059-2021 - page 13

13
Đời sống xã hội -
Thứ Bảy20-3-2021
Người mất việc sẽ được hỗ trợ
4,5 triệu để đào tạo nghề
Quy định này tạo điều kiện cho người thất nghiệp thamgia khóa học nghề ngắn hạn,
kể cả đối với những ngành, nghề có trình độ chuyênmôn kỹ thuật cao.
VIẾT LONG
B
ộLĐ-TB&XHvừa trình
Thủ tướngNguyễnXuân
Phúc dự thảo quyết định
của Thủ tướng về mức hỗ trợ
học nghề đối với người lao
động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp (BHTN).
Hai mức hỗ trợ
đào tạo nghề
Theo đó, người tham gia
BHTN nhưng mất việc làm
được hỗ trợ hai gói như sau:
Thứ nhất, nếu người lao động
tham gia khóa đào tạo nghề
đến ba tháng, mức hỗ trợ
được tính theo mức thu học
phí của cơ sở đào tạo nghề
nghiệp và thời gian học nghề
thực tế nhưng tối đa không
quá 4,5 triệu đồng/người/
khóa đào tạo.
Thứ hai, đối với người
lao động tham gia khóa đào
tạo nghề trên ba tháng, mức
hỗ trợ tính theo tháng, mức
thu học phí và thời gian học
nghề thực tế nhưng tối đa
không quá 1,5 triệu đồng/
người/tháng.
Trường hợp người lao động
tham gia khóa đào tạo nghề
có những ngày lẻ không đủ
tháng theo quy định của cơ
sở đào tạo nghề nghiệp thì
số ngày lẻ được tính theo
nguyên tắc: Từ 14 ngày trở
xuống tính là 1/2 tháng và từ
15 ngày trở lên được tính là
một tháng.
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng
việc quy định mức hỗ trợ trên
là mức trần, vì vậy việc hỗ trợ
học nghề vẫn dựa trên thực tế,
tùy theo từng ngành nghề mà
có mức hỗ trợ cụ thể.
Hơn nữa, quy định mức hỗ
trợ học nghề theo hai hình thức
(theo gói và theo tháng) như
trên sẽ đáp ứng được tất cả
đối tượng người thất nghiệp
có nhu cầu học nghề. Bởi đa
số người thất nghiệp là lao
động phổ thông nên mong
muốn học một nghề với thời
gian ngắn (từ ba tháng trở
xuống) để nhanh chóng tìm
việc làm ngay. Do đó, quy
định này tạo điều kiện cho
người thất nghiệp tham gia
khóa học nghề ngắn hạn, kể
cả đối với những ngành, nghề
có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao.
“Ví dụ, ông A có tham gia
BHTN theo quy định nhưng
thất nghiệp và có nhu cầu
học khóa pha chế đồ uống
tại Trường trung cấp nghề X
với thời gian đào tạo là một
tháng, với mức học phí là 2,5
triệu đồng/khóa. Chiếu theo
dự thảo quyết định này, ông
A được hỗ trợ học nghề với
mức hỗ trợ học nghề là 2,5
triệu đồng/khóa... Như vậy,
ông A sẽ không phải mất
thêm chi phí đào tạo” - Bộ
LĐ-TB&XH nêu dẫn chứng.
Mức hỗ trợ đảm bảo
độ an toàn của
quỹ bảo hiểm
Cạnh đó, đơn vị này cho
rằng việc quy định mức hỗ
trợ học phí tối đa theo khóa
học nghề sẽ giải quyết được
vướng mắc, cùng một nghề
nhưng tại các cơ sở đào tạo
nghề nghiệp khác nhau lại có
các mức học phí khác nhau,
gây khó khăn cho người lao
động trong việc lựa chọn địa
điểm để tham gia khóa đào
tạo nghề.
“Mặt khác, mức hỗ trợ học
Tiêu điểm
84.000
tỉ đồng là số kết dư của quỹ
BHTN đến cuối năm 2020.
Năm 2020, hơn 1,1 triệu lao
động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp
thất nghiệp, tăng hơn 32% so
với năm 2019, chủ yếu do ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
Năm2020cũngghinhậnhơn
26.000 lao động thất nghiệp
được hỗ trợ học nghề, chủ yếu
học lái xe, nấu ăn, pha chế.Việc
tăng mức hỗ trợ trên của Bộ
LĐ-TB&XH nhằmsử dụng hiệu
quả,linhhoạtnguồnquỹBHTN.
Người lao động thamgia bảo hiểmthất nghiệp nếumất việc làmsẽ được hỗ trợ đào tạo nghề.
Ảnh: V.LONG
phí học nghề được quy định
theo tháng sẽ đáp ứng nhu cầu
của những người có nguyện
vọng học nghề thời gian tương
đối dài (trên ba tháng) với
mục đích nâng cao tay nghề
chuyên sâu, hoặc chuyển đổi
nghề nghiệp, trong điều kiện
gia tăng học phí học nghề do
sự thay đổi của giá cả tiêu
dùng, lạm phát...” - Bộ LĐ-
TB&XH cho hay.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH
cho rằng mức hỗ trợ học nghề
này là phù hợp với mức học
phí học nghề thực tế tại các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
đối với một số nghề mà người
thất nghiệp thường có nhu
cầu học. Tương đồng với các
quy định về hỗ trợ học nghề
hiện hành và đảm bảo thúc
đẩy người thất nghiệp nhanh
chóng tìmđược việc làmmới.
Đặc biệt, các mức hỗ trợ
nêu trên đều được đưa vào
tính toán để đảm bảo độ an
toàn của quỹ BHTN trong
dài hạn. “Theo đó, nếu thay
đổi mức hỗ trợ học nghề từ
1 triệu đồng/người/tháng như
hiện nay thành 1,5 triệu đồng/
người/tháng với thời gian hỗ
trợ học nghề là sáu tháng. Và
20% số người hưởng trợ cấp
thất nghiệp được hỗ trợ học
nghề, cùng với chi các chế
độ khác và chi phí quản lý
thì dự báo kết dư quỹ BHTN
đến năm 2030 vẫn ở mức
khoảng 2.296 tỉ đồng…” - Bộ
LĐ-TB&XH dự báo.•
5 trường hợp thí sinh không được dự thi đánh giá năng lực
Nhu cầu học nghề ngày càng tăng
Bộ LĐ-TB&XH cho biết theo báo cáo của các địa phương,
người thất nghiệp có nhu cầu học nghề tăng. Năm 2018
có 37.977 người (tăng 9,3% so với năm 2017); năm 2019 có
41.906 người (tăng 10,3% so với năm 2018); năm 2020 có
26.507 người (giảm 36,7% so với năm 2019, do tình hình
dịch bệnh COVID-19 kéo dài).
Tuy nhiên, tỉ lệ số người được hỗ trợ học nghề so với
số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa cao
(khoảng 5%). Nguyên nhân, do mức hỗ trợ học nghề hiện
nay (tối đa 1 triệu đồng/người/tháng) thấp hơn nhiều so
với mức chi phí học một số nghề như kỹ thuật trang điểm,
lái xe hạng B2, lái xe hạng C...
Loại kẹo thổi bongbóng, dạng tuýpcóống
hút nhỏđể thổimàcác emđã sửdụng.
Ảnh: TTXVN
3 học sinh nhập viện, nghi ngộ độc do
thổi kẹo bong bóng
Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc
gia TP.HCM sẽ diễn ra vào ngày 28-3 tới với
hơn 74.000 thí sinh (TS).
Theo thống kê, đợt thi này có hơn 74.000 TS
đăng ký dự thi. Kỳ thi lần này sẽ diễn ra đồng loạt
tại bảy địa phương gồm TP.HCM, Bến Tre, An
Giang, Nha Trang, Đà Nẵng và hai điểm thi mới
so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột.
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thành 21
cụm thi với 65 địa điểm thi. Trong đó, TP.HCM
là địa phương đông TS nhất với 14 cụm thi.
Được biết, đây cũng là đợt thi đông nhất từ khi
kỳ thi này được tổ chức từ ba năm nay. Do đó,
để chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra tốt nhất, nhất là
trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn tiềm
ẩn nhiều nguy cơ, ĐH Quốc gia TP.HCM đã ban
hành quyết định chi tiết với nhiều quy định cụ thể
dành cho TS trước và khi tham dự kỳ thi.
Theo quy định này, có năm trường hợp TS sẽ
không được tham dự kỳ thi đợt 1 này. Cụ thể:
1. TS thuộc diện F0, F1, F2.
2. TS đang sống hoặc đã đến vùng dịch trong
vòng 14 ngày.
3. TS đến từ các địa phương đang áp dụng
giãn cách xã hội.
4. TS từ các tỉnh, TP đi đến TP.HCM, TP Nha
Trang (Khánh Hòa), TP Đà Nẵng, TP Buôn
Ma Thuột, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Bến Tre, tỉnh An
Giang thuộc nhóm đối tượng cần được giám sát
y tế mà chưa đáp ứng được các điều kiện cách
ly/giám sát y tế/theo dõi sức khỏe tại nhà theo
thông báo của cơ quan y tế các địa phương có tổ
chức thi.
5. TS đang bị sốt, ho, khó thở hoặc các triệu
chứng khác liên quan đến COVID-19.
ĐH Quốc gia TP.HCM cũng lưu ý: Trong
buổi thi, TS chủ động báo với nhân sự làm công
tác thi tại điểm thi nếu có những biểu hiện sốt,
ho, khó thở.
Những TS có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc
các triệu chứng khác liên quan đến COVID-19
trong thời gian thi sẽ không tiếp tục làm bài và
được cán bộ y tế đưa đến khu vực riêng để theo
dõi. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ y tế sẽ
phối hợp với cơ quan y tế địa phương để xử lý
theo hướng dẫn của ngành y tế.
PHẠMANH
BV đa khoa huyện Bố Trạch (Quảng
Bình) cho biết đơn vị vừa tiếp nhận ba
học sinh tiểu học trên địa bàn huyện
nghi bị ngộ độc khí. Cả ba em đều là
học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Phú
Trạch (xã Hải Phú, huyện Bố Trạch).
BS Trần Thanh Tùng, Trưởng Khoa
hồi sức cấp cứu BV đa khoa huyện Bố
Trạch, cho biết cả ba trường hợp được
chẩn đoán bị rối loạn nhịp tim, nghi
do ngộ độc khí N
2
O. Các em đều được
các bác sĩ cho thở ôxy, truyền dịch và
làm các xét nghiệm cần thiết.
Hiện tại tình trạng sức khỏe của các em đang có tiến triển tích cực, nói
chuyện được và đang được theo dõi y tế chặt chẽ.
Theo thông tin ban đầu, ba học sinh đã mua một loại kẹo thổi bong bóng (dạng
tuýp có ống hút nhỏ để thổi) ở một cửa hàng tạp hóa. Sau khi thổi 2-3 quả bóng
thì các em bắt đầu có cảm giác đau tức ngực, khó thở, buồn nôn, chóng mặt,
người mệt mỏi. Ngay sau đó người nhà đã kịp thời đưa các em đến bệnh viện.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an xã Hải Phú đã phối hợp với Công an
huyện Bố Trạch khẩn trương vào cuộc để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ
việc.
TN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook