059-2021 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy20-3-2021
ĐỨCMINH
C
hiều 19-3, Bộ Nội vụ
tổ chức họp báo định
kỳ cung cấp thông tin
cho báo chí. Nhiều câu hỏi
liên quan đến trường hợp bổ
nhiệm bà Trần Huyền Trang,
con gái bí thư Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc, làm phó giám đốc Sở
KH&ĐT khi mới 31 tuổi và
tình trạng loạn văn bằng,
chứng chỉ đã được nêu ra.
Sẽ làm rõ tiêu chuẩn
giám đốc,
phó giám đốc sở
Về trường hợp tỉnh Vĩnh
Phúc bổ nhiệm phó giám đốc
Sở KH&ĐT là con gái bí thư
Tỉnh ủy khi mới 31 tuổi, Vụ
trưởng Vụ Công chức, viên
chức Trương Hải Long cho
hay theo quy định của Đảng
và pháp luật hiện hành về
công tác cán bộ, chức danh
phó giám đốc sở thuộc thẩm
quyền quyết định của Ban
Thường vụTỉnh ủy vàUBND
cấp tỉnh.
“Việc bổ nhiệm phải bảo
đảm đúng các quy định của
Đảng, Chính phủ và quy định
của địa phương về công tác
cán bộ” - ông Long nói.
Cụ thể, về tiêu chuẩn, theo
ông Long, Bộ Chính trị có
Quy định 89 về khung tiêu
chuẩn chức danh, định hướng
khung tiêu chí đánh giá đối
với các chức danh lãnh đạo
quản lý các cấp. Theo đó,
tiêu chuẩn chung gồm tiêu
chuẩn về chuyên môn, chính
trị, trình độ quản lý nhà nước
và tiêu chuẩn về ngoại ngữ,
tin học phù hợp.
Quy định 89 cũng giao
tỉnh ủy, thành ủy quy định
cụ thể tiêu chuẩn các chức
Thăng cho biết bộ trưởng Nội
vụ đã ban hành quy định về
vị trí việc làm các cơ quan
hành chính của các tỉnh. Nghị
định 62 của Chính phủ phân
cấp lại cho các địa phương có
thể điều chỉnh tiêu chuẩn đó.
“Đề nghị Vụ Công chức,
viên chức, Thanh tra bộ trao
đổi thêm với Vĩnh Phúc xem
vị trí việc làm, tiêu chuẩn cụ
thể giámđốc, phó giámđốc sở
yêu cầu ngạch công chức tối
thiểu là gì. Nếu chưa có quy
định cụ thể của địa phương thì
phải căn cứ theo quyết định
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức và các
quy định khác có liên quan
đến các chứng chỉ thăng hạng
viên chức, trong đó có giáo
viên. Vậy việc sửa đổi nghị
định này sẽ được thực hiện ra
sao, theo hướng nào?” - báo
chí hỏi.
Trả lời, Thứ trưởng Nội vụ
Nguyễn Duy Thăng cho biết
việc này liên quan đến Nghị
định 18/2010 (sau là Nghị
định 101/2017) được ban
hành trên cơ sở Luật Viên
chức 2010.
Năm 2019, Quốc hội sửa
Luật Cán bộ, công chức; Luật
Viên chức có nhiều điểm
mới. Theo đó, Chính phủ ban
hành Nghị định 106 và Nghị
định 62 về vị trí việc làm đối
với công chức và viên chức,
trong đó quy định vị trí việc
làm gồm mô tả công việc,
xác định khung năng lực…
Nghị định cũng phân cấp thẩm
quyền cho bộ quản lý chuyên
ngành quy định cụ thể vị trí
việc làm và mô tả, xác định
khung năng lực.
Theo ông Thăng, đối với
giáo viên, Bộ GD&ĐT chịu
trách nhiệmviệc này và đương
nhiên phải thống nhất với Bộ
Nội vụ. “Tôi chỉ lưuýVụCông
chức, viên chức khi xây dựng
các văn bản, kể cả nghị định,
thông tư, phải có nội dung
quy định chuyển tiếp. Tất cả
phản ánh có vấn đề hiện nay
là do thiếu quy định chuyển
tiếp” - ông Thăng nói.
