076-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu9-4-2021
Ngày 8-4, TAND Cấp cao tại TP.HCM
đã xử phúc thẩm, bác kháng nghị, kháng
cáo, tuyên y án 10 năm tù đối với Đinh
Công Đức (sinh năm 1964, làm nghề chạy
xe ôm) về tội giết người.
Trước đó, VKSND TP.HCM truy tố Đức
về tội giết người mang tính côn đồ (khoản
1 Điều 123 BLHS) và đề nghị phạt bị cáo
18-20 năm tù. Tuy nhiên, TAND TP.HCM
xử bị cáo theo khoản 2 Điều 123 BLHS và
tuyên phạt như trên.
Sau đó VKS kháng nghị vì không đồng
tình với nhận định hành vi của Đức không
có tính côn đồ và áp dụng tình tiết giảm
nhẹ người phạm tội bị kích động về mặt
tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn
nhân để xét xử của tòa sơ thẩm. Bị cáo có
kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Hồ sơ thể hiện Đức và anh Đinh Công Thành là anh em
ruột. Đức sinh sống tại nhà là tài sản của cha mẹ đã mất để
lại tại đường Thống Nhất (phường 16,
quận Gò Vấp). Tối 15-8-2019, ông Thành
đến căn nhà trên thắp nhang cho cha
mẹ nhưng không mở cửa được do Đức
đã thay đổi ổ khóa. Từ chuyện này ông
Thành bực tức và nảy sinh mâu thuẫn với
Đức.
Ông Thành dùng tay đẩy Đức vào trong
nhà, sau đó đấm vào vùng mặt khoảng
bốn cái. Bị cáo Đức lùi tránh va trúng bàn
kính làm vỡ mặt kính và bộ ấm trà. Đức
ngã đè lên mặt ông Thành thì bị anh cắn
một cái vào nách trái. Đức chạy về phía
cầu thang, ông Thành đuổi theo và vào
khu vực bếp lấy một con dao.
Thấy vậy, Đức chạy lên lầu lấy một con
dao khác. Khi Đức đi xuống, ông Thành
cầm con dao chém về phía Đức hướng từ
trên xuống dưới. Đức dùng tay phải đỡ, hất tay ông Thành ra
và tay trái đang cầm dao đâm thẳng về phía trước trúng vào
ngực anh trai. Sau đó, Đức cầm hai con dao rồi bỏ chạy ra
đầu hẻm gặp hàng xóm cho biết sự việc và nhờ đưa đi anh
trai đi cấp cứu.
Phần Đức qua nhà chị ruột gần đó kể lại sự việc, để lại một
con dao rồi đi về khu vực quận 12. Đến tối cùng ngày, công
an bắt giữ được Đức tại bãi đất trống, thu giữ con dao còn lại.
VKS cho rằng hành vi của Đức là mang tính côn đồ bởi
chỉ xuất phát từ mâu thuẫn giữa đôi bên nhỏ nhặt nhưng bị
cáo đã thực hiện hành vi tước đoạt mạng sống của bị hại.
Trong khi theo tòa, mâu thuẫn theo xác nhận của bị cáo
là không lớn nhưng bị hại cũng muốn giải quyết mâu thuẫn
bằng bạo lực đối với bị cáo. Khi thấy bị hại dùng dao uy
hiếp, bị cáo mới lấy dao ra tấn công lại.
Sau khi đâm bị hại một nhát thấy máu chảy, Đức đã ngay
lập tức dừng hành vi và cầu cứu hàng xóm nhằm đưa bị hại
đi cấp cứu. Việc truy tố bị cáo giết người với tình tiết định tội
có tính chất côn đồ là chưa chính xác.
Bị cáo thành khẩn và đã đề nghị người thân bán tài sản để
khắc phục hậu quả, thể hiện ăn năn hối cải...
HOÀNGYẾN
Viện, tòa“chỏi”nhauvề tình tiết phạmtội có tính chất cônđồ
VKS kháng nghị cho rằng hành vi của Đức là côn đồ vì chỉ xuất phát từmâu thuẫn nhỏmà tước đoạt mạng sống của nạn nhân nhưng tòa không đồng tình.
Bị cáo Trịnh Sướng
(giữa)
và đồng phạmtại tòa. Ảnh: HT
Trịnh Sướng bị cáo buộc chủmưu sản xuất hơn
137 triệu lít xăng giả và đã bán ra thị trường hơn
133,4 triệu lít, thu lợi bất chính hơn 102 tỉ đồng.
“Trùm” xăng giả
Trịnh Sướng
hầu tòa
HUY TRƯỜNG
N
gày 8-4, TAND tỉnh Đắk
Nông đã mở phiên xét xử
“ông trùm” xăng giả Trịnh
Sướng (55 tuổi, giám đốc Công ty
TNHH Mỹ Hưng, tỉnh Sóc Trăng)
cùng 38 đồng phạm về tội sản xuất,
buôn bán hàng giả. Theo dự kiến,
phiên tòa sẽ diễn ra trong thời gian
20 ngày.
Vụ xăng giả lớn
Cơ quan tiến hành tố tụng cho
biết đây là vụ án sản xuất, buôn
bán số lượng xăng giả lớn diễn ra
trên phạm vi toàn quốc và được dư
luận hết sức quan tâm.
Vụ án cũng có sự tham gia của
hàng chục luật sư và nhiều người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Do số lượng người tham dự đông
nên phía sân tòa ngoài phòng xử
án TAND tỉnh có bố trí nhiều ghế
ngồi dành cho những người đến
theo dõi phiên tòa.
Hơn 8 giờ, các bị cáo được cảnh
sát tư pháp dẫn giải vào phòng xét
xử, bị cáo Trịnh Sướng tỏ ra bình
tĩnh khi bước vào tòa.
Trong phiên xử có hai bị cáo (tại
ngoại) xin được xét xử vắng mặt là
Lê Châu Phước Hưng và Lê Ngọc
Trí. Ngoài ra, hai luật sư bào chữa
cho các bị cáo có đơn xin vắng mặt.
HĐXX xét thấy những người này
vắng mặt không ảnh hưởng đến
phiên tòa do đã có lời khai đầy đủ
Do số lượng người
tham dự đông nên phía
sân trước phòng xử án
TAND tỉnh có bố trí
nhiều ghế ngồi dành cho
những người đến theo
dõi phiên xử.
Nhiều người liên quan đến từ các tỉnh
Từ sáng sớm, rất đông các phương tiện giao thông biển số ở Cần Thơ,
Sóc Trăng, TPHCM… đã đậu kín đường Lê Duẩn, TP Gia Nghĩa, quanh khu
vực trụ sởTAND tỉnh. Đây là xe của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, nhân chứng trong vụ án và người nhà của các bị cáo.
Những người được triệu tập tham dự phiên tòa phải thực hiện việc khai
báo y tế và được đo thân nhiệt để phòng, chống dịch COVID-19. Hàng chục
cán bộ công an được bố trí túc trực để kiểm tra căn cước và các giấy tờ liên
quan của những người tham dự phiên tòa.
nên phiên tòa tiếp tục. Luật sư bào
chữa cho các bị cáo cũng đề nghị
tòa triệu tập một số điều tra viên
đến tòa để làm rõ một số số liệu.
Sau phần thủ tục, đại diệnVKSND
tỉnh Đắk Nông công bố cáo trạng
dài 80 trang về việc truy tố 39 bị
cáo đối với tội danh nêu trên.
Theo đó, các bị cáo bị cáo buộc đã
pha chế, bán ra thị trường 167 triệu
lít xăng giả, thu lợi bất chính hơn
136 tỉ đồng. RiêngTrịnh Sướng được
xác định cầm đầu tổ chức sản xuất
hơn 137 triệu lít xăng giả các loại,
thu lợi bất chính hơn 102 tỉ đồng.
Trịnh Sướng là chủ mưu
Trước đó, ngày 12-1, TAND tỉnh
Đắk Nông từng đưa ra xét xử sơ
thẩm vụ án này. Tuy nhiên, do có
ba bị cáo vắng mặt, một trong số
đó là bị cáo Lê Châu Phước Hưng
(37 tuổi, trú phường ThạnhMỹ Lợi,
quận 2, TP.HCM) được gia đình
gửi đến tòa một giấy chứng nhận
bị bệnh tâm thần.
Do đó, luật sư và đại diện VKS
đề nghị HĐXX cho hoãn phiên tòa
để làm rõ giấy chứng nhận bị bệnh
tâm thần của bị cáo Hưng. Đề nghị
này được HĐXX chấp nhận. Đến
nay, cơ quan chuyên môn đã có kết
quả giám định tình hình bệnh tình
của bị Hưng. Theo đó, bị cáo này bị
hạn chế về năng lực, hành vi nhưng
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
HĐXX sẽ xem xét đây là tình tiết
giảm nhẹ cho bị cáo.
Tại tòa, đại diệnVKS công bố cáo
trạng thể hiện ngày 22-1-2019, Cơ
quan CSĐTCông an tỉnh Đắk Nông
phát hiện, bắt quả tang hai nhóm đối
tượng có hành vi bán dungmôi công
nghiệp cho các cửa hàng, đại lý bán
lẻ xăng dầu tại tỉnh Đắk Nông pha
trộn với xăng để bán ra thị trường
do Hồ Thị Nhẫn và Nguyễn Văn
Hướng cầm đầu.
Quá trình điều tra xác định nguồn
dungmôi là Nhẫnmua của vợ chồng
NguyễnThị KimLoan, HoàngThụy
Minh Việt ở Đồng Nai. Hướng,
Loan, Việt mua dung môi của Công
ty TNHH Phạm Sơn ở Cần Thơ do
Nguyễn Thị Thu Hòa quản lý, điều
hành. Hòa còn bán dung môi cho
nhiều tổ chức, cá nhân khác, trong
đó cóNguyễnNgọcQuanởTP.HCM
và nhiều cá nhân khác.
Qua điều tra phát hiện Công ty
Phạm Sơn của Hòa mua dung môi
từ Công ty cổ phần Dầu khí Bình
Minh (gọi tắt là Công ty Bình
Minh) do Lưu Văn Nguyện điều
hành. Ngoài việc bán dung môi
cho Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyện
còn bán dung môi cho Trịnh Sướng
và Đinh Chí Dũng, ngụ TP.HCM.
Trong các ngày 28, 29, 30-5-2019,
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk
Nông đã phối hợp với các đơn vị
nghiệp vụ của Bộ Công an đồng
thời bắt quả tang và khám xét khẩn
cấp cơ sở của các bị cáo Đinh Chí
Dũng, Nguyễn Ngọc Quan và
Trịnh Sướng khi đang thực hiện
hành vi sản xuất, buôn bán xăng
giả tại TP.HCM, Cần Thơ, tỉnh Sóc
Trăng và Hậu Giang.
Chứng cứ cho thấy từ đầu 2017
đến tháng 5-2019, Trịnh Sướng đã
thông qua Mai Trung Hậu, nhà
phân phối Thành Long, Công ty
TNHH Tấn Phúc (Chi nhánh Vĩnh
Long) và cửa hàng sơn Gia Hưng
Phát mua dung môi với tổng số
tiền hơn 2.000 tỉ đồng.
Trịnh Sướng đã tổ chức pha
chế, sản xuất ra hơn 137 triệu
lít xăng giả, tương đương với số
lượng hàng thật trị giá hơn 2.400
tỉ đồng. Trịnh Sướng đã bán ra thị
trường hơn 133 triệu lít xăng giả,
thu lợi bất chính với tổng số tiền
hơn 102 tỉ đồng.
Hôm nay phiên tòa tiếp tục với
phần xét hỏi.•
Bị cáoĐức tại tòa. Ảnh: H.YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook