051-2021 - page 15

16
Quốc tế -
ThứNăm11-3-2021
“Hộ chiếu vaccine”: Hàng không
ủng hộ, WHO cảnh báo
THIÊNÂN
V
ới việc thế giới đang
khẩn trương mua và
tiêmvaccine COVID-19
cho dân, sự chú ý giờ đây tập
trung vào một vấn đề liên
quan: “hộ chiếu vaccine”.
“Hộ chiếu vaccine” là gì?
Theo kênh
CNBC
thì đây còn
được biết như một loại thẻ y
tế số, chứa các thông tin về
việc tiêm chủng của một cá
nhân, trong trường hợp này là
tiêm ngừa COVID-19. Thẻ y
tế số này được lưu trữ trong
điện thoại hay trong ví điện
tử, dữ liệu được thể hiện qua
mã QR, có thể cho thấy kết
quả xét nghiệm COVID-19
của một cá nhân.
Thẻ chứng nhận y tế không
phải chưa có tiền lệ. Từ hàng
thập niên trước, mọi người đã
phải trưng thẻ vàng khám sức
khỏe như bằng chứng cho thấy
mình đã được tiêm vaccine
ngừa các loại bệnh dịch như
dịch tả, sốt vàng da, rubella…
khi đi qua một số nước quy
định. Điểm khác là lần này
thẻ giấy được số hóa.
Nhiều nước tính toán
áp dụng
Theohãng tin
AFP
thìTrung
Quốc (TQ) đang là nước dẫn
đầu thế giới trong việc thực
hiện kế hoạch cấp và sử dụng
“hộ chiếu vaccine” khi ngày
8-3 đã đưa vào thực hiện
chương trình chứng nhận sức
khỏe cho người di chuyển.
“Hộ chiếu vaccine” ở TQ
tồn tại ở dạng chứng nhận kỹ
thuật số và dạng giấy, thể hiện
tình trạng tiêm vaccine và các
kết quả xét nghiệm virus của
chủ nhân. Theo Bộ Ngoại
giao TQ, chương trình này
“nhằm thúc đẩy khôi phục
kinh tế toàn cầu và tạo điều
kiện cho chuyện đi lại xuyên
biên giới”.
Ngoài TQ, nhiều nước trong
đócóMỹ,Anh,Liênminhchâu
Âu(EU) cũngđangcânnhắcáp
dụng. Tại Mỹ, kênh tài chính
CNBC
cho biết ngành công
nghiệp vận tải đang thúc giục
Nhà Trắng áp dụng hình thức
“hộchiếuvaccine”.Người phát
ngôn củaThủ tướngAnhBoris
Johnson cho biết Anh sẽ bàn
chuyện tham gia vào chương
trình này với EU. EU đang
tính toán áp dụng “thẻ xanh”
về vaccine, cho phép công dân
đi lại giữa các nước thành viên
cũng như ra ngoài khu vực.
Dự kiến Ủy ban châu Âu
(EC) sẽ công bố dự luật về
việc này vào ngày 17-3, theo
trang tin
Euronews
. Ngày 7-3,
EC cho biết sẽ cộng tác với
Tổ chứcYtế Thế giới (WHO)
trong việc mở rộng hệ thống
sang các nước ngoài khối EU.
Theo thông tin từ tạp chí
Time
Out
thì sớm nhất đến tháng 6,
chươngtrình“hộchiếuvaccine”
này mới thực sự được thực
hiện hoàn chỉnh ở EU.
WHO cảnh báo
Nhiều ý kiến cho rằng “hộ
chiếu vaccine” có thể giúp
khôi phục kinh tế. Ngành
công nghiệp hàng không, vốn
bị thiệt hại nặng trong năm
qua, làmột trong những thành
phần tích cực nhất trong việc
kêu gọi các chính phủ ra luật
ủng hộ “hộ chiếu vaccine”.
Trong khi đó, theo
CNBC
,
nhiều chuyên gia y tế và tổ
chức tự do dân sự lo ngại sâu
sắc và đang đề nghị các nhà
hoạch định chính sách phản
đối ý tưởng này.
Họp báo ngày 8-3, TS
Michael Ryan, Giám đốc
Chương trình Khẩn cấp của
Tổ chứcYtếThế giới (WHO),
cảnh báo không nên đưa “hộ
chiếu vaccine” vào sử dụng
trong việc đi lại quốc tế vì có
rất nhiều lo ngại.
Bên cạnh lo ngại về hiệu
quả miễn dịch, WHO băn
khoăn về vấn đề đạo đức khi
vaccine hiện không hiện diện
khắp toàn cầu, tính công bằng
khi dùng biện pháp này không
đảm bảo khi nơi này người
Các nước dùng “hộ chiếu vaccine”
Chương trình chứng nhận của TQ có sử dụng mã QR
(mộtcáchgiúpnhậndạngvàtruyxuấtthôngtin)chophép
người khác thu thập thông tin y tế của người dùng, theo
TânHoaXã
ngày 8-3. Hiện các ứngdụngđiện thoại thông
minh của TQ yêu cầu người dùng có “mã QR y tế” để có
thể sử dụng các phương tiện giao thông nội địa và đến
nhiều địa điểm công cộng ở TQ. Tuy nhiên, hệ thống này
dẫn tới longại quyền riêng tưbị vi phạm, cũngnhư longại
đây có thể là một hình thức tăng giám sát của chính phủ.
Kênh
Channel News Asia
cho biết từ ngày 16-3, hãng
hàng không Singapore Airlines (SIA) sẽ thử nghiệm cho
phép hành khách sử dụng ứng dụng điện thoại để xác
minh kết quả xét nghiệm COVID-19 và tình trạng tiêm
chủng của mình khi sử dụng dịch vụ của hãng.
Người dân sẽ tải ứng dụng về điện thoại, tạo một bản
nhận diện số với hình ảnh và thông tin cá nhân, sau đó
sẽ xét nghiệm COVID-19 tại một trong bảy cơ sở y tế ở
Singapore. Khi đến sân bay, người dân sẽ trình thông tin,
kết quả xét nghiệm cho nhân viên hãng bay trước khi
lên máy bay. Theo hãng SIA thì người dùng “kiểm soát
hoàn toàn”chuyện chia sẻ thông tin cá nhân tới đâu, chứ
không phải bắt buộc chia sẻ toàn bộ.
“Tôinghĩcónhữngbănkhoăn
thật sự về tính thực tiễn và đạo
đức mà các nước sẽ phải tính
tới. Nếu việc tiếp cận vaccine
là bất hợp lý thì tính không
công bằng và bất công có thể
sẽ còn được tô đậm thêm nếu
chúng ta tiếp tục có các quyết
định về việc người dân có thể
và không thể làm gì, có thể
hay không thể đi đâu dựa vào
chuyện được tiêmngừa, trong
khi bản thân chuyện tiêmngừa
khôngphảimọi người đều tiếp
cậnđược”-TSMike Ryan, Giám
đốcChương trìnhKhẩncấpcủa
WHO, nói về sựbất cậpcủa việc
áp dụng “hộ chiếu vaccine”.
Tiêu điểm
Tính công bằng khi
áp dụng “hộ chiếu
vaccine” không đảm
bảo khi nơi này
người dân được tiêm
dễ dàng, nơi khác
vẫn chưa có.
400.000
nhân dân tệ (tương đương 63.000 USD)
là số tiềnmà hai
nhà sản xuất phimvàmột công ty bất động sản phải bồi
thường cho một phụ nữ họ Lin vì tự ý sử dụng một biệt
thự của cô vào công việc quay phimmà chưa được phép,
theo phán quyết của một tòa án Trung Quốc. Căn biệt
thự được cô Lin mua để sử dụng trong những dịp nghỉ
dưỡng và nhờ công ty bất động sản trông nom trong
thời gian cô không sử dụng. Cô chỉ phát hiện ra vụ việc
khi xem phim và sốc khi nhìn thấy nữ chính nằm ngủ
trên giường của mình.
ĐĂNG KHOA
dân được tiêm dễ dàng, nơi
khác vẫn chưa có. Ông Ryan
cảnh báo rằng biện pháp này
có thể có tác động không
mong muốn lên chính sách
quốc gia và việc đi lại trên thế
giới. Thực ra WHO đã thẳng
thừng bác bỏ ý tưởng sử dụng
“hộ chiếumiễn dịch” từ tháng
4 năm ngoái, thời điểm chưa
có vaccine. Lý doWHO đưa
ra lúc đó là không có bằng
chứng nào cho thấy người
đã nhiễm và khỏi COVID-19
không có nguy cơ nhiễm lại.
Trao đổi với
CNBC
, TS
Deepti Gurdasani, nhà nghiên
cứu bệnh dịch tại ĐH Queen
MaryLondon, lo ngại điều này
có thể vô tình làm hại người
sử dụng “hộ chiếu vaccine”
khi thời điểm này “chúng ta
biết quá ít về tính hiệu quả
của vaccine trong ngăn chặn
truyền nhiễm” hay có hiệu quả
ngừa nhiễm với các biến thể
ở một số nước hay không.
TheoTS Sharona Hoffman,
giáo sư luân lý học sinh vật tại
Trường Y, ĐH Case Western
Reserve (Mỹ), người dân các
nước nghèo có thể phải đến
năm2023 hoặc hơnmới được
tiêm vaccine. Với thực tế này,
“một chính sách ngăn họ đi lại
hay được sử dụng các dịch vụ
khác vì điều này (chưa được
tiêm vaccine COVID-19) có
thể là sự phân biệt và làm trầm
trọng thêm sự bất bình đẳng
về kinh tế - xã hội” - theo TS
Sharona Hoffman.
CNBC
cho biết hiệnWHO
đang làm việc với Hiệp hội
Vận tải hàng không thế giới
(IATA- đại diện cho 290 hãng
hàng không khắp thế giới) và
với Tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế để phát triển
các tiêu chuẩn cho “hộ chiếu
vaccine”. IATA cho biết sẽ
chính thức bật đèn xanh áp
dụng chương trình “hộ chiếu
vaccine” từ cuối tháng này.
WHO cho biết quan điểm của
mình về thẻ này sẽ tùy vào các
dữ liệu cập nhật của các loại
vaccine hiện tại và tương lai.•
. Anh:
Nghiên cứu của Trung tâm
Nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall
công bố trên tạp chí
Nature Climate
Change
mới đây cho thấy các khu vực
bờ biển phải gánh chịu mức tăng mực
nước biển cao gấp bốn lần so với mức
tăng trung bình toàn cầu. Theo nghiên
cứu, trong hai thập niên qua, mỗi năm
mực nước biển tăng 2,5 mm trên toàn
cầu, tuy nhiên con số này ở các khu vực
bờ biển có dân cư cao tới bốn lần - từ
7,8 mm đến 9,9 mmmỗi năm. Phần lớn
bờ biển không có người ở nhưng một
khi có người ở thì những nơi này có
xu hướng hứng chịu đà gia tăng mực
nước biển nhiều hơn các nơi khác. Lý
do là các hoạt động bơm nước ngầm,
hút chiết các vật liệu từ đất và việc tạo
trầm tích đều diễn ra gần các bờ biển
và khiến đất liền bị chìm sụt, làm tồi tệ
thêm tác động của việc tăng mực nước
biển.
ĐĂNG KHOA
.Mỹ:
Ngày 9-3, cựu tổng thốngDonald
Trump ra tuyên bố kêu gọi người ủng
hộ gửi tiền quyên góp về tổ chức Save
America PAC của ông, thông qua trang
web cá nhân DonaldJTrump.com. Động
thái này đến một ngày sau khi Ủy ban
Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) gửi
thư lại các luật sư đại diện ông Trump
khẳng định rằng sẽ tiếp tục sử dụng
hình ảnh của ông Trump để theo đuổi
những mục tiêu chung. Trước đó, ngày
5-3, các luật sư đại diện ông Trump gửi
thư đến RNC cũng như các ủy ban tranh
cử Hạ viện và Thượng viện đề nghị các
nơi này ngưng sử dụng “tên, hình ảnh
và/hoặc những thứ tương tự trong tất
cả hoạt động gây quỹ”.
ĐĂNGKHOA
Thế giới 24 giờ
WHO không ủng hộ ý tưởng dùng “hộ chiếu vaccine” lúc này vì lo ngại về hiệu quảmiễn dịch lẫn băn khoăn
về vấn đề đạo đức.
“Hộ chiếu vaccine” Israel cấp cho người đã được tiêmđủ hai liều vaccine COVID-19 của hãng Pfizer.
Ảnh: Ilia Yefimovich/DPA/PA Images
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 15
Powered by FlippingBook