Dẫn chứng việcmột chuyên
viên cao cấp chẳng may thiếu
chứng chỉ chuyên viên chính,
bắt họ học lại chuyên viên
chính là “không thực tiễn”,
ông Thăng nhấn mạnh nếu
không có quy định chuyển
tiếp có nghĩa là văn bản có
hiệu lực hồi tố.
Thứ trưởng Nội vụ cũng
nhắc lại tinh thần chỉ đạo của
Thủ tướng yêu cầu rà soát tổng
thể các chứng chỉ để xác định
chứng chỉ nào dùng để bổ
nhiệm, nâng ngạch; chứng chỉ
nàomang tính chất bồi dưỡng
nghiệp vụ, chuyên môn với
nghĩa cập nhật kiến thức; cái
nào bắt buộc, cái nào khuyến
khích. “Công chức chuyên
ngành của các bộ như thuế,
hải quan, kho bạc, ngân hàng,
thanh tra cũng cần tổng rà soát
toàn bộ” - ông Thăng nói.•
BộNội vụ trả lời báo chí chiều 19-3. Ảnh: TN
danh do cơ quan này quản lý
nhưng không được thấp hơn
quy định chung của Đảng và
Chính phủ.
“Các bộ, ngành, địa phương
được quyền quy định tiêu
chuẩn cao hơn. Khi áp dụng,
họ phải thực hiện theo đúng
quy định của mình, không
thể viện lý do vì quy định
chung không có nên không
thực hiện” - vẫn lời ông Long.
Ông Long thông tin thêm:
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có văn
bản gửi Bộ Nội vụ và các
cơ quan có thẩm quyền của
Đảng (Ban Tổ chức Trung
ương, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương, Ban Tuyên giáo) liên
quan đến công tác bổ nhiệm
cán bộ thuộc trường hợp Ban
Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
Trong văn bản này có báo cáo
liên quan đến trường hợp bà
Trần Huyền Trang.
“Vụ Công chức, viên chức
đã làm việc với các cơ quan
chuyên môn của tỉnh, đề nghị
rà soát, báo cáo các trường
hợp tương tự ở Vĩnh Phúc.
Bộ Nội vụ sẽ kiểm tra, đánh
giá, báo cáo cấp có thẩm
quyền và thông tin cho báo
chí sau” - ông Long nói.
Giải đáp thêm sau đó, Thứ
trưởng Nội vụ Nguyễn Duy
của bộ trưởng Nội vụ” - ông
Thăng nói.
Chứngchỉ nghềnghiệp:
Rắc rối do thiếu
quy định chuyển tiếp
Cũng tại cuộc họp báo, báo
chí nêu nhiều câu hỏi liên quan
đến những bất cập trong việc
yêu cầu các chứng chỉ chức
danh nghề nghiệp của viên
chức, trong đó có giáo viên.
“Sáng 19-3, Thủ tướng vừa
chỉ đạoBộNội vụ chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành sửa
Nghị định 101 của Chính phủ
Tinh thần chỉ đạo
của Thủ tướng là
rà soát tổng thể các
chứng chỉ để xác
định chứng chỉ nào
dùng để bổ nhiệm,
nâng ngạch; chứng
chỉ nào bắt buộc, cái
nào khuyến khích...
Đình chỉ sinh hoạt đảng
nguyên phó giám đốc BV Bình Thuận
Đảng bộ khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình
Thuận vừa công bố quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng
với BS Nguyễn Quang Thời, nguyên Phó Giám đốc BV
đa khoa Bình Thuận, nguyên Giám đốc BV TP Phan
Thiết (nay là Trung tâm Y tế TP Phan Thiết).
BS Thời là một trong năm người có liên quan đến
hành vi phạm tội của Nguyễn Duy Hiển, đã bị bắt
giam trong vụ án tham ô tài sản tại Trung tâm Y tế TP
Phan Thiết.
Trước đó, vào tháng 11-2020, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh
ủy Bình Thuận kỷ luật cách chức tất cả chức vụ trong
Đảng đối với ông Thời. Sau đó, Công an tỉnh Bình
Thuận đã khởi tố năm bị can nguyên là giám đốc, phó
giám đốc BV TP Phan Thiết về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có BS Thời.
Theo hồ sơ, từ năm 2013 đến tháng 6-2018, bị can
Hiển đã lập bảng lương và các khoản phụ cấp của đơn
vị để kê khống, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với
tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng. Thời điểm đó, ông Thời,
phó giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế TP Phan Thiết
(từ năm 2013 đến tháng 9-2017 và hiện là phó giám đốc
BV đa khoa Bình Thuận), đã thiếu kiểm tra, giám sát
việc thu chi tài chính trong thời gian dài.
P.NAM
Phát hiện, xử lý mọi âm mưu phá hoại
cuộc bầu cử
Tiểu ban An ninh, trật tự bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu HĐND các cấp vừa họp phiên thứ
ba. Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ
Công an, Trưởng tiểu ban, chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn
phòng Bộ Công an, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực,
cho biết sau khi Chủ tịch Quốc hội ra nghị quyết công
bố ngày bầu cử (23-5), tiểu ban đã xây dựng, triển khai
nhiều kế hoạch, phương án, điện chỉ đạo bảo đảm tuyệt
đối an ninh, an toàn cho quá trình chuẩn bị của cuộc
bầu cử... Đến nay công tác chuẩn bị bảo đảm an ninh,
trật tự cuộc bầu cử đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu,
mục tiêu đề ra.
Phát biểu, Thứ trưởng Lương Tam Quang chỉ đạo các
thành viên tiểu ban và công an các đơn vị, địa phương
cần quyết liệt, khẩn trương triển khai các mặt công tác
để bảo đảm an ninh, trật tự trên phạm vi cả nước, tạo
tiền đề vững chắc để cuộc bầu cử đạt mục tiêu, yêu cầu
đề ra. Chủ động bám sát 16 mốc thời gian cuộc bầu cử,
bảo đảm thực hiện có hiệu quả, không để xảy ra đột
xuất, bất ngờ, không để xảy ra sai sót dù nhỏ nhất.
Thứ trưởng yêu cầu công an các đơn vị, địa phương
tập trung nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện từ sớm,
từ xa, ngay từ cơ sở mọi âm mưu, ý đồ xấu nhằm phá
hoại cuộc bầu cử, kịp thời đấu tranh ngăn chặn, bảo
đảm tuyệt đối an ninh, an toàn phục vụ tổ chức thành
công cuộc bầu cử.
Ngành công an thực hiện cao điểm về phòng chống
tội phạm, chủ động tấn công, trấn áp các loại tội phạm
trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử,.
PV
Sẽ sửa quy định về các chứng chỉ
liên quan đến viên chức
Từ vụ bổ nhiệm con bí thư Tỉnh ủy, tỉnh Vĩnh Phúc phải rà soát, báo cáo lại các trường hợp tương tự.
Về trường hợp ở Vĩnh Phúc, báo chí truy:
Có thể về quy trình không sai nhưng chỉ
trong bảy năm, từ một chuyên viên lên tới
vị trí phó giám đốc, tính cả thời gian đi học,
như vậy có đảmbảo theo quy định của luật?
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng
cho biết Quy định 105 năm 2017 của Bộ
Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và
bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Nghị
định 138 về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý công chức không quy định tuổi tối thiểu
khi bổ nhiệm, chỉ quy định độ tuổi tối đa.
Đồng thời, không quy định cụ thể về thời
gian công tác.
Báo chí “truy” tiếp: “Cách đây ít ngày, có
thông tin Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã họp và đưa
ra hướng xử lý đối với trường hợp bà Trang.
Bộ đã nhận được báo cáo về hướng xử lý
của tỉnh chưa?”.
Vụ trưởngVụ Công chức, viên chức khẳng
định Bộ Nội vụ chưa nhận được báo cáomới
của Vĩnh Phúc về việc này.
Vĩnh Phúc chưa có báo cáo mới về vụ việc
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook