.
Chẳng hạn vào năm 2009, thế giới chứng
kiến dịch cúm A H1N1 khi mới xuất hiện đã
giết chết rất nhiều người. Tuy nhiên, sau
một thời gian, virus này dù lây lan rộng hơn
nhưng đã suy yếu thành cúm mùa và ít gây
nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên, virus SAR-CoV-2 mặc dù độc
tính không cònmạnh như lúc đầu nhưng vẫn
đủ sức làm bệnh trở nặng đối với những đối
tượng có bệnh nền và nguy cơ cao khi nhiễm
virus như người già, người mắc các bệnh nền
như timmạch, đái tháo đường, suy thận... Do
vậy, việc hạn chế dịch COVID-19 tiếp tục lây
lan là người dân cần thiết phải tăng cường
các biện pháp phòng dịch nhiều hơn.
BS
TRƯƠNG HỮU KHANH
,
Trưởng Khoa
nhiễm - thần kinh BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Đây là thời điểm
cuối năm, vấn đề
nhập cảnh trái
phép ngày càng
phức tạp, nguy
cơ xâm nhập của
COVID-19 rất cao.
Đời sống xã hội -
ThứNăm24-12-2020
Sự biến chủng của virus SARS-CoV-2 tăng khả năng lây truyền nhưng không làm tăng thêm
tình trạng nặng của bệnh tật.
nghiên cứu và hợp tác với
Trung Quốc, Nga để có
vaccine.
“Bộ Y tế đang nỗ lực đảm
bảo cơ chế, đàm phán với các
công ty để sớm có vaccine
cho Việt Nam. Tuy nhiên,
chúng ta không trông chờ
Tiêu điểm
Biến thể SARS-CoV-2 ở Anh
được gọi là B.1.1.7, được phát
hiệnvàođầutháng9.Vàotháng
11, khoảng 1/4 ca nhiễm ở
London là do biến thểmới gây
nên. Đến giữa tháng 12, số ca
nhiễmdochủngnàychiếmgần
2/3 tổng số ca nhiễm.
Để ngăn chặn chủng virus
siêu lây lan, hơn 10 quốc gia
thành viên Liên minh châu Âu
(EU), Canada, Thổ Nhĩ Kỳ đã
áp lệnh hạn chế đi lại với du
khách Anh.
Bóc khối u quái lớn chèn ép tim cô gái
Ngày 23-12, thông tin từ BV 115 (TP.HCM) cho biết
Khoa phẫu thuật tim - lồng ngực mạch máu của bệnh viện
vừa phẫu thuật lấy khối u trung thất chèn ép tâm nhĩ phải
cho bệnh nhân TQL (24 tuổi, ngụ Vĩnh Long).
Bệnh nhân được phát hiện có khối u khi chụp X-quang
trong đợt kiểm tra sức khỏe để xin việc làm. Trước đó bệnh
nhân không có triệu chứng bất thường. Trên phim CT-scan
ngực có cản quang, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân L. có
khối u 60 x 60 mm choán chỗ vùng trung thất trước phải,
cạnh bờ nhĩ phải, chèn ép nhĩ phải và cấu trúc lân cận.
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi, kết quả giải
phẫu bệnh cho thấy đây là u quái trưởng thành ở trung thất.
Hiện bệnh nhân đã phục hồi sau mổ, sinh hiệu ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo u trung thất thường không có triệu
chứng cụ thể nên dễ bị phát hiện khi đã trễ. Lúc này khối
u sẽ chèn ép các mạch máu lớn, tim, phổi gây nguy hiểm
đến tính mạng. Trường hợp u ác tính di căn sẽ không thể
phẫu thuật. Do đó, người dân nên khám sức khỏe định kỳ
để phát hiện sớm các bệnh lý.
HX
Chiều23-12, Việt Namcó thêm1 ca nhiễm
COVID-19 mới
Theo bản tin của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19, tính đến chiều 23-12 đã ghi nhận thêm một
ca mắc mới COVID-19. Bệnh nhân là người từ Mỹ nhập
cảnh ở Hà Nội và được cách ly ngay, không có nguy cơ lây
nhiễm ra cộng đồng.
Ca mắc mới là bệnh nhân 1.421 (BN1421), giới tính nữ,
22 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường Cửa
Đông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Ngày 21-12, bệnh
nhân từ Mỹ quá cảnh Hàn Quốc, nhập cảnh sân bay Nội
Bài trên chuyến bay VN415, được cách ly ngay, lấy mẫu
xét nghiệm tại TP Hà Nội. Kết quả xét nghiệm lần một
ngày 23-12, bệnh nhân dương tính với virus SAR-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại BV Bệnh nhiệt
đới trung ương Cơ sở Đông Anh.
Tính đến nay Việt Nam hiện có 1.421 bệnh nhân
COVID-19, trong đó tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do
lây nhiễm trong nước, số ca mắc mới tính từ ngày 25-7 đến
nay là 553 ca.
Về số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập
cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là
16.341, trong đó 187 người cách ly tập trung tại bệnh viện,
15.038 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 1.116 người
cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
TX
Nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 tại Công ty Nanogen (TP.HCM). Ảnh: HOÀNGGIANG
hết vào vaccine mà phải triển
khai quyết liệt phòng, chống
COVID-19” - bộ trưởng Bộ
Y tế nói.
Tại hội nghị, TS Kidong
Park, Trưởng đại diện WHO
tại Việt Nam, cũng cho biết
sau hơn một năm xảy ra đại
dịch, bài học quan trọng nhất
cho thấy tập trung đầu tư vào
ứng phó thực sự mang lại
hiệu quả.
“Trong thập niên vừa
qua, Việt Nam đã nỗ lực
tăng cường ứng phó với các
tình huống y tế khẩn cấp,
kết quả đã kiểm soát thành
công dịch COVID-19. Đây
không phải thành công qua
một đêm mà là thành công
có được qua rất nhiều năm
chuẩn bị” - ông Kidong Park
đánh giá và mong muốn Việt
Nam sẽ đầu tư hơn nữa để hệ
thống y tế ngày càng vững
mạnh, linh hoạt, sẵn sàng
ứng phó với các dịch bệnh
mới trong tương lai.•
Biến thể lây lan mạnh hơn, khó kiểm soát
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook