059-2021 - page 10

10
Bạn đọc -
Thứ Bảy20-3-2021
LàmCCCD, bao lâu người dân
được nhận thẻ?
Khi làm thủ tục cấp căn cước công dân, nếu đăng ký trực tiếp đến nhận thẻ, công dân
vẫn có thể giữ lại chứngminh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cũ còn thời hạn.
TUYẾNPHAN
T
rong tuần qua,
Pháp
Luật TP.HCM
tiếp tục
nhận được rất nhiều
câu hỏi liên quan đến thủ
tục cấp căn cước công dân
(CCCD). Dưới đây là các
câu hỏi được bạn đọc quan
tâm, hỏi nhiều nhất.
Khi đi làm CCCD
cần mang theo
những giấy tờ gì?
Theo Công an TP Hà Nội
hướng dẫn, có ba trường hợp
quy định khi làm thủ tục cấp,
đổi CCCD.
1. Trường hợp có giấy mời:
Công dân chỉ cần mang theo
giấy mời, ngoài ra không cần
bất kỳ giấy tờ gì khác. Tại bàn
tiếp nhận hồ sơ, cán bộ công
an sẽ trích xuất dữ liệu thông
tin cá nhân trong phần mềm
cấp CCCD để công dân đối
chiếu. Công dân không cần
phải kê khai hoặc ký vào
giấy tờ gì.
Tiếp đó, cán bộ công an sẽ
tả nhận dạng, thu nhận vân tay
(lăn vân tay) và ảnh chân dung
vào phần mềm CCCD, thu lệ
phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.
2. Trường hợp không có
giấy mời nhưng đã có thông
tin trong dữ liệu dân cư:
Công dân xuất trình sổ hộ
khẩu, CMND/CCCD còn
giá trị sử dụng để cán bộ thu
nhận tiến hành kiểm tra, đối
chiếu với thông tin trong dữ
liệu dân cư.
Nếu có yêu cầu điều chỉnh
thông tin, công dân xuất trình
giấy tờ hợp pháp (giấy khai
sinh, quyết định của cơ quan
tư pháp…) để chứng minh
nội dung cần điều chỉnh và
ký xác nhận vào phiếu thu
thập thông tin.
Các bước tiếp theo tương
tự trường hợp số 1.
3. Trường hợp chưa có
thông tin trong dữ liệu dân
cư: Công dân kê khai phiếu
thu thập thông tin và ký xác
nhận.
Tiếp đó, công dân xuất trình
sổ hộ khẩu, CMND/CCCD
còn giá trị sử dụng để cán bộ
thu nhận tiến hành kiểm tra,
đối chiếu với thông tin công
dân đã kê khai. Các bước
tiếp theo tương tự trường
hợp số 1.
Ba mốc thời gian
nhận thẻ CCCD
gắn chip
Theo Luật CCCD, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan
quản lý CCCD phải cấp, đổi,
cấp lại thẻ CCCD cho công
dân trong thời hạn sau đây:
Tại thành phố, thị xã không
quá bảy ngày làm việc đối
với trường hợp cấp mới và
đổi; không quá 15 ngày làm
việc đối với trường hợp cấp
lại. Tại các huyện miền núi
vùng cao, biên giới, hải đảo
không quá 20 ngày làm việc
đối với tất cả trường hợp. Tại
các khu vực còn lại không quá
15 ngày làm việc đối với tất
cả trường hợp.
Khi làm thủ tục cấp CCCD,
nếu đăng ký trực tiếp đến nhận
thẻ, công dân vẫn có thể giữ
lại CMND hoặc thẻ CCCD
cũ (còn thời hạn) và sử dụng
bình thường trong thời gian
chờ được cấp CCCD mới.
Nếu đăng ký hình thức nhận
thẻ CCCD qua đường chuyển
phát nhanh, công dân phải
nộp CMND hoặc thẻ CCCD
cũ để cán bộ công an cắt góc
ngay tại thời điểm làm thủ
tục, CMND hoặc thẻ CCCD
cũ khi đó sẽ không còn giá
trị pháp lý nữa.
Đối với trường hợp CMND
hoặc thẻ CCCD cũ hết hạn
ngay trong giai đoạn này, công
dân sẽ được cấp đổi và trả thẻ
mới theo quy trình. Như vậy,
để tránh tình huống không
có CMND hoặc CCCD sử
dụng (do hết hạn) trong lúc
chờ thẻ mới, công dân nên
chủ động đi làm thủ tục cấp
đổi sớm.
Cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM làmcăn cước
công dân gắn chip cho người dân khu phố 4, phường Linh Xuân, TP ThủĐức sáng 19-3.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Nóng trong tuần
Làm CCCD khi thiếu
ngày, tháng, năm sinh
Để được cấp CCCD, công
dân cần bổ sung đầy đủ các
trường thông tin bắt buộc
trong sổ hộ khẩu, nhất là
thông tin về ngày, tháng, năm
sinh, nguyên quán, dân tộc,
quốc tịch...
Vì vậy công dân cần kiểm
tra, đối chiếu thông tin trong
sổ hộ khẩu, nếu chưa đầy đủ
hoặc chưa chính xác cần liên
hệ cơ quan công an nơi làm
thủ tục đăng ký thường trú để
điều chỉnh, bổ sung trước khi
đi làm CCCD.
Hiện nay, nhiều người ở tuổi
trung niên và cao tuổi trong
sổ hộ khẩu thường không có
thông tinngày, tháng, nămsinh.
Đối với các trường hợp này,
công dân phải đem theo bản
sao giấy khai sinh có ngày,
tháng, năm sinh đến cơ quan
công an để bổ sung.
Trường hợp có giấy khai
sinh nhưng không có đầy đủ
ngày, tháng, năm sinh hoặc từ
trước đến nay không có giấy
khai sinh, không xác định
được ngày, tháng, năm sinh,
công dân liên hệ UBND nơi
đăng ký thường trú để được
tư pháp hộ tịch hướng dẫn thủ
tục bổ sung ngày, tháng, năm
sinh vào giấy khai sinh hoặc
cấp giấy khai sinh.
Sau đó, công dân bổ sung
đầy đủ vào sổ hộ khẩu để phục
vụ việc cấp CCCD.•
Lịch tư vấn pháp luật miễn phí
của báo
Pháp Luật TP.HCM
(Từ ngày 22 đến 27-3)
Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ; chiều: Từ 14 giờ đến 16 giờ 30.
Địa điểm: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM.
Tạo điều kiện để Phật tử giải quyết
vướng mắc khi làm CCCD
Vừa qua, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho
biết nhận được phản ánh, kiến nghị của một số Phật tử cho
rằng khi đi làmCCCDgắn chip thì không được cơ quan quản
lý CCCD chấp nhận đăng ký mục tôn giáo là Phật giáo tại
mục 7 tờ khai CCCD.
Do đó, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có
văn bản đề nghị Ban hướng dẫn Phật tử trung ương, Ban
trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phổ biến
đến trụ trì các chùa, cơ sở tự viện để hướng dẫn Phật tử khi
đi làm CCCD. Theo đó, khi đi làm CCCD, Phật tử mang theo
giấy chứng nhận Phật tử, giấy chứng nhận quy y tam bảo...
Đồng thời thực hiện việc cấp nhanh chóng, dễ dàng các
loại giấy chứng nhận trên cho Phật tử.
Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có văn
bản gửi BanTôn giáo Chính phủ và Bộ Công an, đề nghị tạo
điều kiện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tín đồ Phật tử
giải quyết vướng mắc trên khi đi làm CCCD.
Về điều kiện để khai tôn giáo trong mục 7 của tờ khai
khi làm thủ tục CCCD, Thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang, Phó
Trưởng phòng PC06, Công anTP.HCM, cho biết việc kê khai
tôn giáo trong thông tin dữ liệu dân cư được thực hiện đúng
pháp luật về tôn giáo của Việt Nam, đó là quyền tự do tôn
giáo, tín ngưỡng của công dân được pháp luật ghi nhận.
TUYẾN PHAN
Việc kê khai tôn
giáo trong thông
tin dữ liệu dân cư
được thực hiện đúng
pháp luật về tôn
giáo của Việt Nam,
đó là quyền tự do
tôn giáo, tín ngưỡng
của công dân được
pháp luật ghi nhận.
Lịch tư vấn pháp luật của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM
(
Từ ngày 22 đến 26-3
)
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ.
Địa điểm: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, 470 Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 10, TP.HCM.
Thứ Hai, 22-3:
Sáng
:
Luật sư (LS) PHẠM
VĂN LẠC (dân sự, xây dựng,
doanh nghiệp).
Chiều
:
LS LÊ THÀNH CÔNG
(nhà đất, dân sự, thương mại).
Thứ Ba, 23-3:
Sáng
:
LS NGÔ MINH TRỰC
(dân sự, hình sự, kinh tế).
Thứ Tư, 24-3:
Sáng
:
LS PHẠM QUỐC
HƯNG (dân sự, hình sự,
lao động).
Thứ Năm, 25-3:
Sáng
:
LS TRẦN CHÍNH
NGHĨA (hình sự, dân sự).
Thứ Sáu, 26-3:
Sáng
:
LS NGUYỄN BẢO
TRÂM (dân sự, hình sự,
tố tụng, kinh tế).
Thứ Bảy, 27-3:
Sáng
:
LS TRƯƠNG THỊ
HÒA (nhà đất, dân sự,
hình sự, kinh tế).
Thứ Hai, 22-3:
Sáng
:
TGV TRẦN NGỌC KIỀU DIỄM;
LS NGUYỄN KHẮC HIẾU, NGUYỄN NGỌC
TÚY LINH.
Chiều
:
GĐ-TGV HUỲNH TẤN ĐẠT; TGV PHAN
THỊ NGỌC THANH; LS NGUYỄN CHÂU PHÁI.
Thứ Ba, 23-3:
Sáng
:
TGV TRẦN ĐỒNG MINH NGỌC
KIM KHÁNH; LS CAO SỸ NGHỊ, NGUYỄN
ĐÌNH PHÁT.
Chiều
:
TGV VÕ TẤN TÂN; LS NGUYỄN
VĂN QUÝ.
Thứ Tư, 24-3:
Sáng
:
TGV NGUYỄN THANH GIANG;
LS TRỊNH CÔNG MINH, PHAN THANH NAM.
Chiều
:
TGV NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ;
LS ĐÀO HOÀNG LIÊN.
Thứ Năm, 25-3:
Sáng
:
TGV TRẦN MINH HUỆ; LS HUỲNH
KHẮC THUẬN, TẠ THANH PHÚC.
Chiều
:
TGV VÕ TẤN TÂN; LS ĐÀO THỊ
BÍCH LIÊN.
Thứ Sáu, 26-3:
PGĐ HUỲNH TẤN ĐẠT
(trực tiếp dân).
Sáng
:
PGĐ-TGV BÙI THỊ CÔNG NƯƠNG;
LS VŨ ANH TUẤN, ĐOÀN TRỌNG NGHĨA.
Chiều
:
TGV TRẦN THỊ HỢI, LS NGUYỄN
NĂNG QUANG.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook