076-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu9-4-2021
TẤNVIỆT
Đ
ối với việc UBND TP
Đà Nẵng đồng ý về
mặt nguyên tắc cho
Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ
GTVT) nghiên cứu, khảo
sát và triển khai các thủ tục
nhận chìm 200.000 m
3
vật
chất trên biển Đà Nẵng, các
chuyên gia cho rằng cần có
đánh giá thật kỹ về tác động
môi trường (ĐTM).
Hệ sinh thái biển Đà
Nẵng đang suy giảm
PGS-TSVõVănMinh, Chủ
tịch Hội đồng Trường ĐH
Sư phạm Đà Nẵng, cho rằng
nếu không tìm được vị trí đổ
thải nào khác thì chỉ còn cách
nhận chìm xuống biển. Tuy
nhiên, nhận chìm chỗ nào thì
trong kỹ thuật ĐTM phải xác
định vùng biển nào là an toàn
nhất, ít thiệt hại đối với môi
trường nhất.
“Hiện nay, vùng biển của Đà
Nẵng không nằm trong nhóm
các khu bảo tồn nên có thể nhận
chìm được. Tuy nhiên, về góc
độ môi trường, đổ xuống đó
chắc chắn sẽ ảnh hưởng ngay,
đặc biệt là các rạn san hô và
vùng cỏ biển. Các vùng này
rất quan trọng vì là nơi trú ẩn
và sinh sản của các loài sinh
vật biển. Chắc chắn sẽ xáo
trộn môi trường, ảnh hưởng
đến các loài động vật, thực
vật biển” - ông Minh cho hay.
ÔngMinh nhấn mạnh trong
kỹ thuật ĐTM chỉ nói là giảm
thiểu đến mức thấp nhất, trong
mức độ cho phép chứ không
phải nói là không tác động. Hệ
sinh thái biển Đà Nẵng đang
suy giảm nhiều, đặc biệt là
hệ san hô do công tác bảo tồn
chưa làm tốt, ảnh hưởng của
du lịch, nước thải…
“Tôi mong muốn những
Sở GTVT TP.HCM vừa ban hành kế hoạch các giải pháp
kéo giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa
bàn TP năm 2021.
Theo đó, ngành giao thông sẽ phấn đấu làm mới, đưa vào
sử dụng 90 km đường bộ và 20 cây cầu; mật độ đường giao
thông đạt 2,26 km/km
2
; tỉ lệ đất dành cho giao thông đạt
12,76% đất xây dựng đô thị. Khối lượng vận tải hành khách
công cộng đô thị đáp ứng 10% nhu cầu giao thông đô thị,
tương ứng với 638,41 triệu lượt hành khách.
Đồng thời giảm tối thiểu 5% số vụ, số người chết và số
người bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2020;
giảm tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; giảm tai nạn
giao thông liên quan đến ô tô kinh doanh vận tải.
Để thực hiện mục tiêu trên, sở đề ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống quy hoạch, cơ chế chính sách và bộ
máy quản lý nhà nước về giao thông đô thị.
Bên cạnh đó, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao
thông hiện hữu như thường xuyên rà soát, điều chỉnh tổ
chức giao thông tại các nút giao thông, các tuyến đường
theo thẩm quyền. Đồng thời cấm, hạn chế hoạt động
phương tiện cơ giới cá nhân để ưu tiên hoạt động của
phương tiện giao thông công cộng khi cần thiết.
Sở GTVT tổ chức phân luồng giao thông khu vực trung
tâm theo hướng hạn chế xe tải lưu thông ban ngày, sắp xếp
các điểm đỗ xe khách, taxi khu vực trung tâm TP. Rà soát,
lắp đặt gờ giảm tốc và cắm biển báo cảnh báo nguy hiểm
từ đường phụ ra đường chính, lối đi tự mở qua đường sắt,
hàng rào ngăn cách với đường sắt.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hành
khách và vận tải hàng hóa; siết chặt quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải, đẩy mạnh phát triển và đầu tư xây dựng hạ
tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng.
Ngoài ra, Sở GTVT còn tăng cường ứng dụng khoa học
công nghệ và công nghệ thông tin trong hoạt động xây
dựng, quản lý khai thác, điều hành giao thông vận tải.
LINH PHƯƠNG
Khi nạo vét luồng biển vào cảng Tiên Sa sẽ tạo ra 200.000m
3
vật chất và được tính toán
nhận chìmtrên vùng biểnĐàNẵng. Ảnh: TẤNVIỆT
Hệ sinh thái biển Đà
Nẵng đang suy giảm
nhiều, đặc biệt là hệ
san hô do công tác
bảo tồn chưa làm tốt,
ảnh hưởng của
du lịch, nước thải…
177 loài san hô quanh bán đảo Sơn Trà
Từ năm 2016 đến 2018, Viện Sinh thái học miền Nam đã có
đề tài “Nghiên cứu bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học các hệ
sinh thái trên cạn và dưới nước tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn
Trà”. Sau gần ba năm phục hồi, độ phủ san hô sống tăng hơn
10% so với ban đầu. Có sự gia tăng về sinh vật sống trong rạn.
Độ phủ thảm cỏ biển tăng khoảng 20%-30%.
Còn theo nghiên cứu của Viện Sinh thái học miền Nam năm
2019, vùng biển xung quanh bán đảo Sơn Trà có 177 loài san
hô thuộc 17 họ và 52 giống. Ngoài ra còn có 130 loài cá sống
trong rạn san hô, thuộc 32 họ và 65 giống. Vùng biển này còn
có ba loài cỏ biển phân bố trên tổng diện tích 1 ha và 108 loài
rong biển vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, hệ sinh thái biển tại đây
đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Loạt bài:
Có nên nhận
chìm 200.000 m
3
vật chất xuống
biển Đà Nẵng? -
Bài cuối
Lo ngại ảnh hưởng đến
hệ sinh thái biển
Các chuyên gia, nhà khoa học về môi trường và sinh thái biển đều bày tỏ lo ngại việc
nhận chìm200.000m
3
vật chất xuống biểnĐà Nẵng sẽ gây hại cho hệ sinh thái biển.
Năm2021, TP.HCMphấnđấu làmmới 20 cây cầu
Cầu Tăng Long
(TP ThủĐức)
làmột trong
những cây cầu
nằmtrong kế
hoạch được
nâng cấp, sửa
chữa. Ảnh:
LINHPHƯƠNG
người làm ĐTM tham vấn
ý kiến các nhà khoa học chứ
làm không tốt thì nguy hiểm
cho môi trường” - ông Minh
lo ngại.
Theo TS Nguyễn Tác An,
nguyên Viện trưởng Viện Hải
dương học Nha Trang, để phân
tích kỹ lưỡng khả năng ĐTM
của việc nhận chìm thì phải
nắm được phương thức nạo
vét và kỹ thuật nhận chìm. Có
thể nói, tất cả vật chất ở dưới
biển khi nằm yên thì không
sao nhưng khi đã động chạm
vào đó, tung lên thì rất nhiều
vấn đề xảy ra. Do đó, nếu nói
chỉ lấy chỗ này bỏ chỗ kia
thì không sao là không đúng.
ÔngAn cho hay nguyên tắc
nhận chìmphải tránh xa những
khu vực nhạy cảm như: Khu
dân cư, ngư trường, khu bảo
tồn và có những giá trị đặc
biệt của biển. Ngoài ra, khi
nhận chìm phải tránh những
vùng biển có động lực mạnh.
“Thật ra chúng ta đổ chỗ
đấy nhưng nó sẽ chạy đi chỗ
khác. Kỹ thuật nhấn chìm
phải rất chú ý. Phải xem chất
lượng trầm tích, hóa chất ở
vùng mình nạo lên có gì độc
hại không. Cái này cơ quan
làm ĐTM đều nắm được cả.
Các bản đồ động lực ở Việt
Nam hiện nay đều có cả. Do
đó khi đổ chỗ nào phải cân
nhắc, tính toán. Cơ quan làm
ĐTM sẽ phải lấy mẫu vật chất
lên kiểm nghiệm, tính toán
mô hình lan truyền, kích cỡ,
thời điểm nạo vét và nhận
chìm” - ông An lưu ý.
ÔngAn nhấn mạnh: Vấn đề
nạo vét luồng biển rất quan
trọng cho phát triển kinh tế,
không thể không nạo vét được.
Tuy nhiên, phải làm sao để
giảm thiểu thấp nhất tác động
của chất nạo vét để tăng giá
trị kinh tế tổng thể lên.
Lo lắng cho
rạn san hô
Trao đổi về việc nhận chìm
vật chất trên biển Đà Nẵng,
TSNguyễn Thị Minh Phương,
Trưởng khoa Môi trường -
Công nghệ hóa (Trường ĐH
Duy Tân), đánh giá 200.000
m
3
vật chất là nhiều và chắc
chắn sẽ tác động đến hệ sinh
thái biển.
“Khẳng định luôn là sẽ tác
động tới hệ sinh thái. Khi đổ
như vậy thì chúng ta cứ nghĩ
là đổ xuống thì nó nằm ở đấy
nhưng thật ra nó không nằm
ở đấy hết đâu, nó có các dòng
chảy cực lớn nên sẽ cuốn đi.
Phải xem dưới vùng biển đó
có san hô hay không, vì sợ
nhất là ảnh hưởng san hô. Khi
đổ như vậy thì san hô không
chịu được bùn, khi nước đục
quá thì tảo cộng sinh của san
hô chết và làm cho toàn bộ
thảm san hô chết” - bà Phương
cho hay.
Bà Phương phân tích thêm
khả năng lớn là vùng biển dự
kiến nhận chìm đủ sâu để
không có san hô sống. Tuy
nhiên, lo ngại nhất là các dòng
chảy sẽ cuốn vật chất đi khắp
nơi. Nhất là trầm tích, nếu là
trầm tích nặng sẽ lắng lại, còn
trầm tích hạt mịn sẽ bị cuốn
đi tung tóe.
“Nói là vùng biển 100 ha
chứ thật ra nó sẽ cuốn đi xa
lắm. Trầm tích ở nơi nạo vét
khả năng là trầm tích hạt mịn
chứ không phải trầm tích
hạt thô. Hạt mịn nghĩa là nó
nhẹ, bị cuốn đi được, hạt thô
là lắng tại chỗ và di chuyển
chậm. Trong khoảng thời
gian vài năm liền nó sẽ cuốn
đi tung tóe khắp nơi và cuốn
theo mùa, vì dòng chảy đổi
theo mùa. Dòng chảy cuốn
đến đâu thì san hô sẽ chết
đến đó. Tảo cộng sinh của
san hô cần có ánh sáng, hệ
sinh thái san hô cực kỳ quan
trọng. Còn hệ sinh thái đáy sẽ
tạm thời bị hủy diệt một thời
gian, sau đó sẽ hồi phục” - bà
Phương cho hay.
Bà Phương cho biết thêm
đứng trên phương diện quản
lý thì bất cứ dự án nào cũng sẽ
có tác động đến môi trường.
Nếu cân nhắc sự tác động
môi trường nhỏ hơn khả năng
phát triển kinh tế thì không
sao, tức là đáng để đánh đổi.
“Còn nói không tác động là
không đúng. Tác động ở biển
rất khó kiểm soát. Nếu các hệ
sinh thái khác có thể phục hồi
theo thời gian thì san hô lại
không, chết là chết luôn” - bà
Phương khẳng định.•
Các chuyên
gia cho rằng
khi đánh giá
ĐTMphải
xác định
vùng biển
nào là an
toàn, ít thiệt
hại đối với
môi trường
nhất.
Ảnh: LÊ PHI
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook