051-2021 - page 7

8
Đô thị -
ThứNăm11-3-2021
đườngHồ Chí Minh, Thủ tướng đồng
ý đầu tư tuyến cao tốc này trong giai
đoạn 3 của kế hoạch phân kỳ đầu tư
sau năm 2020. Cụ thể, dự án sẽ có
quy mô sáu làn xe nhằm hoàn chỉnh,
đồng bộ toàn tuyến đường Hồ Chí
Minh theo quy hoạch.
Bộ GTVT cho hay bộ đã giao Ban
quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
để trình cấp có thẩmquyền phê duyệt.
Theo đó, đơn vị tư vấn đang cân
nhắc ba phương án thiết kế đường
cao tốc này.
Phương án 1: Tuyến có điểm đầu
tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn
Thành (đi theo hướng tuyến Mỹ
Phước - Tân Vạn). Theo phương án
này, dự án có chiều dài 55,6 km, tổng
mức đầu tư 33.000 tỉ đồng.
Phương án 2: Tuyến có điểm đầu
bộ và khu vực Tây Nguyên. Có thể
thấy Bình Dương, Bình Phước là
những địa phương có tiềm năng phát
triển kinh tế, song nhiều năm nay
hạ tầng giao thông đang hạn chế đà
phát triển này. Đơn cử như quốc lộ
13, Mỹ Phước - Tân Vạn đã bị kẹt
xe nghiêm trọng.
“Do đó, chúng ta cần hoàn thiện
mạng lưới kết nối vùng lên phía
đông, khu vực Tây Nguyên để đảm
bảo phát triển kinh tế địa phương”
- ông Sơn cho hay.
Theo ông Sơn, cùng với việc triển
khai dự án này thì ngành giao thông
cũng cần có một bố cục tổng thể, bao
gồm tổng thể liên kết vùng. Từ một
bức tranh về giao thông với những
điểm được, chưa được và trên cơ
ĐÀOTRANG
N
gày 10-3, đại diện ba SởGTVT
gồmBình Dương, Bình Phước
và TP.HCMđã họp bàn về việc
nghiên cứu tuyến cao tốc TP.HCM -
Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn
Thành (Bình Phước).
Đây là tuyến cao tốc đã được Bộ
GTVT giao Ban quản lý dự án đường
Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Phù hợp với chi tiết quy
hoạch đường Hồ Chí Minh
Đối với tuyến cao tốc này, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu
UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với
Bộ GTVT triển khai nghiên cứu đầu
tư theo đúng quy định của pháp luật,
bảo đảm khả thi, hiệu quả.
Theo đó, tỉnh Bình Phước và Bộ
GTVT kiến nghị Văn phòng Chính
phủ báo cáo Thủ tướng xem xét,
quyết định theo hai phương án đầu
tư. Trường hợp kịp đưa nguồn vốn
đầu tư vào kế hoạch đầu tư trung hạn
giai đoạn 2021-2025, các cơ quan
trên kiến nghị Thủ tướng giao Bộ
GTVT là cơ quan quản lý nhà nước
triển khai dự án.
Trường hợp không thể bố trí vốn
ngân sách nhà nước trong giai đoạn
2021-2025, Bộ GTVT thống nhất
với kiến nghị giao tỉnh Bình Phước
là cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện đầu tư dự án.
Bộ GTVT đánh giá tuyến cao
tốc này phù hợp quy hoạch chi tiết
đường Hồ Chí Minh và quy hoạch
mạng lưới đường cao tốc Việt Nam.
Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM
đi qua Thủ Dầu Một (Bình Dương)
theo quốc lộ 13 đến tỉnh Bình Phước
phải đi quãng đường dài khoảng
120 km. Theo đó, sau khi xây dựng
tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu
Một - Chơn Thành sẽ tăng tính kết
nối, nâng cao năng lực vận tải, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh cũng như vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
Cụ thể, theo quy hoạch chi tiết
Quốc lộ 14, một trong các tuyến đường huyếtmạch từ BìnhDương đi Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên, hiện cũng đã quá tải
vào các dịp lễ, tết. Ảnh: VÕNGUYÊN
Cần thiết có cao tốc TP.HCM
đi Bình Phước
Chuyên gia đánh giá cao tốc TP.HCMđi Bình phước sẽ thực sự cần thiết cho sự kết nối TP.HCM
với các tỉnhĐông Nambộ và khu vực Tây Nguyên.
sở đó sớm đề ra các mục tiêu quan
trọng để có thể khép kín các tuyến
đường vành đai và thúc đẩy làm các
đường cao tốc.
Ông Sơn cho rằng ngay từ khi
nghiên cứu tiền khả thi dự án, Nhà
nước cần đưa ra các biện pháp để
mời gọi nhà đầu tư và cần làm rõ các
điểmưu việt mới có thể thu hút được.
TSVũAnhTuấn,GiámđốcTrungtâm
nghiên cứu GTVT thuộc Trường ĐH
Việt Đức, cho rằng TP.HCM phát
triển hạ tầng cũng cần có sự công
bằng. Cụ thể là tạo điều kiện cho
các tỉnh kết nối với TP.HCM có cơ
hội tiếp cận thị trường, có thể xuất
khẩu được nông sản ở vùng đó. Trong
đó, đối với trục Bắc - Nam cần sớm
triển khai trục Bình Phước - Bình
Dương - TP.HCM - Đồng Nai - Bà
Rịa-Vũng Tàu.
TS Tuấn lý giải: Các tỉnh từ Đông
Nam bộ, Tây Nam bộ và TP.HCM
đã có hơn 30 triệu dân, chiếm hơn
1/2 dân số Việt Nam. Từ đó, nhu
cầu vận chuyển hàng hóa từ các
vùng về TP.HCM sẽ ngày càng tăng.
Nghĩa là nhu cầu vận tải hàng hóa
từ các tỉnh với TP.HCM và Đông
Nam bộ ngày càng gia tăng. Trung
bình một năm tăng 10%-12% và
cứ 5-6 năm, nhu cầu vận chuyển
sẽ tăng gấp đôi.
Từ đó, các vùng cũng đặt ra yêu
cầu phải tăng cường mạng lưới cơ
sở hạ tầng giao thông để phục vụ sản
xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và
du lịch. Nhà nước phải đưa ra biện
pháp để giảm thiểu thời gian đi lại
thông qua việc cải thiện các tuyến
đường bộ, đường quốc gia bằng
mạng lưới đường cao tốc.•
Dân chặnxe chởđất thi công cao tốcCamLộ - LaSơn
Theo quy hoạch chi tiết
đường Hồ Chí Minh, Thủ
tướng đồng ý đầu tư tuyến
cao tốc TP.HCM đi Bình
Phước trong giai đoạn 3
của kế hoạch phân kỳ đầu
tư sau năm 2020.
Ngày 10-3, Đội CSGT Công an huyện Phong Điền (Thừa
Thiên-Huế) đã tiến hành tuần tra, kiểm soát và xử phạt
nhiều xe tải phục vụ vận chuyển đất san lấp thuộc dự án
cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua xã Phong Mỹ.
Theo đó, lực lượng chức năng đã lập biên bản tám trường
hợp chở hàng để rơi vãi và hai trường hợp vi phạm các
hành vi quy định về an toàn kỹ thuật.
Trước đó, khoảng hơn một tuần nay, hàng trăm
lượt xe chở đất đá từ nơi thi công tuyến cao tốc
Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn xã Phong Mỹ đi
các tuyến tỉnh lộ 9, 17, 11B về xã Phong Xuân. Tình
trạng này đã gây ra khói bụi, mất trật tự an toàn
giao thông khu vực.
Người dân sống dọc tỉnh lộ 11B cho biết các xe tải nối
đuôi nhau chạy từ sáng sớm đến chiều tối. Các xe che bạt
sơ sài, phóng nhanh khiến đất đá rơi xuống đường. Khói
bụi cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân,
đặc biệt trên tuyến đường có nhiều học sinh đi lại.
Trước những nguy hiểm mất an toàn, trưa 8-3, sau khi
người dân chặn xe trên tuyến tỉnh lộ 11B, chính quyền địa
phương đã có buổi làm việc với Công ty CP Đầu tư xây
dựng Đèo Cả (đơn vị thi công gói thầu số 6).
Theo biên bản làm việc, việc vận chuyển đất đá của các
đơn vị thi công tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn theo quy
định phải sử dụng các tuyến đường công vụ. Tuy nhiên, do
hiện nay các tuyến đường này hư hỏng, chưa sửa chữa xong
nên các đơn vị vận chuyển tạm thời sử dụng các tuyến tỉnh
lộ 9, 17, 11B.
Tại buổi làm việc, chính quyền địa phương cũng đề
nghị đơn vị thi công thường xuyên tưới nước trên tuyến
đường nhằm giảm ô nhiễm. Trong quá trình vận chuyển,
Công ty CP Đầu tư xây dựng Đèo Cả phải thông báo cho
các tài xế khi qua khu vực dân cư phải chạy với tốc độ
không quá 40 km/giờ, tránh gây bụi bẩn ảnh hưởng đến
cuộc sống người dân.
Ông Lê Tiến Hùng, cán bộ địa chính - xây dựng xã Phong
Mỹ, thông tin người dân chặn xe trên tuyến tỉnh lộ là do
nhà thầu thi công không tưới nước đầy đủ như cam kết. Xã
cũng đề xuất phía huyện tăng cường lực lượng tuần tra, xử
lý các xe chạy trên tuyến gây rơi vãi, phóng nhanh vượt ẩu
nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại đây.
NGUYỄN DO
tại nút giao An Phú, điểm cuối tại
ChơnThành (đi theo tỉnh lộ 743, 745).
Theo phương án này, dự án có tổng
mức đầu tư khoảng 27.500 tỉ đồng.
Phương án 3: Tuyến có điểm đầu
tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn
Thành (đi trùng theo hành lang
đường sắt quy hoạch TP.HCM - Lộc
Ninh). Theo phương án này, cao tốc
có chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu
tư 21.600 tỉ đồng.
Cần hoàn thiện mạng lưới
kết nối phía đông
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn,
chuyên gia quy hoạch đô thị, nhận
định cao tốc TP.HCMđi Bình Phước
thực sự cần thiết cho sự kết nối
TP.HCM với các tỉnh Đông Nam
Ông Hà Sĩ Sơn, Phó Giámđốc Sở GTVT tỉnh Đắk Nông,
cho biết hai địa phươngĐắk Nông và Bình Phước đã họp
bàn thống nhất triển khai đường cao tốc nối hai tỉnh. Đây
là dự án nằm trong quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam
phía tây (cao tốc Hồ Chí Minh) của Bộ GTVT.
Theo quy hoạch, cao tốc có điểm đầu ở sông Sêrêpôk
(Đắk Nông), điểmcuối giao với cao tốc ChơnThành - Đức
Hòa. Hiện tỉnh Bình Phước đã đề xuất thay đổi hướng
tuyến đoạn qua địa bàn tỉnh theo phương án đi thẳng
đến đoạn cao tốc Đồng Phú - Bình Dương, nối cao tốc
TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Dự án đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Bình Phước và Đắk Nông, kết nối
vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên trong tương lai.
Dự án cũng sẽ giảm tải cho quốc lộ 14 - tuyến đường
huyết mạch nối hai tỉnh. Dự kiến dự án này sẽ được
đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 theo hình thức đối
tác công tư (PPP).
Sẽ có tuyến cao tốc Bình Phước - Đắk Nông
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook