059-2021 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Bảy20-3-2021
Khi đại gia đổ xô nuôi bò Nhật, Úc
Có đại gia Việt bán 1 kg thịt bò lên đến hơn 4 triệu đồng nhưng người tiêu dùng Việt vẫnmạnh tay chi cho
sản phẩmđắt đỏ này.
PHƯƠNGMINH
H
àng loạt đại gia đang
bỏ tiền tỉ tham gia vào
thị trường bò thịt, tạo
ra cuộc cạnh tranh lớn trong
lĩnh vực này. Từ cuộc cạnh
tranh của các ông lớn, thị
trường kỳ vọng giá thịt bò
sẽ rẻ hơn, người tiêu dùng
hưởng lợi.
Chi tiền khủng để
nuôi bò thịt
Vinamilk là cái tên mới
toanh trên thị trường quyết
định đầu tư và tham gia vào
ngành bò thịt. Theo đó, Tập
đoàn Sojitz của Nhật vừa
thông báo cùng Vinamilk lập
liên doanh với tên gọi Công
ty Japan Vietnam Livestock
với mục đích nhập khẩu, chế
biến và phân phối thịt bò tại
thị trường Việt Nam (VN).
Trong đó Vinamilk sẽ nắm
51%, còn Sojitz nắm 49%
vốn điều lệ tại công ty thịt
bò này.
Đại diện Tập đoàn Sojitz
đánh giá tiềmnăng tiêu thụ thịt
bò tại thị trường VN rất lớn,
gần bằng một nửa thị trường
Nhật. Mức tiêu thụ thịt bò
của VN đạt khoảng 500.000
tấn mỗi năm, trong khi Nhật
là 1 triệu tấn. Đặc biệt, mức
tiêu thụ thịt bò ở VN dự báo​
sẽ còn tiếp tục tăng khi thu
nhập của người dân ngày
càng tăng.
Hai bên rất kỳ vọng liên
doanh này sẽ thu hút được
nhiều khách hàng thông qua
việc cung cấp thịt bò chất
lượng cao được nhập khẩu
từ nhiều nước.
Không chỉ Vinamilk, ông
Phạm Văn Tam, Tổng giám
đốc Tập đoàn Asanzo, mới
đây tuyên bố rót 2.000 tỉ đồng
nuôi bòÚc với quymô 25.000
con. Chuỗi trang trại nuôi bò
sẽ được tổ chức theo mô hình
nông nghiệp khép kín, không
có nước thải, không có phế
phẩm. Ngoài cung cấp thịt
cho thị trường trong nước
khoảng 50 tấnmỗi ngày, công
ty còn kết hợp cung cấp phân
bón hữu cơ.
Thực tế, Vinamilk hay
Asanzo tham gia khá muộn
vào thị trường thịt bò khi
trước đó đã có nhiều ông lớn
nhảy vào lĩnh vực này. Công
ty cổ phần Bò Kobe VN là
một ví dụ.
Công ty này được hai đại
gia lớn là ông Đặng Văn
Thành, Chủ tịch HĐQT Tập
đoàn Thành Thành Công và
ôngNguyễnMinhTuấn, Tổng
giám đốc Kềm Nghĩa, cùng
hợp tác đầu tư nuôi bò Kobe
theo quy trình của Nhật. Đến
nay, sản phẩm của công ty
có mức giá cao nhất lên đến
4,2 triệu đồng/kg nhưng vẫn
được khách tìm mua.
“Chúng tôi có thể tự hào là
đơn vị đầu tiên tại VN đưa ra
mức giá rất đắt nhưng hoàn
toàn xứng đáng. Lý do con
bò Kobe đạt đúng chuẩn của
Nhật” - ông Nguyễn Đức Trí
Vũ, Tổng giám đốc Công ty
Bò Kobe VN, tự tin.
Tương tự, ông Võ Quan
Huy, Giám đốc Công ty Huy
Long An, cũng đã mạnh tay
đầu tư nuôi bò của Nhật để
cung cấp cho người tiêu dùng
VN. Các chuyên gia Nhật trực
tiếp chuyển giao công nghệ
cho phía công ty để cho ra
thịt bò đúng chuẩn của Nhật.
“Sản phẩm được tiêu thụ khá
tốt nhờ chúng tôi tạo ra vân
mỡ luồn vào từng sớ thịt với
màu sắc tươi ngon và bắt
mắt” - ông Huy nói.
Tiền nhiều là chưa đủ
Việc ngày càng nhiều ông
lớn đổ nguồn vốn vào phát
triển bò thịt khiến người tiêu
dùng kỳ vọng tới đây có thêm
sự lựa chọn với giá hợp lý
và chất lượng cao tốt hơn.
Tuy nhiên, để thành công
trong lĩnh vực này không
hề đơn giản.
Ông Võ Quan Huy, Giám
đốc Công ty Huy Long An,
tiết lộ để phát triển được đàn
bò thịt kiểu Nhật, trước đó
ông đã có kinh nghiệm nuôi
bò Úc. Đó là nuôi bò công
nghiệp kết hợp với trồng chuối
công nghiệp nhằm tạo ra một
quy trình khép kín.
Những dãy chuồng bò
được phun một loại vi sinh
chuyên phân hủy phân bò
và làm triệt tiêu mùi hôi.
Phân bò được phơi, ủ với
một loại vi sinh đặc chủng
khác rồi bón cho cây chuối;
cây chuối sau khi thu hoạch
buồng được chế biến thành
thức ăn cho bò...
“Nhờ kinh nghiệm và quy
trình này, người Nhật mới có
niềm tin chuyển giao công
nghệ nuôi bò Nhật cho chúng
tôi” - ông Huy khoe.
Trong cùng một góc nhìn,
Tổng giám đốc Công ty Bò
Kobe VN Nguyễn Đức Trí
Vũ cho hay: Để phát triển
nuôi bò Kobe của Nhật đòi
hỏi phải có nguồn lực lớn
về tài chính để có thể theo
được con đường dài từ nghiên
cứu cho đến khi ra sản phẩm
thương mại. Đồng thời phải
có sự nhẫn nại, kiên trì để
làm theo các quy trình mà
phía Nhật đưa ra.
“Trong thời gian tới, chúng
tôi sẽ mở rộng quy mô bằng
cách giao con giống cho nông
dân nuôi theo quy trình Nhật.
Sau đó công ty sẽ mua lại
sản phẩm, trả tiền theo chất
lượng. Chỉ bằng cách này
mới có thể tạo ra lượng sản
phẩm lớn cung cấp cho thị
trường, thay vì chỉ bán được
1 tấn một tháng như hiện
nay” - ông Vũ nói.
Một số chuyên gia nông
nghiệp nhìn nhận việc các đại
gia nhảy vào lĩnh vực bò thịt
với quymô lớn có thể dễ thành
công hơn so với quy mô nhỏ.
Lý do là sản phẩm được sản
xuất theo quy chuẩn của các
nước có nền chăn nuôi phát
triển, chất lượng thịt được truy
xuất nguồn gốc và đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, để làm được
điều này đòi hỏi các đại gia
không chỉ có vốn lớn mà còn
phải áp dụng công nghệ hiện
đại trong chăn nuôi. Bên cạnh
đó phải tuân thủ nghiêm ngặt
các quy trình nuôi khắt khe
cũng như đòi hỏi sự chuyên
môn hóa cao.•
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò của người Việt Namngày càng tăng khiến nhiều đại gia nhảy vào. Ảnh: TU
Sức hấp dẫn của
thị trường thịt bò
thu hút nhiều đại
gia tham gia nhưng
không phải ai cũng
thành công.
Sản xuất thịt bò trong nước
mới đáp ứng được 30%
Sức hấp dẫn của thị trường thịt bò thu hút nhiều đại gia
là có lý do. Theo báo cáo triển vọng phát triển ngành nông
nghiệp củaTổ chức Nông Lương Liên HợpQuốc (FAO), năm
2020, mức tiêu thụ thịt bò trungbình củaVN là 9,2 kg/người/
năm. Trong khi đó sản xuất trong nước mới đáp ứng được
30% sản lượng thịt bò, còn lại 70% nhập khẩu từ các nước.
Số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cũng cho thấy
riêng trong 11 tháng đầu năm ngoái, VN đã nhập 517.904
con trâu và bò (trong đó hơn 91% là bò) với trị giá hơn 556
triệu USD. Cũng trong thời gian này, nước ta nhập 80.124
tấn thịt trâu và bò đông lạnh, trị giá 295,9 triệu USD.
Tiềm năng rất lớn nhưng…
Tuy thị trường thịt bò rất lớn và tiềm năng nhưng không
phải ai cũng thành công. Bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức,
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) từng nuôi số lượng
lớn bò thịt Úc, có thời điểm lên đến hàng chục ngàn con.
Đàn bò thịt từng là “con gà đẻ trứng vàng” cho tập đoàn.
Thậm chí bầu Đức từng tuyên bố bán được cả tỉ đồng tiền
phân bò một ngày.
Thế nhưng sau đó đàn bò đã không mang lại nguồn thu
nhưkỳ vọng chobầuĐức. Điểnhình làdoanh thu từbò trong
năm2017 đã giảmhơn 78% so với năm trước đó khi chỉ còn
757 tỉ đồng. Đến năm 2018, việc chăn nuôi bò đã không
còn được tập đoàn này nhắc đến. Nguyên nhân có nhiều
như thị trường đầu ra bị cạnh tranh mạnh, đàn bò không
phát triển tốt, hiệu quả chi phí không còn kiểmsoát được…
Nỗ lực đạtmục tiêuxuất khẩu tômđạt 10 tỉUSD
Phát biểu tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh thủy sản
diễn ra ngày 19-3, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức
Tiến nhấn mạnh: Trong chiến lược thủy sản Thủ tướng
vừa phê duyệt, những năm tới đây xuất khẩu thủy sản
phấn đấu đạt 14-16 tỉ USD, riêng tôm đến năm 2025 phải
xuất khẩu được 10 tỉ USD.
“Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần thiết phải
ban hành kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh với
động vật dưới nước; xây dựng được vùng an toàn dịch
bệnh, tạo vùng nguyên liệu an toàn cho chế biến để sản
xuất ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn cho xuất khẩu
và phục vụ thị trường trong nước. Việc phòng chống
dịch bệnh là yếu tố hàng đầu góp phần vào tăng trưởng
xuất khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm trong nước” -
ông Tiến nói.
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong công tác
phòng chống dịch bệnh trên thủy sản, việc sản xuất, nuôi
trồng theo quy trình đảm bảo an toàn sinh học, an toàn
dịch bệnh là yếu tố quyết định việc phòng chống dịch
bệnh có thành công hay không.
Cục Thú y cho biết năm 2020, tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản của nước ta bị thiệt hại là hơn 46.200 ha,
gấp 1,9 lần so với năm 2019. Trong đó tôm nuôi nước
lợ bị thiệt hại là gần 43.340 ha, chiếm 93,7% trong tổng
diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại. Thiệt hại trên cá tra
do dịch bệnh năm 2020 cũng tăng 5,76 lần so với năm
2019.
Phó Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho
biết tuy đầu năm diện tích nuôi trồng bị thiệt hại do dịch
bệnh có giảm nhưng dự báo diện tích tôm nuôi bị thiệt
hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời
gian tới là rất cao. Lý do là người nuôi tôm bắt đầu tăng
Chế biến tôm, cá xuất khẩu. Ảnh: AH
thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết
như giao mùa, hạn hán, xâm nhập mặn... tiếp tục diễn
biến phức tạp.
AN HIỀN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook