051-2021 - page 8

9
Khu đô thị cảng Hiệp Phước sẽ là
đô thị cảng hiện đại
ÔngVõ Phan Lê Nguyễn, Phó Chủ tịch huyện Nhà Bè, cho biết KĐT cảng
Hiệp Phước có ba giai đoạn gồm: Giai đoạn 1 (đầu tư vào các khu công
nghiệp) đã xong; giai đoạn 2 (đầu tư hệ thống cảng và dịch vụ cảng) đang
bồi thường (80%); giai đoạn 3 (phát triểnmột KĐT với quy mô gần 200.000
dân) đang chờ xử lý.
Về quy hoạch phát triển, trong vòng năm năm tới huyện Nhà Bè sẽ cố
gắng triển khai cơ bản dự án này, hoàn thành giai đoạn 2 và chuẩn bị cho
giai đoạn 3 hoàn chỉnh. Theo quy hoạch, khu này sẽ là KĐT cảng hiện đại,
trong đó có KĐT và khu cảng biển.
Còn theo ông Nguyễn Bá Trường, Chủ tịch UBND xã Long Hòa (huyện
Cần Giờ), sau quyết định của Thủ tướng cho phép triển khai dự án KĐT lấn
biển, người dân trên địa bàn rất phấn khởi. “Khi dự án hoàn thiện, chắc
chắn kinh tế, đời sống của người dân trên địa bàn huyện sẽ thay đổi theo
chiều hướng tích cực. Bởi hiện nay, vào ngày lễ, một ngày trung bình Cần
Giờ đón 20.000 lượt khách du lịch” - ông Trường nói.
ÔngTrường cũng cho biết xã sẽ định hướng chuyển nghề, nếu ai có điều
kiện thì chuyển sang mô hình khác, Tổng Công ty du lịch Sài Gòn và Tổng
Công ty Nông nghiệp cũng sẽ mở lớp dạy nghề dịch vụ chuẩn bị khi dự
án hoàn thành thì có chứng chỉ để hành nghề trong KĐT. Ngoài ra, khi dự
án triển khai sẽ tạo công ăn việc làm tạm thời cho công nhân địa phương
như thợ hồ, thợ sắt…
KIÊNCƯỜNG
N
hiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
chungTP.HCMđến năm2040,
tầm nhìn đến năm 2060 đang
được xây dựng, Sở QH-KT TP đã
nêu định hướng phát triển cho các
khu vực đô thị, trong đó đề ra giải
pháp cho khu đô thị (KĐT) hiện hữu
và khu vực phát triển mới. Theo các
chuyên gia, việc TP phát triển bốn
KĐT mới cần chú ý đến nhiều vấn
đề về kêu gọi đầu tư, phát triển quy
hoạch đô thị phù hợp…
TS
VÕ KIM CƯƠNG
,
nguyên Phó Kiến
trúc sư trưởng TP.HCM
:
Khu đô thị
như đốt tre
phát triển
Đ ố i v ớ i
TP.HCM, việc
phát triển các
KĐT, đặc biệt
l à c á c KĐT
l ớn 500 - 600
ha đến cả ngàn hecta như bốn
KĐT dự tính làm theo tôi là xu
hướng tốt. Điều đó tạo ra các
KĐT mới hoàn chỉnh, đồng bộ
và là những đột phá phát triển
cho TP. Nếu không có các KĐT
thì TP.HCM sẽ phát triển lan tỏa,
chung chung. Các KĐT giống
như vai trò các đốt tre, tạo tiền
đề để TP nhảy vọt, tạo ra sự phát
triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, khi phát triển các KĐT
lớn sẽ có thuận lợi như tạo điều kiện
kiến thiết đồng bộ, điều này khác
với đô thị cũ là làm lẻ tẻ, mỗi nơi
mỗi kiểu, đến khi chắp nối lại thì
không được. Ví dụ như KĐT Phú
Mỹ Hưng là một bài học rất tốt, họ
thiết kế hoàn chỉnh rồi mới làm từ từ,
trong mấy chục năm đã hình thành
KĐT hiện đại.
Thuận lợi nữa cho KĐT là việc
quản lý, chỉ đạo được tập trung, có
tính chất mũi nhọn, huy động nguồn
lực cũng dễ hơn vì đã có mục tiêu
rõ ràng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng
phải nhìn nhận các khó khăn, như
sở dĩ một số KĐT triển khai chậm
vừa qua (Bình Quới, Hiệp Phước)
là do chưa chuẩn bị kỹ việc huy
động các nguồn lực về đầu tư, về
quy hoạch, về quảng bá, hay do giải
tỏa bồi thường chậm, thay đổi mục
tiêu quy hoạch… Như khu Bình
Quới - Thanh Đa chưa đủ hấp dẫn,
dù vị trí nằm ở trung tâm nhưng
giao thông kết nối chưa đảm bảo.
Có thể thấy cái khó hiện nay của
TP.HCM là nguồn lực. Vấn đề này
khó xác định, giống như chuyện
câu cá, không tính trước được có
bao nhiêu cá đến ăn nên chuẩn bị
mồi chưa đủ. Tôi cũng cho rằng
TP không nên dàn trải mà phải
xác định mũi nhọn thật sự để phát
triển cho có tính đột phá. Lâu nay
chúng ta cứ thấy quy hoạch xong
là sẽ làm nhưng không hẳn như
vậy, thực chất phải dựa trên cơ sở
nguồn lực để làm như thế nào, làm
bao nhiêu cho vừa.
Kiến trúc sư
KHƯƠNG VĂN MƯỜI
,
Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam
:
Nên xã hội
hóa để kêu
gọi đầu tư
Cả bốn KĐT
nêu trên đang
đượcđưavàoquy
hoạchchungcủa
TP.HCMnhưng
ba khuTây Bắc,
cảng Hiệp Phước và Bình Quới đã
có từ trước. TP cũng đã lên kế hoạch
phát triển cho ba khu này nhưng còn
vướng nên chưa thể hình thành.
Về câu chuyên nguồn lực, có
thể thấy rõ TP.HCM phát triển
TP.HCM có nên
quy hoạch 4 khu
đô thị mới?
Bốn khu đô thị mới được SởQH-KT TP đề xuất gồm cảng Hiệp
Phước, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị BìnhQuới -ThanhĐa,
khu đô thị du lịch biển CầnGiờ.
KĐT Thủ Thiêm trước là để giải
tỏa bớt cho trung tâm TP, còn các
KĐT còn lại sẽ bước theo sau. Đến
nay là TP Thủ Đức được xem là
ưu tiên, điều đó lý giải tại sao có
KĐT được phát triển trước, KĐT
chưa phát triển.
Theo tôi, để phát triển các KĐT
rất cần xã hội hóa vì ngân sách TP
không đảm bảo, tất nhiên xã hội hóa
kêu gọi đầu tư cũng phải tính toán
như thế nào cho hợp lý, phù hợp nhu
cầu phát triển.
Ông
ĐINH THẾ HIỂN
,
chuyên gia kinh tế
:
Quy hoạch
đô thị phải
dựa trên
nhu cầu,
thực tế
Cách thức của
chúng ta lâu nay
về phát triển đô
thị còn có nhiều
vấn đề. Như việc chỉ giao cho một
đơn vị phụ trách toàn bộ về giải
tỏa, về đầu tư… Cách làm này dễ
gây tổn thương như câu chuyện của
Bình Quới - Thanh Đa, Thủ Thiêm,
vì những công ty này thường chọn
cách như thế nào để việc giải tỏa
bồi thường ít nhất, nó không có lợi
cho người dân.
Theo tôi, để phát triển các KĐT
cần lưu ý hạn chế việc bồi thường,
di dời, hãy để cho người dân tại
khu vực đó tự chỉnh trang, tất nhiên
phải theo chuẩn của KĐT tương lai,
còn TP tập trung vào các công trình
công ích, công viên… Đó chính là
Nhà nước và người dân cùng làm,
các đơn vị, nhà đầu tư lớn nếu
tham gia chỉ tham gia một phần,
chứ không để họ làm tất. Phải làm
sao để khoảng 50% dân số tại khu
vực đó còn ở lại và tự xây dựng,
chỉnh trang đô thị theo quy hoạch.
Việc kêu gọi đầu tư cũng phải
theo nguyên tắc đất lành thì chim
đậu, còn nếu chỉ có ý chí không
thì không thể phát triển các KĐT
được. Ngoài ra, phát triển đô thị
cần làm sao hạn chế các nhà đầu
cơ, thổi bùng, vẽ lên viễn cảnh
nhưng thực tế mục đích của họ
là đẩy giá đất lên rồi mua bán
đất nền…
Theo tôi, việc quy hoạch đô thị
phải dựa trên tính nhu cầu và thực
tế, dựa vào không gian sống cần phát
triển, dựa vào nhu cầu sinh sống,
kinh doanh của chính các người
dân KĐT đó chứ không phải cứ
thấy khu nào đất còn trống là biến
thành KĐT.
Ông
LÊ HOÀNG CHÂU
,
Chủ tịch
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
:
Hạn chế
phát triển
đô thị theo
“vết dầu
loang”
Xu thế phát
triển đô thị tại
TP.HCM vẫn
còn theo kiểu
“vết dầu loang - thấp tầng”, chưa
đạt được mục tiêu, yêu cầu về đô
thị hóa và phát triển đô thị, chưa
đảm bảo được nguyên tắc sử dụng
đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ
môi trường.
TP.HCM chưa thực hiện được
yêu cầu phát triển nhà ở, chủ
yếu là phát triển nhà chung cư
và chưa hình thành được nhiều
đô thị vệ tinh có mật độ dân số
tập trung như KĐT Phú Mỹ Hưng
và các KĐT mới thuộc các tỉnh
lân cận TP.
Nên với thực trạng hiện nay sẽ
khó kết nối hạ tầng, đặc biệt là
kết nối hệ thống giao thông có
sức chở lớn vì Nhà nước không
thể có đủ nguồn lực tài chính
để đầu tư, nếu TP cứ phát triển
theo kiểu “vết dầu loang - thấp
tầng”, cũng như khó thực hiện
hiệu quả công tác tái bố trí dân
cư của TP.
Từ thực tế về tỉ lệ nhà ở thấp tầng
rất lớn, có một số khu vực nhà lụp
xụp, nhà trên và ven kênh rạch, nhà
chung cư cũ và với diện tích nhà ở
bình quân đầu người thấp, có thể
nhận định dư địa phát triển đô thị
và thị trường bất động sản TP.HCM
còn rất lớn với tổng nhu cầu nhà
ở cao trước mắt và cả trong trung
hạn, dài hạn.
Chính vì vậy, hiệp hội đề nghị
khi xem xét, điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng TP.HCM
cần đảm bảo thực hiện phát triển
các KĐT mới, khu dân cư mới
kết hợp với chỉnh trang tái phát
triển đô thị đối với các khu vực
đô thị hiện hữu.•
Theo đề xuất, TP.HCMsẽ phát triển bốn KĐTmới là cảngHiệp Phước, KĐT Tây Bắc, KĐT BìnhQuới - ThanhĐa,
KĐT du lịch biển CầnGiờ. Đồ họa: HỒTRANG
Theo các chuyên gia, việc
TP phát triển bốn KĐT
cần chú ý đến nhiều vấn
đề về kêu gọi đầu tư, phát
triển quy hoạch đô thị
phù hợp…
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook