076-2021 - page 13

13
HOÀNG LAN
T
heo báo cáo của ThS-BS
Hồ Sĩ Dũng và GS-TS-
BS Nguyễn Đức Công
(BVThống Nhất) tại hội thảo
quốc gia thường niên về sức
khỏe và tuổi thọ diễn ra tại
TP.HCM ngày 7-4, già hóa
dân số đang diễn ra với tốc
độ nhanh chưa từng có trên
thế giới nói chung và tại Việt
Nam (VN) nói riêng.
Theo dự đoán của LiênHợp
Quốc, số lượng ngườiVN trên
65 tuổi sẽ tăng từ 8,65 triệu
người hiện nay lên 18 triệu
người vào năm 2040, chiếm
tới hơn 18% số dân và biến
VN từmột xã hội trẻ thành xã
hội già. Điều này mang đến
những thách thức lớn, đòi hỏi
có chính sách thích hợp và sự
thay đổi hành vi để đón đầu
xu thế già hóa dân số.
Cũng trong nội dung báo
cáo, VN là một trong năm
quốc gia có tốc độ già hóa
dân số nhanh nhất thế giới.
Quá trình già hóa dân số tại
VN đang diễn ra rất nhanh
với tốc độ chưa từng có
trong lịch sử và nhanh nhất
châu Á.
Thời gian chuyển từ già hóa
dân số sang dân số già của
VN chỉ khoảng 18-20 năm,
ngắn hơn nhiều so với các
quốc gia đi trước như Pháp
115 năm, Thụy Điển 85
năm, Mỹ 70 năm, Nhật Bản
26 năm...
Với tốc độ già hóa nhanh
chóng như vậy, VN là một
trong số ít quốc gia có tình
trạng “chưa giàu thì đã già”,
tức chưa tích lũy được gì về
kinh tế thì đã bước vào giai
đoạn cao tuổi.
Dự báo 40 năm nữa, cứ
ba người cao tuổi thì chỉ
có một người trong độ tuổi
lao động (15-64 tuổi), giống
Nhật Bản ở thời điểm hiện
tại. Già hóa dân số có nhiều
nguyên nhân như giảm tỉ
suất sinh, giảm tỉ lệ tử vong
và chính sách chăm sóc sức
khỏe giúp gia tăng tuổi thọ.
Tại hội thảo, các đại biểu
cũng đặt ra vấn đề dù tuổi
thọ trung bình của người
dân VN tăng nhanh (hiện
đạt 73,6 tuổi) nhưng lại sống
không khỏe.
“Số năm sống với bệnh tật
của hai giới trung bình 8-11
năm, caohơnnhiềunước khác.
Do đó cần phải có hỗ trợ xã
hội cho người cao tuổi dưới
hình thức tiếp cận an toàn với
thực phẩm, dinh dưỡng hợp
lý, thuốcmen và tiền bạc cũng
như hỗ trợ xã hội và tâm lý,
đảm bảo cho người cao tuổi
được khỏe mạnh và kéo dài
tuổi thọ” - BS Nguyễn Trọng
An, nguyên Phó Cục trưởng
Cục Bảo vệ trẻ em, Bộ LĐ-
TB&XH, nêu.
PGS -TS Nguyễn Th ị
Kim Tiến, Trưởng ban Bảo
vệ chăm sóc sức khỏe cán
bộ Trung ương, nguyên Bộ
trưởng Bộ Y tế, cho biết
70% nguyên nhân tử vong
của người dân VN là do các
bệnh không lây nhiễm, trong
đó bệnh tim mạch đứng đầu,
kế tiếp là ung thư, phổi tắc
nghẽn mạn tính (COPD),
đái tháo đường... Đa phần
người dân phát hiện bệnh
ở giai đoạn trễ nên cơ hội
chữa trị không cao.
Bên cạnh đó, các cơ sở
phục hồi chức năng giúp
người bệnh quay lại cuộc
sống bình thường, hệ thống
điều trị giảm nhẹ bệnh lý
ung thư và các bệnh lý hiểm
nghèo còn hạn chế, các khoa
dinh dưỡng mới bắt đầu phát
triển... Thời gian qua, BHYT
đã bao phủ 90%dân số nhưng
mệnh giá thấp, chỉ đủ khám
chữa bệnh thông thường.
Do vậy, khi tuổi thọ người
dân càng cao thì cần phải tiếp
tục đổi mới hệ thống y tế,
tăng cường dự phòng phát
hiện bệnh sớm, không đợi
có bệnh mới điều trị. Song
song đó là hướng dẫn dự
phòng, chăm sóc nâng cao
sức khỏe, có cơ chế giá dịch
vụ y tế, hỗ trợ người nghèo
và cận nghèo...•
Quá trình già hóa dân số tại Việt Namđang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Ảnh: HOÀNGGIANG
Hội thảo khoa học quốc gia thường niên về sức khỏe và
tuổi thọvới chủđềnăm2021“Sức khỏe và tuổi thọ conngười
trong nền văn minh nhân loại ngày nay” do Viện Triết học
phát triển cùng Ban Bảo vệ chămsóc sức khỏe cán bộTrung
ương, Hội Người cao tuổi VN, BV Thống Nhất, Hội Khoa học
nhân tài nhân lực VN phối hợp tổ chức.
Ăn nấm lạ, 5 người bị ngộ độc nhập viện
Đời sống xã hội -
ThứSáu9-4-2021
Dân số Việt Nam
đang già nhanh
Quá trình già hóa dân số tại Việt Namđang diễn ra rất nhanh với tốc độ
chưa từng có trong lịch sử và nhanh nhất châu Á.
Với tốc độ già hóa
nhanh chóng như
vậy, VN là một trong
số ít quốc gia có tình
trạng “chưa giàu thì
đã già”.
TP.HCM: Số lượt khám chữa bệnh
trái tuyến ngoại tỉnh tăng 20%
Sau ba tháng có hiệu lực, chính sách liên thông
khám chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh đã bắt đầu có tác
động đến tình hình khám chữa bệnh tại các bệnh viện
(BV) trên địa bàn TP.HCM. Tỉ lệ bệnh nhân ngoại tỉnh
trái tuyến tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là
thông tin được Sở Y tế TP.HCM cung cấp.
Theo Sở Y tế, trong quý I-2021, do vẫn còn chịu tác
động của dịch COVID-19, số lượt khám bệnh ngoại
trú trên địa bàn chỉ tăng khoảng 0,05% (quý I-2021
toàn TP có 9.366.278 lượt khám, còn quý I-2020 có
9.361.323 lượt khám).
Trong khi đó, số lượt điều trị nội trú giảm 1,71% so
với cùng kỳ năm 2020 (482.340 lượt trong quý I-2021
so với 490.755 lượt của quý I-2020).
Nếu phân tích riêng số lượt khám chữa bệnh BHYT
thì số bệnh nhân ngoại tỉnh trái tuyến tăng 20% so
với cùng kỳ năm 2020. Thực tế này chủ yếu xảy ra tại
các BV chuyên khoa tuyến cuối của TP như BV Chấn
thương chỉnh hình, BV Ung bướu, BV Nhân dân 115...
Ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, nhìn nhận việc gia tăng số lượt khám điều
trị BHYT tỉnh trái tuyến là xu hướng tất yếu bởi từ
1-1-2021, người dân các tỉnh khu vực phía Nam được
cơ quan BHYT thanh toán 100% khi đến thẳng các
BV đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của TP.
Theo ông Tăng Chí Thượng, đây là thách thức
không nhỏ cho các BV TP. Các BV cần phải có giải
pháp đảm bảo cân đối thu chi trong hoạt động như:
Xây dựng tiêu chí nhập viện rõ ràng, sử dụng thuốc
hợp lý, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phù hợp, chỉ
định thời gian nằm viện hợp lý...
Bên cạnh đó, các BV cũng cần cải tiến chuỗi cung
ứng thuốc, vật tư trong BV, giám sát sự tuân thủ phác
đồ điều trị, chi phí điều trị hợp lý để không bị vượt
quá nhiều so với dự toán chi mà BHXH TP.HCM
phân bổ.
“Điều này càng quan trọng hơn khi sắp tới đây cơ
quan BHXH sẽ áp dụng phương thức thanh toán theo
định suất và theo trường hợp bệnh” - phó giám đốc sở
cho hay. Được biết TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ
giao dự toán BHYT năm 2021 là 20.102 tỉ đồng.
T.NHIÊN
Đà Nẵng: Trẻmắc bệnh tay-chân-miệng
nhập viện tăng mạnh
Riêng tháng 3 có hơn 250 ca mắc tay-chân-miệng
(TCM) điều trị nội trú tại Bệnh viện (BV) Phụ sản -
Nhi Đà Nẵng.
Thông tin trên được BS Nguyễn Hải Thịnh, Trưởng
Khoa y học nhiệt đới (BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng),
cho biết hôm 8-4.
Theo BS Thịnh, nếu năm 2020 tại Đà Nẵng ghi
nhận hơn 90 ca mắc TCM thì ba tháng đầu năm 2021,
số ca mắc đến khám, điều trị tại BV tăng mạnh.
Riêng tháng 3 có 257 ca điều trị nội trú, hai tuần đầu
tháng 4 có 109 ca. Trong đó, trên 50% ca chuyển ra
từ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện BV tiếp nhận trung
bình khoảng 20 ca bệnh TCM nhập viện mỗi ngày.
“Trong số ca điều trị nội trú có tám trường hợp
nặng, nguy kịch ở độ III, IV. Các trường hợp này đã
được lấy mẫu dịch họng để xét nghiệm tìm vi trùng
gây bệnh. Qua đó phát hiện ba trường hợp nhiễm
chủng virus EV71. Đây là một trong hai loại virus
nguy hiểm. Rất may các ca bệnh này được kịp thời
cứu chữa, các cháu đã được xuất viện và không có di
chứng” - BS Thịnh nói.
Theo BS Thịnh, TCM là bệnh truyền nhiễm, mỗi
năm bùng phát hai đợt, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ
tháng 9 đến tháng 11. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ
dưới năm tuổi, nguy cơ mắc cao nhất là 1-3 tuổi.
Phụ huynh cần thường xuyên vệ sinh cho trẻ, tránh
cho con tiếp xúc với những vật dụng bẩn. Khi thấy
dấu hiệu nghi ngờ bệnh TCM như sốt, nổi ban ở tay,
chân, gối thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để
được khám và điều trị kịp thời.
Trước tình trạng bệnh TCM có dấu hiệu tăng, Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã thành lập các
đội cơ động phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nguồn
nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là hóa
chất để chủ động cấp cho các đơn vị, BV.
TÂMAN
Ngày 8-4, Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My (Quảng
Nam) cho biết đang điều trị cho năm bệnh nhân bị ngộ
độc vì ăn nấm lạ.
Trước đó, ngày 7-4, năm người gồm các ông Hồ Văn
Đình (37 tuổi), Nguyễn Sỹ Lâm (53 tuổi), Nguyễn Xuân
Cường (56 tuổi), Nguyễn Văn Thính (29 tuổi) và bà Võ
Thị Thông (46 tuổi; cùng ngụ xã Trà Don, huyện Nam Trà
My) đi làm trên rẫy.
Buổi trưa, những người này phát hiện có nấm, không rõ
chủng loại nhưng vẫn nấu ăn. Khoảng 13 giờ cùng ngày,
ông Đình có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nổi nhiều ban
đỏ ở niêm mạc, trên da. Vài tiếng sau, những người còn
lại có triệu chứng tương tự nên được đưa đến Trung tâm Y
tế huyện Nam Trà My điều trị.
Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc nấm
nên rửa ruột, truyền dịch giải độc. Hiện sức khỏe của các
bệnh nhân đã ổn định, dự kiến sẽ được xuất viện trong
vài ngày tới. Bác sĩ khuyến cáo người dân nên cẩn thận
khi ăn nấm. Nhiều loại nấm độc có hình dáng giống với
nấm bình thường. Trường hợp bị ngộ độc nấm nhưng
không được cấp cứu kịp thời sẽ suy gan, suy thận dẫn
đến tử vong.
THANH NHẬT
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook